Tiền thưởng... chết đói từ World Cup

Kinh Thi
Từ 09:21 ngày 04-06-2018
Cứ ngoan, sẽ có thưởng. Nỗ lực của một ngôi sao đã dốc sức quyết chiến để đem vinh quang World Cup về cho đội mình có thể sẽ được đền bù bằng... một tuần lương. Dĩ nhiên, mỗi đội hoặc mỗi cầu thủ cụ thể sẽ khác, nhưng đại khái chỉ là như thế. Không phải 1 tuần thì là 2 tuần…
Tổng quỹ tiền thưởng của FIFA cho 32 đội dự VCK World Cup 2018 là 400 triệu USD. Nhà vô địch có 38 triệu. Đội về nước ngay sau vòng bảng có 9,5 triệu. Chi phí dự giải cho các đội cũng đã được tính vào quỹ này. Các đội làm gì với số tiền ấy? Nếu vô địch, Brazil sẽ thưởng cho mỗi cầu thủ khoảng 1 triệu USD. Cộng thêm tiền thưởng cho ban huấn luyện, cho các bộ phận phụ việc trong nước, chi phí để dự giải, coi như... huề vốn.

Thành tích thấp hơn thì mức thưởng thấp hơn, nhưng tiền thưởng nhận từ FIFA cũng sẽ thấp hơn. Vẫn vậy. Neymar hiện có mức lương 43 triệu USD/năm, tức khoảng 827.000 USD/tuần ở PSG. Anh sẽ được thưởng số tiền tương đương.... bao nhiêu ngày lương, khi trở về từ World Cup 2018? 

Ai cũng biết, vinh quang tại World Cup mới là điều quan trọng nhất. Tiền quảng cáo, tài trợ sẽ tự tìm đến những ai có vinh quang ấy. Vâng, nhưng quá mơ hồ. Cựu danh thủ Jaap Stam của đội tuyển Hà Lan từng nói: “World Cup là những tuần lễ giam mình trong khách sạn. TV nói toàn thứ tiếng lạ. Tôi cạch. Một lần là quá đủ rồi”.

Không phải ai cũng như Stam. Nhưng, ở một mức độ nào đó, câu nói của Stam có tính đại diện không thấp, cho một bộ phận cầu thủ chắc là không nhỏ. Stam không nghĩ đến khả năng vô địch World Cup, không thấy có “nguồn lợi” cụ thể nào và rõ ràng nào, và cũng không thấy mức thưởng tương đương 1-2 tuần lương là hấp dẫn. Anh hy sinh kỳ nghỉ hè tuyệt vời để dự World Cup làm gì? Hay là, người ta đi dự World Cup để... làm kinh tế?


Hầu như năm nào cũng vậy. Sẽ có một đội châu Phi được kỳ vọng. Hóa ra, đội ấy cũng bất ngờ, nhưng theo chiều hướng ngược lại. Họ chơi bóng một cách tồi tệ và chia tay World Cup trong sự bẽ bàng. Rồi báo chí tiết lộ: thì ra đội châu Phi ấy tranh cãi nội bộ về chuyện tiền thưởng, rồi tự tan rã. Kịch bản tuy quen thuộc nhưng không lỗi thời ấy đã xuất hiện không biết bao nhiêu lần. Câu chuyện nói lên thực tế: tiền bạc mới là điều quan trọng, ngay trước mắt. Còn những cái lợi “mơ hồ”, như sức hút quảng cáo, hãy khoan bàn đến!

Các tay trùm mua độ làm sao không biết cái thực tế ấy. Cứ cho rằng bộ phận cầu thủ quá “ham tiền” chỉ là thiểu số kiểu “con sâu làm rầu nồi canh” đi, nghĩa là tóm lại cũng có? Những cầu thủ ấy sẽ không bỏ qua “đề nghị khiếm nhã” nếu giới mua độ tiếp xúc được với họ? Bán độ, hay dàn xếp tỷ số theo một cách nói khác, thì ngay tại những nền bóng đá hùng mạnh và văn minh nhất thế giới như Anh, Pháp, Đức, Italia cũng đã có rồi. 

World Cup là gì mà có thể miễn nhiễm? FIFA - cái tổ chức mà người ta sẽ chiếm được ghế chủ tịch nếu được các nước châu Phi, châu Á hậu thuẫn - chắc chắn phải biết rất rõ điều này. Biết, nhưng hãy nhìn cái cách mà họ đối xử với World Cup, qua quỹ tiền thưởng đã công bố. Và hãy nhìn vào những con số choáng ngợp về tiền truyền hình, tài trợ, quảng cáo. Chuyện tiền bạc thế là không ổn, FIFA ạ! Chẳng trách World Cup không miễn nhiễm được với bóng ma dàn xếp tỷ số.
Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x