Rất bất ngờ, HLV Graechen đã thay đổi 5 vị trí trong đội hình chính thức so với trận ra quân. Ngay cả tiền vệ đẳng cấp như Xuân Trường cũng không được sử dụng. Với cách bố trí 6 cầu thủ ở vòng cung giữa sân, U19 Việt Nam giành quyền điều tiết khu vực giữa sân nhờ sự vượt trội về quân số. Mặt khác, với mật độ dày đặc bủa vây ở khu vực giữa sân, những pha triển khai tấn công trung lộ của U19 Nhật Bản bị bẻ gãy ngay từ trong trứng nước và ngòi nổ Takumi Minamino, người từng lập siêu phẩm vào lưới M.U, trở nên cô độc cả trận.
Với sơ đồ 4-6-0, U19 Việt Nam rất linh hoạt luân chuyển đội hình. Khi tấn công, công thức đó có thể biến thể thành 4-3-3 còn khi phòng ngự, đội hình sẽ chuyển thành 4-1-4-1 hoặc 4-5-1. Đặc biệt, trong những tình huống phản công, bất cứ cầu thủ nào nhô lên cao nhất đều trở thành tiền đạo cắm. Như ở phút 20, Công Phượng chủ động lùi sâu rồi bất giờ chọc khe để Thanh Tùng băng lên đối mặt thủ môn đối phương.
Cách bố trí 6 tiền vệ cũng giúp U19 Việt Nam tránh bị đối thủ phá sức bởi mỗi vị trí đều “gánh” cho nhau. Pha gỡ hòa 1-1 của Thanh Tùng cũng cho thấy, hệ thống phòng ngự của U19 Nhật Bản đã không đủ thể lực để theo kịp pha phản công ấy. Chính HLV Masakazu cũng thừa nhận rằng, U19 Nhật Bản thật sự khó khăn trước hàng phòng ngự được tổ chức tốt trên nền tảng của lối chơi phòng ngự phản công mà vẫn tiềm ẩn bất ngờ từ những pha phản công.
U19 Nhật Bản đã thắng xứng đáng, U19 Việt Nam đã thất bại. Nhưng sơ đồ 4-6-0 của U19 Việt Nam cũng xứng đáng được đánh giá cao và là lời gợi ý cho những trận đấu với đối thủ mạnh trong tương lai.
VIDEO: U19 Việt Nam 1-3 U19 Nhật Bản
NỘI DUNG SẼ XUẤT HIỆN TẠI ĐÂY Độ cao sẽ thay đổi tùy theo nội dung đã xuất bản |