
Cổ động viên Arsenal quanh sân vận động Highbury trong trận derby cuổi cùng với Tottenham ở sân này tháng 3/2006. Đây là sân nhà của Arsenal kể từ năm 1913, nằm ở phía Bắc London và có sức chứa 38.419 chỗ ngồi.

Sau khi đóng cửa sân Highbury, Arsenal đã tổ chức một cuộc đấu giá để bán đi các phần của sân vận động. Số tiền đó được dùng để xây một khu căn hộ với cái tên "Highbury Square". Chia tay Highbury, Arsenal chuyển đến sân mới Emirates.

Một thời kỳ dài trong lịch sử, Maine Road là sân bóng có kích thước mặt sân lớn nhất ở Anh. Tồn tại từ năm 1923-2003, Maine Road luôn được nhớ đến là một sân vận động huyền thoại của bóng đá Anh.

Việc phá dỡ sân vận động bắt đầu vào cuối năm 2003 và kéo dài khoảng 10 tháng. Cùng với đó là việc đội bóng chuyển sang thi đấu ở sân City of Manchester (sau đổi tên thành sân Etihad).
3. The Dell (Southampton, 1898-2001)

The Dell là sân nhà của Southampton từ năm 1898. Đến năm 1950, The Dell là sân vận động đầu tiên của nước Anh được lắp đặt hệ thống chiếu sáng nhằm phục vụ cho các trận đấu diễn ra buổi tối.

Vào mùa giải 1993/94, với sức chứa chỉ 15.000 chỗ ngồi, The Dell là sân vận động nhỏ nhất ở nước Anh.

The Dell bị phá hủy vào năm 2001. CLB Southampton chuyển đến thi đấu ở sân St Mary's. Trên nền đất của sân vận động cũ, người ta xây dựng một khu chung cư.

Trận đấu cuối cùng của Leicester trên sân Filbert Street năm 2002 diễn ra dưới sự cổ vũ của hơn 22.000 khán giả.

Tiếp nối những thành công của CLB dưới thời HLV Martin O'Neill cuối những năm 1990, một sân vận động mới đã được xây dựng để phục vụ khán giả tốt hơn.

Sân Filbert Street bị phá dỡ vào năm 2003. Một số phần đất được dùng để xây dựng Filbert Village cho sinh viên đại học De Montfort và đại học Leicester nội trú, trong khi phần đất còn lại bị bỏ hoang.
5. Roker Park (Sunderland, 1897-1997)

Từ năm 1897 đến năm 1997, Roker Park là sân nhà của CLB Sunderland. Sân này cũng tổ chức 4 trận đấu thuộc World Cup 1966 diễn ra trên đất Anh.

Trước khi bị phá hủy, sân Roker Park có sức chứa 22.500 chỗ ngồi.

Một khu dân cư đã mọc lên trên nền đất của sân vận động cũ. Giờ sân nhà của Sunderland là the Stadium of Light, nghĩa là Ánh sáng.
6. Victoria Ground (Stoke City, 1878-1997)

Nơi đây là sân nhà của Stoke City trong hơn 100 năm.

Khu đất của sân vận động cũ vẫn bị bỏ hoang 15 năm nay, từ khi Stoke City dùng sân Britania làm sân nhà.

The Den, hay còn được biết đến với tên The Old Den, được mở cửa năm 1910 và là sân nhà của Millwall trong vòng 83 năm.

Đội bóng phía nam London đã chuyển đến sân New Den. Phía trên là hình ảnh một tấm bảng được dựng lên để đánh dấu cổng của sân vận động cũ.
8. Vetch Field (Swansea City, 1912-2005)

Sân cũ của Swansea City được đặt tên là Vetch Field, theo tên một loại cây mọc xung quanh sân vận động ở thời điểm nó mở cửa năm 1912.

Khu đất của sân vận động sau khi bị phá bỏ được dùng để xây dựng các công trình phục vụ cộng đồng.
9. Elm Park (Reading, 1896-1998)

Trận đấu đầu tiên trên sân Elm Park diễn ra năm 1896. Sân được xây dựng trên khu đất toàn những hố sỏi.

Năm 1998, Reading chuyển đến sân Madejski. CLB này hiện đang chơi ở giải hạng Nhất Anh.
10. Plough Lane (Wimbledon, 1912-1991)

Hình ảnh một trận đấu diễn ra trên sân Plough Lane của Wimbledon năm 1987. Trận đấu đầu tiên trên sân Plough Lane là cuộc đón tiếp Carshalton Athletic năm 1912.

Sân bị phá hủy vào năm 1998 và sau đó bán cho công ty Safeway. Khu đất của sân cũ được phát triển thành khu căn hộ cao cấp, đặt tên là Reynolds Gate, theo tên của cầu thủ cũ Eddie Reynolds. Sân nhà của Wimbledon giờ là sân Kingsmeadow.
11. Millmoor (Rotherham United, 1907-2008)

Millmoor với sức chứa nhỏ bé 8.300 được xây dựng trên khu đất của một nhà máy bột cũ. Nó là sân nhà của Rotherham United từ năm 1907 đến năm 2008.

Rotherham United phải chuyển khỏi sân Millmoor năm 2008 do tranh cãi về quyền sở hữu. CLB sau đó buộc phải lấy sân Don Valley ở Sheffield làm sân nhà.
12. GoldStone Ground (Brighton, 1902-1997)

Sân vận động cũ của CLB Brighton, GoldStone Ground được tổ chức các trận đấu ở Thế vận hội 1948. David Beckham cũng có trận thi đấu đầu tiên cho M.U trên sân này năm 1992.

Khu đất sau khi sân GoldStone Ground bị phá hủy đã được bán cho một công ty bất động sản. Giờ đây nó là một dãy các nhà kho và các cửa hàng bán lẻ.
13. Burnden Park (Bolton Wanderers, 1895-1997)

Bolton Wanderers chơi trên sân nhà Burnden Park trong hơn 100 năm. Sân đã chứng kiến một thảm họa của bóng đá Anh, khi 33 CĐV bị dẫm chết và 400 người khác bị thương trong một trận đấu ở cúp FA năm 1946.

Sân vận động giờ đây trở thành một siêu thị.
14. Ayresome Park (Middlesbrough, 1903-1995)

Ayresome Park là nơi tổ chức các trận đấu sân nhà của Middlesbrough từ 1903-1995 và 3 trận đấu ở World Cup 1966.

Middlesbrough giờ đã chuyển đến thi đấu ở sân Riverside, trong khi sân cũ bị phá hủy năm 1997 để xây dựng một khu dân cư.