Anderson giải nghệ ở tuổi 31: Cậu bé vàng nay đã hóa... thùng rác vàng

Cẩm Chi
08:32 ngày 29-09-2019
12 năm trước, Anderson gia nhập M.U với kỳ vọng gánh vác hàng công thay Paul Scholes. Nhưng sau khi Scholes giải nghệ, Anderson chẳng thể nào giành nổi suất đá chính. Anh trở thành nỗi thất vọng to lớn trong thế hệ cầu thủ tài năng cuối cùng được Sir Alex xây dựng.
Anderson giải nghệ ở tuổi 31: Cậu bé vàng nay đã hóa... thùng rác vàng
Tuổi trẻ tài cao
Tháng 11/2005, trong một đêm mưa nặng hạt ở Recife (Brazil), cậu nhóc 17 tuổi Anderson lần đầu gây ấn tượng trước những tuyển trạch viên.

Trong màu áo Gremio, Anderson ghi bàn quyết định vào lưới Nautico giúp đội nhà trở lại hạng đấu cao nhất Brazil. Những gì Anderson thể hiện hôm đó chỉ có thể nhận định bằng hai chữ “phi thường”. Khi anh ghi bàn, Gremio chỉ còn 8 cầu thủ sức cùng lực kiệt thi đấu trên sân. Chẳng ai nghĩ họ có thể giành chiến thắng với một đội hình kiệt quệ như thế, ngoài Anderson.

“Đó là trận đấu hay nhất tôi từng tham gia. Ban đầu cả đội nghĩ mọi thứ đã chấm dứt. Chúng tôi bị thổi một quả phạt đền, nhưng thủ môn đã cứu được. Anh ấy phất bóng phản công, toàn đội dồn bóng cho tôi. Hậu vệ đội bạn phạm lỗi ngay trước vòng cấm. Trong thời khắc quyết định, mọi người trao bóng để tôi đá phạt và nói “cậu chắc chắn thành công”. Tôi sút bóng vòng qua đầu 2 hậu vệ đối phương, đưa bóng cắm thẳng vào khung thành. Sự nghiệp của tôi từ đó rẽ sang một hướng khác”, Anderson hồi tưởng trong một bài phỏng vấn trên ESPN.

Thực tế bấy giờ, Anderson đã ký hợp đồng sơ bộ với Porto gần nửa năm. Theo lời tư vấn của “siêu cò” Jorge Mendes, đội bóng Bồ Đào Nha chấp nhận để Anderson ở lại Brazil thi đấu giúp Gremio thăng hạng. Hai tháng sau bàn thắng khó quên đó, Anderson đầu quân cho Porto với giá 7 triệu euro. 

Từng được Sir Alex kỳ vọng sẽ thay thế Paul Scholes, nhưng Anderson đã không vượt qua được giới hạn bản thân
Từng được Sir Alex kỳ vọng sẽ thay thế Paul Scholes, nhưng Anderson đã không vượt qua được giới hạn bản thân

Lập nghiệp ở châu Âu ở tuổi 17 có thể quá sớm với nhiều cầu thủ, nhưng Anderson thậm chí đã sẵn sàng trước đó nhiều năm. Cuộc sống khắc nghiệt ở quê nhà khiến anh già dặn hơn rất nhiều so với bạn bè đồng trang lứa.

Năm 13 tuổi, Anderson chứng kiến cha qua đời vì sốc thuốc. Xung quanh anh, vô vàn bạn bè và người thân cũng sớm ra đi bởi ma túy. Vì thế, Anderson thuở trẻ chưa bao giờ sử dụng chất gây nghiện. Anh biết rõ chỉ cần dùng một lần thôi, cuộc đời mình sẽ lún sâu vào con đường tội lỗi. Từ con nghiện trở thành kẻ buôn thuốc phiện là quá trình diễn ra rất nhanh. Bóng đá, do vậy, trở thành con đường thoát ly duy nhất.

Rốt cuộc, Anderson cũng chỉ ở lại Porto đúng 18 tháng. Trong một lần đến Bồ Đào Nha xem giò cầu thủ, Martin Ferguson, giám đốc bộ phận tuyển trạch của M.U gọi cho anh trai: “Alex này, em vừa tìm thấy một cầu thủ không thể tin nổi. Từ khả năng chuyền bóng, sút bóng, tốc độ, sức mạnh đều tuyệt vời. Ngay cả Wayne Rooney ở tuổi cậu ấy cũng không nổi bật như thế đâu”. Nghe những đánh giá đó, Sir Alex không ngần ngại chi 30 triệu euro đưa Anderson về Old Trafford.

“Anderson dĩ nhiên là một cầu thủ cực kỳ xuất sắc nên chúng tôi mới mua về. Cậu bé này chắc chắn có tài năng đặc biệt, sẽ nở rộ trong tương lai”, Sir Alex hết lời khen ngợi Anderson trong ngày ra mắt. Mùa giải đầu tiên của anh cũng không tệ chút nào. Anderson chơi 38 trận ở mọi đấu trường, bao gồm cả trận chung kết Champions League. Anh chính là một trong những cầu thủ bước lên chấm đá phạt đền giúp M.U vượt qua Chelsea ở Moscow. Nhưng khoảng thời gian còn lại thực sự đáng quên.

Tình thương phản tác dụng
Cuối năm 2008, Anderson nhận giải thưởng Golden Boy danh giá. Phía trước Anderson là tương lai xán lạn. Anh có tài năng, có hoài bão, có khát vọng và được Sir Alex hết mực tin tưởng. Đấy là bệ phóng cực kỳ quan trọng và thuận lợi cho Anderson. Có một câu chuyện thế này vẫn được nhắc lại mãi, là khi mọi người chê Anderson lười học tiếng Anh giao tiếp, Sir Alex bảo học giỏi mấy thì cũng không nghe nổi giọng Scotland của ông đâu.
Anderson vốn là tiền vệ tấn công được đào tạo chơi ngay phía sau tiền đạo, nhưng ở M.U lại không có vị trí đó. Vì thế, Anderson học làm tiền vệ con thoi, chơi như một máy quét bên cạnh Carrick. Nhiều trận đấu anh nén đau để vào sân vì biết Sir Alex cần mình. Giống một cậu bé mồ côi cha khác là Ronaldo, Anderson coi Sir Alex như người cha thứ hai.

“Ông ấy chính là Chúa Trời bóng đá. Không chỉ có tôi, mọi cầu thủ khác cũng đều được ông quan tâm, chăm sóc chu đáo. Sir Alex không bao giờ áp đặt cầu thủ phải chơi bóng cứng nhắc, ông luôn cho chúng tôi có cơ hội thể hiện phong cách của mình. Tôi chẳng biết cảm ơn bao nhiêu cho đủ với những gì ông đã làm cho tôi nữa. Ở tuổi 18, tôi được tin tưởng ở những trận cầu quan trọng nhất”, Anderson khẳng định.


Ngày Sir Alex giải nghệ, Anderson đi qua 6 mùa giải ở M.U. Anh chỉ ra sân 100 trận ở Premier League do chấn thương liên miên nhưng chưa từng bị trách mắng. Và có lẽ, sự nuông chiều vô lối và niềm tin mù quáng của Sir Alex đã giết chết Anderson. Anh chưa bao giờ cố gắng vượt qua giới hạn bản thân như Ronaldo để vươn đến đẳng cấp cao hơn.

Trong ngày David Moyes tiếp quản di sản Sir Alex để lại, Anderson nằm trong số cầu thủ chịu số phận hẩm hiu. Anh chỉ chơi 8 trận ở giai đoạn lượt đi mùa giải 2013/14 trước khi bị tống khứ sang Fiorentina theo dạng cho mượn. Moyes bị sa thải, Van Gaal đến, nhưng tình hình còn tệ hơn với Anderson. CLB thanh lý hợp đồng, buộc anh phải về Brazil thi đấu.

Ngót 10 năm xa quê, Anderson chẳng thể ngờ chuỗi ngày tiếp theo ở CLB mới Internacional là cơn ác mộng. Trận đầu tiên, anh đá hỏng phạt đền. Đến trận thứ hai, anh ngất xỉu sau 36 phút thi đấu vì không quen với không khí loãng ở Bolivia. Bốn trận sau, Anderson nhận thẻ đỏ. Đến hôm gặp lại đội bóng cũ Gremio, anh chơi nhạt nhòa đến mức bị thay ra ở hiệp 1. Hôm đó Internacional thua 0-5.

Năm 2017 kết thúc, Anderson rơi vào cảnh… thất nghiệp. Nửa năm sau, anh mới có thể tìm bến đỗ mới là Adana Demirspor, CLB ở giải hạng hai Thổ Nhĩ Kỳ. Họ trả cho Anderson mức lương lên tới 600.000 euro/mùa vì nghĩ anh vẫn còn khả năng cống hiến về mặt chuyên môn. Nhưng chỉ sau một năm, đội bóng này biết mình đã sai. Họ chấp nhận để anh dừng đá bóng và trở thành chuyên viên quan hệ quốc tế. Anderson giải nghệ, mang theo vô vàn tiếc nuối về một Cậu bé vàng không thể lớn.

Kỷ niệm với… Việt Nam
Năm 2008, Anderson cùng Pato, Ronaldinho... nằm trong đội hình ĐT Olympic Brazil đến đá giao hữu với ĐT Việt Nam. Anh thể hiện đẳng cấp thế giới vượt trội khi thường xuyên châm ngòi cho Pato - Ronaldinho dứt điểm. Trận đấu kết thúc với thắng lợi 2-0 nghiêng về Olympic Brazil. Ngoài ra, Anderson cũng từng hỗ trợ Lê Công Vinh trong giai đoạn tiền đạo này sang Bồ Đào Nha chữa trị chấn thương.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
  • Lee Chong Wei, nhà vua không vương miện Lee Chong Wei, nhà vua không vương miện

    Tháng 6 năm nay, Lee Chong Wei tuyên bố từ giã sự nghiệp thi đấu đỉnh cao. Trong 20 năm chơi cầu lông, anh chính là tay vợt để lại nhiều tiếc nuối nhất. Dù được coi là một trong những VĐV vĩ đại nhất lịch sử, cá nhân Lee chưa bao giờ giành được HCV Olympic, Asiad hay thậm chí là... SEA Games.

  • Cuộc sống như 'người tối cổ' của Stan Wawrinka Cuộc sống như 'người tối cổ' của Stan Wawrinka

    Là một trong những tay vợt hàng đầu thế giới, lại sở hữu khối tài sản đồ sộ nhưng Stan Wawrinka chưa từng nghĩ tới việc hưởng thụ. Anh thích cuộc sống của một người bình thường, thích hòa hợp cùng thiên nhiên thay vì chìm đắm trong công nghệ như hàng triệu người khác.

  • Martin Nguyễn, từ tuổi thơ êm đềm đến vinh quang trên sàn MMA Martin Nguyễn, từ tuổi thơ êm đềm đến vinh quang trên sàn MMA

    Ở tuổi 30, võ sĩ Australia gốc Việt Martin Nguyễn là người đầu tiên thâu tóm 2 đai vô địch MMA ở châu Á. Nhưng trái với nhiều ngôi sao võ thuật khác, Martin lại chọn lối sống bình lặng, ít tai tiếng sau ánh hào quang.

  • Michael Ballack: Một số người Đông Đức không ngại số 13 Michael Ballack: Một số người Đông Đức không ngại số 13

    Hôm nay (26/9), Michael Ballack đón sinh nhật thứ 43. Nhớ về Ballack, ngoài ấn tượng về một “vua về nhì” mà mọi người đã quá quen thuộc, có thể kể về một ngôi sao thể thao chuẩn mực Đông Đức và một người không biết sợ con số 13 là gì.

  • Joseph Schooling, kình ngư Singapore đánh bại Phelps Joseph Schooling, kình ngư Singapore đánh bại Phelps

    Cho đến giờ không ít người vẫn chưa hết sốc khi nhớ lại kỳ tích Joseph Schooling đánh bại thần tượng là huyền thoại Michael Phelps và giành HCV nội dung bơi bướm 100m tại Olympic 2016. Để có được kỳ tích lịch sử ấy, kình ngư người Singapore này và gia đình anh đã phải trải qua hành trình siêu nỗ lực.

  • Michael Phelps & duyên phận với làn nước Michael Phelps & duyên phận với làn nước

    Michael Phelps lớn lên với căn bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention deficit hyperactivity disorder). Có rất nhiều trường hợp căn bệnh này theo nạn nhân của nó đến tận khi trưởng thành. Nhưng cuộc đời của Phelps đã được cứu rỗi nhờ bơi lội.

  • Anthony Joshua, kẻ được nắm đấm cứu rỗi cuộc đời Anthony Joshua, kẻ được nắm đấm cứu rỗi cuộc đời

    Anthony Joshua, niềm tự hào của quyền Anh xứ sương mù, VĐV nằm trong Top 50 người giàu nhất làng thể thao thế giới, chủ nhân của rất nhiều danh hiệu lớn… Đó là Anthony Joshua mà chúng ta biết ngày hôm nay. Nhưng đào sâu quá khứ của Joshua, không ít người giật mình khi nhìn vào thế giới đầy tăm tối đó.

  • Roger Federer, sản phẩm kỳ diệu của cách mạng công nghiệp Roger Federer, sản phẩm kỳ diệu của cách mạng công nghiệp

    Những cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử không chỉ để lại vô vàn thành tựu khoa học vĩ đại. Chính những nhà máy, xí nghiệp mọc lên như nấm cuối thế kỷ 20 đã chứng kiến nhiều đôi uyên ương gặp nhau rồi nên duyên vợ chồng và sinh con đẻ cái, để lại cho nhân loại những tài năng kiệt xuất, như Roger Federer chẳng hạn.

  • Ký ức gian khổ & kinh hãi của Berbatov Ký ức gian khổ & kinh hãi của Berbatov

    Dimitar Berbatov vừa tuyên bố treo giày ở tuổi 38. Thời gian trôi qua thật mau, mới đó mà đã 20 năm kể từ ngày Berbatov bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp. Ngoài những kỷ niệm đáng nhớ cùng M.U, Tottenham, Leverkusen và ĐT Bulgaria, Berbatov hẳn còn không bao giờ quên những ký ức sóng gió đầu đời.

  • Ronnie O’Sullivan & mặt trái của sự hoàn hảo Ronnie O’Sullivan & mặt trái của sự hoàn hảo

    Trong lịch sử snooker, nội dung khó nhất của môn billiards, chẳng tay cơ nào có tầm ảnh hưởng lớn như O’Sullivan. Nhưng mang danh cơ thủ snooker vĩ đại nhất lịch sử không đồng nghĩa với hạnh phúc, và Sullivan là nạn nhân của sự vĩ đại của chính mình.

  • Pháo sáng có thể đốt rụi bóng đá Việt Nam Pháo sáng có thể đốt rụi bóng đá Việt Nam

    Pháo sáng có thể đốt rụi bóng đá Việt Nam

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x