Một đáp án cho nhiều bài toán
Kasparov quan niệm kỳ thủ cũng là con người bình thường, nhưng tố chất giúp họ khác biệt nằm ở khả năng đưa ra quyết định. Ông cho rằng dù là cờ vua hay bóng đá, từ thể thao đến kinh doanh, tất cả những thứ mang yếu tố cạnh tranh đều hơn thua nhau chỉ trong một khoảnh khắc. Lúc đó, yếu tố khiến một người thành công hay thất bại sẽ phụ thuộc vào khả năng ra quyết định của họ.
“Cách mọi người ra quyết định có muôn hình vạn trạng, không ai giống ai cả. Nó giống như hoa tay hay cấu trúc gene của từng người vậy. Có người giỏi bẩm sinh, nhưng cũng có người không có năng lực ấy. Dù vậy, ai cũng có thể tiến bộ. Quan trọng là phải biết quan sát, rút kinh nghiệm và tiếp thu. Không chỉ sau mỗi thất bại, ngay cả lúc khi chiến thắng cũng phải biết học tập để tiến bộ”, Kasparov chia sẻ trong bài phỏng vấn với tạp chí cờ vua thế giới.

Trong sự nghiệp thi đấu đỉnh cao, không phải lúc nào Kasparov cũng đạt được mục đích. Giống như bao người bình thường, ông từng thua rất nhiều ván cờ. Sau mỗi trận đấu, Kasparov lại tái hiện chúng theo trí nhớ để phân tích. Liệu có phải ông đã tính toán sai lầm ở một vài nước đi? Đối thủ sẽ thay đổi chiến thuật ra sao nếu Kasparov lái trận đấu theo hướng khác?
Với Kasparov, không có ván đấu nào là hoàn hảo và vì thế, ông luôn tìm cách đánh bại chính mình. Ông nghiệm ra việc nghiên cứu khả năng quyết định trên bàn cờ vua vẫn còn là dễ dàng. Nếu một kỳ thủ ra quyết định sai từ lúc nhập cuộc, vấn cờ vẫn chưa ngã ngũ. Ai cũng có thể sửa chữa sai lầm trên bàn cờ, nhưng trong cuộc sống thì không.
Với một kỳ thủ đã đạt tới đỉnh cao trình độ như Kasparov, liệu có cách nào giúp ông tiến bộ hơn ở khả năng ra quyết định? Đáp án là tìm một đối thủ xứng tầm với mình để so tài, qua đó đút rút kinh nghiệm sau mỗi trận đấu. Lửa thử vàng, gian nan thử thách và “ngọn lửa” giúp tôi luyện Kasparov là người đồng hương Anatoly Karpov. Họ đối đầu nhau hết lần này đến lần khác. Khi trình độ hai bên ngang ngửa nhau, việc phân định thắng thua chỉ phụ thuộc ai ra quyết định chính xác hơn.
Nóng nảy, bộp chộp cũng không sao
Khi nghĩ đến khả năng ra quyết định, chúng ta thường lầm tưởng những người điềm tĩnh sẽ đưa ra các lựa chọn tốt hơn những người có tính cách nóng nảy, bộp chộp. Trên thực tế, điều này không đúng. Khả năng ra quyết định của mỗi người là độc nhất, tương tự phong cách chơi tennis. Có những người như Nadal, chỉ thích đứng cuối sân. Số khác như Federer và Sampras, luôn thích lên lưới dứt điểm sớm.
Rõ ràng, Federer và Sampras thành công trong tennis chẳng kém gì Nadal cả, nên không thể nói những ai điềm tĩnh và có xu hướng phòng thủ sẽ thành công hơn. Cả hai tính cách nóng nảy và điềm tĩnh đều có thể đạt đến đẳng cấp siêu hạng. Chìa khóa đi đến thành công là mỗi người phải hiểu bản ngã của mình, hiểu mình có thể làm gì và không thể làm gì. Từ đó, họ sẽ vạch ra con đường của bản thân để đi đến thành công.

“Đến khi mỗi trận đấu bắt đầu, mọi thứ sẽ hoàn toàn không đi theo hướng bạn dự tính đâu. Dù bạn có chuẩn bị kỹ càng đến đâu thì việc tập luyện cũng chẳng giúp ích được mấy trong một trận đấu chính thức. Tập luyện đâu có áp lực khủng khiếp hay xuất hiện tình huống mạnh được yếu thua. Nhiều người rất giỏi nhưng không chịu nổi áp lực, vì thế trong mỗi trận đấu họ tự thua vì hành động chẳng giống chính họ chút nào”, Kasparov chia sẻ.
Với Kasparov, cách tốt nhất để rèn luyện kỹ năng ra quyết định là liên tục ném mình vào những cuộc đấu căng thẳng. Chỉ bằng cách đó, ông mới có thể quyết định chính xác, nhất là ở những thời điểm phân định thắng thua. Không bao giờ làm khác với bản thân mình, cũng như luôn lái cuộc chơi theo ý mình chính là cách giúp ông ngự trị ở đỉnh cao cờ vua thế giới.
“Con người phải làm chủ được máy móc” Trong sự nghiệp của mình, Kasparov từng 4 lần tham gia thi đấu với các máy tính đánh cờ do tập đoàn IBM phát triển. Kasparov thắng máy tính Deep Thought và Deep Blue vào các năm 1989 & 1996 nhưng tới năm 1997, ông đã thất bại. Kết quả đó cũng mở ra thời kỳ phát triển mới của công nghệ và tất cả đều thừa nhận, con người khó có thể đánh bại máy móc. Kasparov không phản đối nhận định này. Năm 2014, ông trả lời Business Insider rằng con người có sai số còn máy móc thì không bởi nó luôn làm việc theo lập trình có trước. “Nhưng con người tạo ra máy móc. Chúng ta phát minh ra công nghệ, không tìm cách ứng dụng vào công việc thì hà cớ gì phải sợ máy móc?”, Kasparov bình luận. Tự giải quyết rắc rối của bản thân Kasparov quan niệm khả năng ra quyết định của mỗi người sẽ tiến bộ nhanh hơn nếu tự tìm cách giải quyết vấn đề thay vì để người khác giúp đỡ. “Tôi từng nhờ vả nhiều người để họ giúp mình, nhưng rồi cuối cùng tôi lại làm mọi thứ một mình. Nếu không tự bản thân vượt qua khó khăn, chúng ta sẽ không thể chiến thắng chính mình”, ông nhận định. Thắng lợi lịch sử của Lê Quang Liêm ![]() Ngày 17/8/2017, tại giải vô địch cờ nhanh St.Loius ở Mỹ, Lê Quang Liêm có thắng lợi lịch sử trước Kasparov. Cụ thể, kỳ thủ cờ vua số 1 Việt Nam đánh bại huyền thoại người Nga tại nội dung cờ chớp. Quang Liêm giành chiến thắng ở nước cờ thứ 31, ván đầu thứ 5. Trước đó một ngày, Quang Liêm để thua Kasparov tại nội dung cờ nhanh. Học trò ưu tú của Kasparov ![]() Đại kiện tướng Magnus Carlsen, kỳ thủ cờ vua số 1 thế giới chính là học trò của Kasparov. Năm 2004 khi 13 tuổi, Carlsen đã thách đấu Kasparov ở nội dung cờ nhanh và xuất sắc cầm hòa ở ván đấu đầu tiên trước khi chịu thua ở hai ván kế tiếp. Tới năm 2009, Carlsen mời Kasparov về làm HLV giúp mình chinh phục đỉnh cao. Thú vị ở chỗ, hai người chưa từng gặp nhau ở một giải đấu chính thức. Vladimir Kramnik, đối trọng duy nhất ![]() Cho tới bây giờ, kỳ thủ người Nga Kramnik (sinh năm 1975) vẫn là người duy nhất có thể đánh bại Kasparov trong một trận chung kết thế giới, diễn ra tại giải VĐTG cờ vua năm 2000. Cách đó 8 năm khi Kramnik tới 16 tuổi, Kasparov đã yêu cầu liên đoàn cờ vua Nga điền tên Kramnik vào danh sách dự Olympiad 1992 do quá sửng sốt trước tài năng thiên bẩm của bậc đàn em. |