Dong Fangzhuo: Cánh chim lạc loài với bóng đá trời Âu

VIỆT HÀ
14:57 ngày 30-09-2019
Mười lăm năm trước, Dong Fangzhuo từng là cái tên gây sốt trên thế giới. Tiền đạo người Trung Quốc cập bến M.U trong niềm kỳ vọng của Sir Alex Ferguson. Nhưng rồi Dong tàn lụi rất nhanh khi sự nghiệp thậm chí chưa thành hình. Điều gì đã xảy ra với cầu thủ này?
Dong Fangzhuo cánh chim lạc loài với bóng đá trời Âu

Sụp đổ trong áp lực

Thế giới bóng đá không còn xa lạ với những câu chuyện về tài năng chưa nở đã tàn. Đa phần thất bại đến từ việc đầu hàng trước áp lực và kỳ vọng khổng lồ. Đối với Dong Fangzhuo, đó là gánh nặng khủng khiếp của một quốc gia tỷ dân bị ám ảnh bởi bóng đá.

Năm 2004, chàng trai 18 người Trung Quốc trở thành cầu thủ Đông Á đầu tiên khoác áo M.U. Nhờ Dong Fangzhuo, bóng đá Trung Quốc có tên trên bản đồ thế giới trước cả khi Super League ra đời. Dong được Sir Alex mang về dù mới chỉ đá 8 trận cho Dalian Shide. “Cậu ấy nhanh, mạnh và có thể chất phù hợp với bóng đá Anh”, chiến lược gia huyền thoại người Scotland nhận xét.

Đấy là thời điểm Premier League bắt đầu tiếp cận khán giả Trung Quốc qua truyền hình. Các đội bóng Anh sớm nhận thức việc mở rộng thị trường tại quốc gia tỷ dân thông qua việc chiêu mộ cầu thủ Trung Quốc. “Dong được mua vào thời điểm bóng đá Trung Quốc phát triển mạnh, nhưng cậu ta vẫn chưa phải một cầu thủ thành danh. Dong mới 18 tuổi và ra sân không nhiều. Tôi cảm giác M.U cần Dong chỉ để bán áo đấu”, Brandon Chemers, Tổng biên tập của tờ Wild East Football nhận xét.

Tới M.U (ảnh lớn) với rất nhiều kỳ vọng, nhưng Dong Fangzhuo (phải) không thể hiện được khả năng và lụi tàn rất nhanh
Tới M.U với rất nhiều kỳ vọng, nhưng Dong Fangzhuo (phải) không thể hiện được khả năng và lụi tàn rất nhanh

Điều đó không hoàn toàn đúng. Dong Fangzhuo gây ấn tượng với các HLV về thể chất và tố chất không thua kém cầu thủ châu Âu. “Dong là cầu thủ mạnh mẽ, rất mạnh mẽ. Chúng tôi rất ngạc nhiên vì một cầu thủ châu Á lại có sức vóc ấn tượng đến vậy”, cựu HLV trưởng đội U18 M.U, Paul McGuinness, nhớ lại. Nhưng Dong không có cơ hội thể hiện ở M.U vì thiếu giấy phép hành nghề. Anh bị đẩy sang Antwerp (Bỉ) dưới dạng cho mượn. Mùa giải 2005/06, Dong trở thành tay săn bàn số một của Antwerp ở giải hạng Nhì Bỉ với 18 bàn thắng.

Sir Alex luôn dõi theo tài năng trẻ mà ông đánh giá cao. Ông gửi hai chuyên gia sang Bỉ theo Dong để hỗ trợ chuyện ăn, ở. Hàng tháng Sir Alex đều qua Bỉ làm việc với Dong. Khi thấy Dong cứng cáp hơn, Sir Alex kéo tiền đạo Trung Quốc trở lại Old Trafford vào mùa giải 2006/07. Nhưng Dong chỉ được ra sân 3 lần trong màu áo M.U (1 tại Premier League, 1 tại Cúp liên đoàn, 1 tại Champions League). Bóng đá đỉnh cao châu Âu quá khắc nghiệt với chàng trai Trung Quốc.

Cậu nhóc non nớt

Mùa Hè 2008 đã bắt đầu rất tuyệt với Dong Fangzhuo khi anh ghi bàn thắng mở màn cho chủ nhà Trung Quốc tại Thế vận hội 2008. Nhưng khi trở về Old Trafford, Dong sốc nặng vì không được Sir Alex trao số áo cho mùa giải mới. Dong quyết định trở lại Dalian Shide vào tháng 8/2008 và tiếp tục chìm nghỉm. Sự nghiệp của Dong lùi dần vào ngõ cụt dù cầu thủ sinh năm 1985 đã cố gắng trở lại châu Âu tìm kiếm cơ hội trong màu áo Legia Warsaw, Portimonense, Mika.

“Những cầu thủ giỏi luôn chuẩn bị tốt trong tập luyện và cuộc sống đời thường. Tôi không nghĩ Dong được dạy bảo về cuộc sống bóng đá xa nhà”, Van Acker, HLV của Dong tại Antwerp nhận xét. Khi mới làm việc với Dong, Van Acker đã rất ấn tượng về tài năng của tiền đạo Trung Quốc: “Anh ta là một cầu thủ tuyệt vời. Cực khỏe, khá cao to, có tốc độ và những cú sút như thể dội bom vào khung thành”. Van Acker thậm chí cho rằng, Dong là tài năng trẻ lớn nhất mà Antwerp từng sở hữu.


Nhưng vấn đề là Dong không muốn hoặc không biết cách hòa nhập, vì không biết ngoại ngữ và cá tính khép kín. “Một lần Dong trở về từ ĐT Trung Quốc và tặng tôi áo đấu của đội tuyển. Nhưng ngay sau đó tôi không thể nào liên lạc được với anh ta. Rất khó để biết Dong nghĩ gì trong đầu. Anh ta thiết lập một bức tường với các đồng đội và HLV”, ông Van Acker kể lại.

Dong Fangzhuo giống như một cậu bé lạc giữa trời Âu. Ngoài sức vóc khá tương đồng với cầu thủ châu Âu, tiền đạo người Trung Quốc thiếu quá nhiều để hòa nhập với môi trường bóng đá đỉnh cao. Trước Dong, M.U từng thử việc một cầu thủ Trung Quốc là Su Maozhen vào đầu những năm 1990. Anh này chơi bóng rất thường, nhưng lại được lòng lứa Beckham, Scholes. “Su Maizhen đến và tương tác với tất cả chúng tôi. Bây giờ chúng tôi vẫn là bạn bè. Về khả năng chơi bóng, Su kém xa Dong. Nhưng tôi không nghĩ Dong đã cố gắng để hòa nhập”, McGuinness, cựu HLV đội U18 M.U nhận xét.

Dong Fangzhuo đã giải nghệ từ năm 2014, nhuộm tóc vàng và thường được thấy ở các chốn ăn chơi. Cựu tiền đạo M.U còn lên một chương trình truyền hình thực tế về phẫu thuật thẩm mỹ thay đổi gương mặt. Có lẽ Dong chẳng còn muốn ai nhận ra người từng là niềm tự hào của bóng đá Trung Quốc cách đây gần hai thập kỷ.  

Kagawa không biết Dong là ai
Dong Fangzhuo nổi lên và cũng tàn lụi rất nhanh. Đến mức ở Old Trafford hiếm người còn biết về tiền đạo đến từ Trung Quốc. Năm 2012, khi Shinji Kagawa (ảnh) gia nhập M.U, phóng viên hỏi tiền vệ Nhật Bản rằng có biết cầu thủ châu Á nào khác từng khoác áo Quỷ đỏ. “Park Ji Sung, cầu thủ số 1 châu Á”, Kagawa trả lời. “Vậy còn Dong Fangzhuo?”, “Xin lỗi, đó là ai vậy. Tôi không biết cầu thủ này”, Kagawa tỏ vẻ ngạc nhiên. 

Ronaldo cũng không cứu nổi
Mùa Hè 2010, Dong Fangzhuo bất ngờ gia nhập Portimonense thuộc giải vô địch Bồ Đào Nha. Phía Portimonense lúc đó chỉ biết Dong từng chơi bóng chung với Cristiano Ronaldo tại M.U. Đội bóng Bồ Đào Nha liên lạc với Ronaldo để hỏi về tiền đạo người Trung Quốc. Sau khi nhận được đánh giá tốt từ ngôi sao khi đó khoác áo Real, Portimonense mới ký hợp đồng 1 năm với Dong. Qua đó, Dong trở thành cầu thủ Trung Quốc thứ hai trong lịch sử chơi tại giải Bồ Đào Nha sau Zheng Chengdong (Uniao Leira). Nhưng Dong nhanh chóng rời Portimonense sau một mùa giải vì không đạt yêu cầu chuyên môn.  
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Khám phá một ngày của đô vật Sumo Khám phá một ngày của đô vật Sumo

    Họ được gọi bằng cái tên đầy kính trọng: Lực sĩ (rikishi). Sự nghiệp thi đấu của họ không đơn thuần kéo dài một vài thập niên giống như những môn thể thao khác. Với người Nhật Bản, Sumo còn là lẽ sống, là triết lý. Vì vậy, những rikishi phải sống theo lề lối, khuôn phép đến hết cuộc đời.

  • Usain Bolt: Cậu bé nông thôn trên đỉnh thế giới Usain Bolt: Cậu bé nông thôn trên đỉnh thế giới

    Nếu bạn có nhã hứng tìm về cội nguồn của VĐV điền kinh huyền thoại Usain Bolt, hãy chuẩn bị cho mình một sức khỏe cực tốt, ti tỉ vật dụng phục vụ cho việc leo trèo, đi bộ. Bởi đích đến của bạn sẽ là một ngôi làng vô cùng hẻo lánh, nghèo đói – nơi Usain Bolt sống cả tuổi thơ để nuôi dưỡng ý chí vươn tới một thế giới văn minh hơn.

  • Anderson giải nghệ ở tuổi 31: Cậu bé vàng nay đã hóa... thùng rác vàng Anderson giải nghệ ở tuổi 31: Cậu bé vàng nay đã hóa... thùng rác vàng

    12 năm trước, Anderson gia nhập M.U với kỳ vọng gánh vác hàng công thay Paul Scholes. Nhưng sau khi Scholes giải nghệ, Anderson chẳng thể nào giành nổi suất đá chính. Anh trở thành nỗi thất vọng to lớn trong thế hệ cầu thủ tài năng cuối cùng được Sir Alex xây dựng.

  • Lee Chong Wei, nhà vua không vương miện Lee Chong Wei, nhà vua không vương miện

    Tháng 6 năm nay, Lee Chong Wei tuyên bố từ giã sự nghiệp thi đấu đỉnh cao. Trong 20 năm chơi cầu lông, anh chính là tay vợt để lại nhiều tiếc nuối nhất. Dù được coi là một trong những VĐV vĩ đại nhất lịch sử, cá nhân Lee chưa bao giờ giành được HCV Olympic, Asiad hay thậm chí là... SEA Games.

  • Cuộc sống như 'người tối cổ' của Stan Wawrinka Cuộc sống như 'người tối cổ' của Stan Wawrinka

    Là một trong những tay vợt hàng đầu thế giới, lại sở hữu khối tài sản đồ sộ nhưng Stan Wawrinka chưa từng nghĩ tới việc hưởng thụ. Anh thích cuộc sống của một người bình thường, thích hòa hợp cùng thiên nhiên thay vì chìm đắm trong công nghệ như hàng triệu người khác.

  • Martin Nguyễn, từ tuổi thơ êm đềm đến vinh quang trên sàn MMA Martin Nguyễn, từ tuổi thơ êm đềm đến vinh quang trên sàn MMA

    Ở tuổi 30, võ sĩ Australia gốc Việt Martin Nguyễn là người đầu tiên thâu tóm 2 đai vô địch MMA ở châu Á. Nhưng trái với nhiều ngôi sao võ thuật khác, Martin lại chọn lối sống bình lặng, ít tai tiếng sau ánh hào quang.

  • Michael Ballack: Một số người Đông Đức không ngại số 13 Michael Ballack: Một số người Đông Đức không ngại số 13

    Hôm nay (26/9), Michael Ballack đón sinh nhật thứ 43. Nhớ về Ballack, ngoài ấn tượng về một “vua về nhì” mà mọi người đã quá quen thuộc, có thể kể về một ngôi sao thể thao chuẩn mực Đông Đức và một người không biết sợ con số 13 là gì.

  • Joseph Schooling, kình ngư Singapore đánh bại Phelps Joseph Schooling, kình ngư Singapore đánh bại Phelps

    Cho đến giờ không ít người vẫn chưa hết sốc khi nhớ lại kỳ tích Joseph Schooling đánh bại thần tượng là huyền thoại Michael Phelps và giành HCV nội dung bơi bướm 100m tại Olympic 2016. Để có được kỳ tích lịch sử ấy, kình ngư người Singapore này và gia đình anh đã phải trải qua hành trình siêu nỗ lực.

  • Michael Phelps & duyên phận với làn nước Michael Phelps & duyên phận với làn nước

    Michael Phelps lớn lên với căn bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD - Attention deficit hyperactivity disorder). Có rất nhiều trường hợp căn bệnh này theo nạn nhân của nó đến tận khi trưởng thành. Nhưng cuộc đời của Phelps đã được cứu rỗi nhờ bơi lội.

  • Anthony Joshua, kẻ được nắm đấm cứu rỗi cuộc đời Anthony Joshua, kẻ được nắm đấm cứu rỗi cuộc đời

    Anthony Joshua, niềm tự hào của quyền Anh xứ sương mù, VĐV nằm trong Top 50 người giàu nhất làng thể thao thế giới, chủ nhân của rất nhiều danh hiệu lớn… Đó là Anthony Joshua mà chúng ta biết ngày hôm nay. Nhưng đào sâu quá khứ của Joshua, không ít người giật mình khi nhìn vào thế giới đầy tăm tối đó.

  • Roger Federer, sản phẩm kỳ diệu của cách mạng công nghiệp Roger Federer, sản phẩm kỳ diệu của cách mạng công nghiệp

    Những cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử không chỉ để lại vô vàn thành tựu khoa học vĩ đại. Chính những nhà máy, xí nghiệp mọc lên như nấm cuối thế kỷ 20 đã chứng kiến nhiều đôi uyên ương gặp nhau rồi nên duyên vợ chồng và sinh con đẻ cái, để lại cho nhân loại những tài năng kiệt xuất, như Roger Federer chẳng hạn.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x