ĐỘI TUYỂN OLYMPIC VIỆT NAM

HLV Toshiya Miura - Đề cao tính kỷ luật & chuyên nghiệp

Trung Yên
06:33 ngày 27-09-2014
Mojatab Warzeera, phóng viên của Ettelaat, một trong những tờ báo giấy lâu đời nhất của Iran, giơ ngón tay cái về phía chúng tôi và không giấu vẻ mặt thán phục khi nói: “Vietnam? Football team, good!”. Trong khi đó, một phóng viên đến từ Iraq (cố nén vẻ mặt hả hê) cũng giơ ngón tay cái và khẳng định: “Shock!”. Chuyện gì vậy?
HLV Toshiya Miura - Đề cao tính kỷ luật & chuyên nghiệp
Đó là phần mở đầu câu chuyện giữa chúng tôi và một nhóm phóng viên châu Á trong lúc chờ chuyến xe bus cuối cùng về làng báo chí Asiad. Có lẽ, sốc thật vì không ai nghĩ một đội bóng, với đa phần cầu thủ chất lượng không thuộc dạng “đỉnh”, với vỏn vẹn 3 tuần tập luyện chuẩn bị, với màn trình diễn lóng ngóng trước các đàn anh tại sân Hàng Đẫy (thua 1-3), lại tạo nên “cơn địa chấn”, nã tới 4 bàn vào lưới ĐT Olympic Iran - thế hệ cầu thủ kế cận các học trò của HLV Carlos Queiroz vừa trở về từ Brazil 2014. 

“TOSHIYA MIURA! ÔNG TA LÀ AI?”

Anh chàng phóng viên Iran nhiệt tình kể trên không có khái niệm gì khi chúng tôi nói tên HLV trưởng của Olympic Việt Nam, Toshiya Miura. Điều duy nhất anh ta có thể chắc chắn là Olympic Việt Nam rất mạnh, mạnh thực sự so với các đối thủ Olympic Iran và Kyrgyzstan. 

Chỉ có điều, Warzeera không hiểu và tò mò muốn biết Olympic Việt Nam đã tập huấn và tập luyện ở đâu, mà có thể bằng những “little players - cầu thủ nhỏ xíu” chơi thứ bóng đá tốc độ và đảm bảo bền thể lực đến vậy? Đó là điều mà chính HLV Eshenov Mirian của Olympic Kyrgyzstan sau này cũng thừa nhận, khi đội bóng của ông thất bại 0-1 trước Olympic Việt Nam ở lượt trận cuối cùng vòng bảng. 

“Họ rất nhanh và chơi với phong cách tốc độ. Chúng tôi đã đá tốt hơn trong hiệp 2, và hy vọng họ sẽ xuống sức ở những phút cuối trận nhưng điều đó không xảy ra, và dù chúng tôi có những cơ hội để ghi bàn, nhưng chiến thắng đã thuộc về họ. Xin chúc mừng Olympic Việt Nam”, HLV Eshenov nói. 

Chiến thắng 4-1 trước O.Iran, tiếp nối bằng tỉ số 1-0 trước Olympic Kyrgyzstan khiến bóng đá Việt Nam lần đầu tiên chứng kiến một đội bóng giành toàn thắng ở vòng bảng của một kỳ Asian Games, và CĐV Việt Nam lên cơn sốt hầm hập. Nhưng, “kiến trúc sư” của chiến tích ấy vẫn giữ vẻ mặt “lạnh tanh” và phong thái sư phạm thường lệ, khi đứng trên sân Seunggi quan sát các học trò thi đấu. 

Ở đó, vị HLV người Nhật Bản, từng phải đối mặt với những dấu hỏi về năng lực huấn luyện khi mới đặt chân tới Việt Nam, tay cầm đồng hồ bấm giờ, tay cầm sa bàn, im lặng đứng nhìn các cầu thủ miệt mài, lặp đi lặp lại từng động tác, bài tập theo giáo án chiến thuật. 

Có đôi khi, ông chạy tới, nhẹ nhàng đưa ra những chỉ dẫn cho Hoàng Lâm hay Ngọc Hải về cách thức đứng phòng ngự, chống những pha treo bóng bổng vào trong khu cấm địa, cũng như gọi riêng 1-2 cầu thủ thực hiện không tốt bài tập, tế nhị nhắc nhở họ những điều cần làm. 

Không chỉ đòi hỏi thực hiện lặp đi lặp lại một động tác, một bài tập trong nhiều lần, khiến các cầu thủ hầu như trở thành phản xạ có điều kiện với những pha bóng tương tự trong thực tế thi đấu, vị HLV bị chính học trò gọi sau lưng là “người máy” còn nghiêm ngặt về mặt thời gian ở những bài tập phòng ngự hay lên bóng dọc biên. 

Với chiếc đồng hồ bấm giờ trên tay, Miura tính thời gian và “ra đề bài” cho các trung vệ (Duy Khánh, Hoàng Lâm, Ngọc Hải), tiền vệ trung tâm (Huy Hùng, Hoàng Thịnh) hay tiền vệ biên (Quách Tân, Ngọc Thắng) phải đảm bảo đúng thời gian để phá bóng xa khỏi khu cấm địa, hay với tiền vệ trung tâm là phải mở được bóng ra biên, còn với tiền vệ cánh thì phải có mặt tại vị trí đặt marker bên phần sân đối thủ. 

“Thầy căn bao nhiêu giây, phút?”, chúng tôi hỏi nhỏ các cầu thủ khi họ ra lề sân để tiếp nước. Tất cả đều lắc đầu, bởi chẳng ai biết thế nào là đạt, biết rằng, chuyển động tác hay bài tập có nghĩa là… “thoát”. 

“NHANH & ĐƠN GIẢN”

Nếu Henrique Calisto nổi tiếng ở Việt Nam với câu khẩu hiệu “Fighting! Fighting! Fighting!”, thông điệp của Toshiya Miura là: “Fast& Simple!”. Không có giới hạn trong những tình huống tắc bóng của hậu vệ, không có chỉ định về hình thức xử lý bóng đối với tiền vệ, Miura chỉ có yêu cầu: “1-2 chạm và bóng sang sân kia!”. 

HLV người Bồ ngày xưa nổi tiếng vì thái độ nhiệt huyết trên sân tập, sân đấu. Cánh phóng viên thể thao Việt Nam chẳng xa lạ gì hình ảnh Calisto túm áo cầu thủ, giằng co, quăng quật như thể sắp “hành hạ, tra tấn” anh chàng tội nghiệp vì làm sai yêu cầu. 

NHM Việt Nam cũng không ít lần chứng kiến hình ảnh “ngài râu kẽm” đỏ mặt tía tai phản ứng quan chức trận đấu, trọng tài, thậm chí cả HLV của đối thủ. Đó là điều hoàn toàn chưa thấy ở Miura, một người tôn trọng sự lịch thiệp, chừng mực, kỷ luật và chính xác như đặc trưng thường thấy ở đa số người Nhật Bản. 

Nhưng, nếu các cầu thủ U23 của Calisto ngày xưa từng bỏ ăn vì oải người, vì “chối” khối lượng khi đi tập huấn tại Trung Quốc; giờ với Miura, các cầu thủ Olympic Việt Nam hôm nay cũng từng “thoát xác” vì những bài tập vận động cự ly ngắn với bóng bằng tay, xử lý bóng 1 chạm theo đồng hồ bấm giờ, chạy bền nâng thể lực. 

Nếu Calisto xưa chuyên trị tấn công biên, với cách xếp người tréo giò (Thành Lương thuận chân trái sang đá cánh phải, Vũ Phong thuận chân phải sang đá cánh trái), Miura chủ trương mở rộng không gian chơi bóng tột độ, nhưng đòi hỏi cường độ vận động của tiền vệ biên nhanh hơn, mạnh hơn, rộng hơn. 

Một ngày trước trận đấu với Olympic Kyrgyzstan, Miura vẫn “hành” các học trò đủ 90 phút, bằng “đúng giáo án như ngày thường bọn em vẫn tập”, lời một cầu thủ Olympic Việt Nam. 

Phó chủ tịch LĐBĐVN Trần Quốc Tuấn lắc đầu phân bua với cánh phóng viên theo dõi đội bóng tập trên sân: “Đây là giảm khối lượng rồi đấy. Mấy hôm còn ở Việt Nam, bọn trẻ nhoài người đến mức, hỏi chúng nó còn ngại trả lời vì mệt quá. Thời gian chuẩn bị 3 tuần đúng là quá ít, nhưng ông ấy có phương pháp phù hợp. Và mọi người thấy đấy, các cháu đều “nuốt trôi” hết rồi”. 

Khác với phong cách khi giao tiếp với HLV Calisto, ông Trần Quốc Tuấn không giữ phong thái “người nhà” khi thăm hỏi HLV Miura. Ở đó giữa sân tập, họ đứng dưới trời nắng, khi các trợ lý HLV thu dọn marker và bóng tập, các cầu thủ giãn cơ dưới bóng râm, ông Tuấn “tổng” và HLV Miura đứng trao đổi với nhau bằng vẻ trịnh trọng, như quy chuẩn của người Nhật. 

Có chứng kiến nét mặt của ông Tuấn “tổng”, đứng ngồi không yên khi Olympic Kyrgyzstan dồn dập ép sân, khi Olympic Việt Nam đang dẫn trước 1-0, trong khi Miura khoanh tay, đứng tựa cột sắt trong khu kỹ thuật, người ta mới thừa nhận “người máy quả thật ít biểu cảm”. 

HLV người Nhật từ chối bình luận về việc Hoàng Thịnh hay Hồng Quân nhường quả đá 11m cho Vũ Minh Tuấn, quyết định chiến thắng 1-0, để dành tặng cho mình và người thân trong một ngày đặc biệt, bởi điều quan trọng cuối cùng vẫn là chiến thắng - có lẽ, ông ta nghĩ thế!? Nhưng có một điều chắc chắn mà ông Tuấn “tổng”, các cầu thủ và các phóng viên thể thao Việt Nam tại Hàn Quốc (những ngày này) biết rõ ràng: “Đừng bước vào sân khi đội đang tập!”.  

THÔNG TIN

Các cầu thủ Việt Nam đúng là có vóc người nhỏ, như người Nhật Bản. Nhưng điều quan trọng là họ có tốc độ. Với tốc độ, họ có thể lợi thế hơn đối thủ ở những tình huống cụ thể, hay khi phải đối đầu tay đôi. Tốc độ và kỹ thuật là những yếu tố cần có trong bóng đá. Và đó mới là điều tôi đòi hỏi ở họ”, Miura khẳng định, sau khi ngớ người trước câu hỏi, rằng: “Ông từng trả lời phỏng vấn của truyền hình nước ngoài, rằng cầu thủ Việt Nam không mạnh về thể lực, giờ ông có thay đổi quan điểm đó?
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Những dấu ấn dưới tay HLV Toshiya Miura - Qua rồi thời chạy nhiều ra chiến thuật Những dấu ấn dưới tay HLV Toshiya Miura - Qua rồi thời chạy nhiều ra chiến thuật

    Được chuẩn bị kỹ càng và bước vào trận đấu với lối chơi rõ ràng, ĐT Olympic Việt Nam đã gửi những dấu hiệu lạc quan tới NHM. Đặc biệt, những dấu ấn về phương pháp huấn luyện của HLV Toshiya Miura cũng mở ra tâm thế mới của Olympic Việt Nam khi bước ra đấu trường quốc tế.

  • Cựu tiền vệ Phan Trọng Quang: Cũng đành lăn theo thời cuộc Cựu tiền vệ Phan Trọng Quang: Cũng đành lăn theo thời cuộc

    NHM bóng đá xứ Quảng - Đà vẫn nói nhiều về thế hệ “Trường Sơn”, một thời là niềm tự hào của họ với hàng loạt danh thủ mà mới nghe thôi đã… sướng. Vũ “đen”, Thái Long, Thành “ghe”, Nho Đức, Trọng Quang, Chức “đen”… Thế hệ này đã đoạt Cúp Trường Sơn, một dấu mốc cho sự khởi đầu của bóng đá xứ Quảng - Đà sau ngày thống nhất đất nước.

  • Siêu sao luôn chẳng thọ lâu Siêu sao luôn chẳng thọ lâu

    Ít ai biết rằng Sir Alex chính là một trong những HLV đầu tiên của bóng đá Anh áp dụng chính sách… Galacticos: Mua những ngôi sao sáng nhất với giá đắt nhất. Mùa 1989/90, Man United tiêu gần 7 triệu bảng, một số tiền khủng khiếp bấy giờ, cho Danny Wallace, Gary Pallister, Paul Ince, Mike Phelan và Neil Webb.

  • VĐV cầu mây Nguyễn Thị Hải Thảo: Nỗi đau tan mộng Asiad của bà mẹ một con VĐV cầu mây Nguyễn Thị Hải Thảo: Nỗi đau tan mộng Asiad của bà mẹ một con

    VĐV kỳ cựu từng vô địch tại ASIAD 2006 này đã chấp nhận xa gia đình, gửi lại con nhỏ để trở lại thảm đấu với giấc mơ tái chiếm đỉnh cao châu lục. Thế nhưng, một cú ngã định mệnh gây chấn thương nặng ngay trước thềm giải đấu đã khiến mộng Vàng của không chỉ Hải Thảo mà cả cầu mây Việt Nam sụp đổ.

  • Những bí quyết tạo nên nguồn sức mạnh của U19 Việt Nam: Chuẩn từ tác phong đến giờ giấc Những bí quyết tạo nên nguồn sức mạnh của U19 Việt Nam: Chuẩn từ tác phong đến giờ giấc

    Đằng sau sức cuốn hút công chúng rất lớn như đã thể hiện ở giải U19 Đông Nam Á 2014 – Cúp NutiFood, các trận đấu đầy ấn tượng của U19 Việt Nam còn chất chứa nhiều câu chuyện đặc biệt.

  • Shakhtar Donetsk chưa biết sẽ trôi về đâu Shakhtar Donetsk chưa biết sẽ trôi về đâu

    Trên sân San Mames, Shakhtar Donetsk có trận hòa không bàn thắng với đội chủ nhà Athletic Bilbao trong loạt trận mở màn Champions League. Đấy hẳn nhiên là một kết quả không tồi. Càng đáng phục hơn, khi Shakhtar bây giờ gần như chẳng còn là một đội bóng đúng nghĩa. Đội bóng số 1 Ukraine hiện đang tồn tại lay lắt, được ngày nào hay ngày ấy.

  • Những kẻ thù của Galactico: Truyền thống lá cải & Văn hóa "ma cũ" Những kẻ thù của Galactico: Truyền thống lá cải & Văn hóa "ma cũ"

    Nguyên tắc là bạn càng nổi tiếng, thì thế giới càng soi mói và khắt khe với bạn nhiều hơn. Điều đó đặc biệt đúng ở nước Anh, nơi truyền thông lá cải sẽ không cho bất kỳ Galacticos nào được phép sống một cách yên ổn với danh tiếng của mình.

  • M.U không thành công nhờ “bom tấn” M.U không thành công nhờ “bom tấn”

    Sau khi thương vụ Angel di Maria hoàn tất, báo Independent cao hứng giật tít rằng từ nay, Man United sẽ phấn đấu “mỗi mùa mang về một Suarez”.

  • HLV Van Basten từ chức tại AZ Alkmaar vì Stress: Chữ Tài liền với chữ Tai một vần HLV Van Basten từ chức tại AZ Alkmaar vì Stress: Chữ Tài liền với chữ Tai một vần

    Rút cuộc, Marco van Basten đành phải rời ghế huấn luyện ở tuổi 49 - độ tuổi có lẽ là đẹp nhất trong nghề huấn luyện. Trước đó, khi còn là ngôi sao hàng đầu thế giới, Van Basten cũng đành treo giày ở tuổi 28 - độ tuổi đẹp nhất trong đời cầu thủ. Thật đáng tiếc cho một con người tài hoa nhất nhì trong bóng đá đỉnh cao.

  • M.U chuyển hướng mua sao ồ ạt: “Cơn bão Galacticos” sẽ phá hủy Quỷ Đỏ? M.U chuyển hướng mua sao ồ ạt: “Cơn bão Galacticos” sẽ phá hủy Quỷ Đỏ?

    Mùa Hè năm 2007, sau 3 năm không vô địch Premier League, Man United trở lại đỉnh cao của bóng đá Anh và kéo theo đó là một chiến dịch mua sắm rầm rộ: Owen Hargreaves đến Old Trafford từ Bayern Munich, Nani và Anderson đến từ Sporting Lisbon và đặc biệt là Carlos Tevez, người chuyển sang Man United từ West Ham một cách đầy tranh cãi.

  • Trung vệ Phạm Mạnh Hùng (Olympic Việt Nam): “HLV Miura không lụy tình” Trung vệ Phạm Mạnh Hùng (Olympic Việt Nam): “HLV Miura không lụy tình”

    Từng tập luyện dưới sự chỉ đạo của HLV Miura trong gần 20 ngày, trung vệ Phạm Mạnh Hùng đã hiểu được được phần nào đó tính cách và phương pháp tập luyện, ý đồ xây dựng lối chơi của HLV Toshiya Miura ở ĐT Olympic Việt Nam. Và dù không có tên trong danh sách tham dự Asiad 17 nhưng Mạnh Hùng đã có những kỷ niệm khó quên với HLV Miura.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x