Năm 1867, các nhà khoa học phát hiện ở Nam Mỹ một hóa thạch rất quan trọng, được cho là bộ xương của con ngựa đầu tiên trên Trái đất. Người ta đặt tên cho nó theo tiếng Latin là Eohippus, nghĩa là “ngựa sơ khai”.
Eohippus hiện diện trên Trái đất cách đây khoảng 60 triệu năm. Nhưng dĩ nhiên, đấy chưa phải là con ngựa, giống như vượn người thì chưa phải là người vậy. Trải qua hàng chục triệu năm tiến hóa thì Eohippus mới tiến hóa thành con Pliohippus, với duy nhất 1 ngón chân (và cái ngón ấy biến đổi thành guốc). Thế rồi, lại phải tiến hóa nữa thì loài ngựa (như bây giờ) mới nảy nòi ra từ tiền thân Pliohippus của nó.
Ngựa có tên khoa học là Equus Caballus, xuất hiện trên Trái đất cách đây khoảng 1 triệu năm, nghĩa là nó có mặt trước loài người khoảng 500.000 năm. Từ vùng đất mà bây giờ là châu Mỹ, loài này sinh sôi nảy nở rồi lan dần sang châu Âu và châu Á. Điều thú vị là: loài ngựa sinh ra ở châu Mỹ, nhưng cũng tuyệt chủng ở châu Mỹ sau thời kỳ băng hà cuối cùng (cách đây khoảng 10.000 năm). Sau khi băng tan và các lục địa bị chia cắt, thì nơi nào trên Trái Đất cũng có ngựa - trừ châu Mỹ!
Chỉ đến cách đây vài trăm năm, loài ngựa mới theo chân người Tây Ban Nha, trở lại ở cái nơi mà nó xuất hiện lần đầu tiên. Khi ấy, con người đã thuần hóa ngựa được khoảng 3.000-4.000 năm.
Nguồn gốc loài ngựa
Thủy tổ của ngựa là một con vật chỉ to bằng... con chó ngày nay. Nó cao khoảng 40cm, chân trước có 4 ngón, chân sau 3 ngón, nặng khoảng 5kg! Dĩ nhiên, đấy chỉ là chuyện phỏng đoán dựa trên những cơ sở khoa học.
Phương Quyên • 06:22 ngày 03/02/2014
Lưu ý: Khi đăng ký nhận tin tức qua email, đồng nghĩa với việc bạn đã đọc kỹ và điều khoản Tạp chí Bóng đá đã đưa ra.
chấp thuận cácTin mới nhất
TT | Đội bóng | Trận | +/- | Điểm |
---|
ĐỪNG BỎ LỠ

Cùng chuyên mục