Bóng Đá Plus trên MXH

Tại sao fan của Ronaldo và Messi ghét nhau tê tái?
11:05 ngày 21/06/2019
Trên mạng, hễ xuất hiện một bài báo hay lời khen dành cho Ronaldo thì lập tức sẽ có những lời phản bác, chế nhạo từ giới fan của Messi. Và ngược lại. Vậy điều gì khiến fan của hai huyền thoại sống này lại ghét nhau như chó với mèo trên thế giới ảo vậy?
    Trong một thời đại của số liệu và sự tương tác trực tiếp, nhiều người coi Cristiano Ronaldo và Lionel Messi là mục tiêu ngon lành để khai thác. Hai cầu thủ này đều là những tài năng trên sân cỏ và là chủ đề ăn khách của truyền thông hay mọi cuộc trò chuyện trên mạng. Cứ nói về Messi hay Ronaldo ai hay hơn ai là rôm rả như mổ trâu, mổ bò ngay. 

    Nhưng có một phần của cuộc trò chuyện lại mang màu sắc đen tối, xấu xa và khó hiểu. Một trò chơi dựa trên những thứ bẩn thỉu nhất, được hỗ trợ bởi công nghệ thống kê về số bàn thắng, danh hiệu, scandal, đời sống riêng tư… của cả 2 ngôi sao trên. Tất cả nhằm phục vụ cuộc tranh đấu xem ai vĩ đại/ hoặc đê tiện hơn ai giữa hai lực lượng fan hùng hậu.

    Đây chính là mặt trái của việc bạn được hâm mộ quá mức. Nhiều ngôi sao thích điều đó, thản nhiên chứng kiến các cuộc “fan war” để chiêm nghiệm sức mạnh bày đàn của giới hâm mình và thích thú theo dõi danh tiếng của mình tăng lên nhờ những “fan war” đó. 

    Ronaldo khoe áo, Messi cũng khoe áo, thế là fan chửi nhau
    Ronaldo khoe áo, Messi cũng khoe áo, thế là fan chửi nhau

    Chúng ta đều biết rằng (hoặc bây giờ mới biết) từ nguyên của từ "fan" dùng để chỉ một kẻ có xu hướng sống độc thân, có nhiều nhiệt huyết và sự cuồng tín. Chính vì thế, nó mới được dùng để mô tả người hâm mộ một nhân vật hay cái gì. Và sau này nó còn phát triển đến khái niệm “Crazy fan”, tức fan cuồng, fan điên rồ. 

    NHM trò chuyện về thần tượng của mình như một phần của nghi lễ bái lạy thần tượng hàng ngày. Nhưng nói về thần tượng của mình là chưa đủ, phải cả về kẻ thù (trong trí tưởng tượng) của thần tượng nữa. Nhằm mục định hạ bệ vị trí đối thủ và tôn cao thần tượng của mình. 

    Tuy nhiên, theo một nghiên cứu mới đây của các nhà tâm lý học thể thao, trong số những người bình luận đam mê nhất (thường là xấu xa và/hoặc hoang tưởng) lại chẳng hâm mộ bóng đá, Barcelona, Juventus hay ĐT Bồ Đào Nha gì sất. Họ chỉ chú ý đến Ronaldo hoặc Messi mà thôi. Họ rình mò để trở thành người kể chuyện, hay khơi mào tranh luận (hoặc fan war) sớm nhất. Đây là một hiện tượng mới lạ.

    Thời đại tân kỳ đã đem đến cho họ những quyền lực mới: đám fan thật - giả - cơ hội đông đảo
    Thời đại tân kỳ đã đem đến cho họ những quyền lực mới: đám fan thật - giả - cơ hội đông đảo

    Pele, Diego Maradona hay Johan Cruyff cũng được thần tượng và cũng là những siêu sao toàn cầu. Nhưng sự yêu mến đa phần bắt nguồn từ đội bóng mà họ khoác áo. Pele được hâm mộ vì đứng trong đội bóng vĩ đại nhất World Cup (Brazil 1970). 

    Cruyf là trung tâm của "Bóng đá tổng lực" của Rinus Michels tại Ajax và ĐT Hà Lan hay Maradona đã khiến một số CĐV Barcelona chuyển sang hâm mộ Napoli sau khi thay đổi màu áo thi đấu… Tất cả đều có mẫu số chung: NHM của những thần tượng trên đều yêu bóng đá, yêu một đội bóng rồi mới yêu một cầu thủ.

    Nhưng không ai chắc điều này cũng xảy ra với Messi và Ronaldo, hai chủ nhân của lực lượng fan cuồng hùng hậu nhất lịch sử. Messi đã trải qua 18 năm ở Barcelona, giành được mọi thứ vinh quang. Nhưng anh đã không tiếp quản thương hiệu của CLB như cách Maradona đã làm ở Napoli hoặc Pele với Brazil và Santos, hoặc thậm chí là Cruyff với Ajax và Barca. Tương tự là Ronaldo với 9 năm ở Real. 

    Nhưng dù thế nào, Messi và Ronaldo chẳng ghét bỏ gì nhau, trừ fan của họ
    Nhưng dù thế nào, Messi và Ronaldo chẳng ghét bỏ gì nhau, trừ fan của họ

    Một phần của lý do có thể là do bóng đá đã bị toàn cầu hóa và thay đổi rất nhiều. Siêu sao bây giờ là thương hiệu của cá nhân cầu thủ chứ không như ở thời hồng hoang, khi mà siêu sao không có nhà tài trợ thương hiệu riêng mà chỉ hưởng chung cùng đội bóng. Bây giờ, Messi và Ronaldo đang đi theo con đường của siêu sao LeBron tại giải NBA: Bất cứ nơi nào LeBron đi, mắt khán giả và tiền đi theo.

    Và một nguyên nhân khác nữa có vai trò vô cùng quan trọng: mạng xã hội và công nghệ truyền hình. Ngày xưa, để theo dõi một pha xoay người kiểu Cruyff, bạn sẽ phải xem cả trận đấu. Bây giờ có high-light, có video clip, có Facebook và Instagram để chia sẻ nhanh như một nốt nhạc. 

    Internet tốc độ cao, smartphone giá rẻ, các trang mạng xã hội… cũng giúp fan thâm nhập sâu hơn đời sống của thần tượng. Họ có đủ con số, thống kê bàn thắng, danh hiệu, bản đồ nhiệt cũng như những vụ nhậu nhẹt gái gú bị cảnh sát bắt hay bạo lực gia đình… để làm tư liệu đăng bài lên mạng. 

    Sự chú ý của phần đông độc giả càng khiến chủ đề về Messi và Ronaldo trở nên hot và có giá trị khai thác cao. Cuộc chiến giữa hai lực lượng fan trên mạng càng trở nên dữ dội bởi có sự tham gia của cực nhiều thành phần “thích Messi nhưng tin chắc Messi là tuyển thủ Brazil” kể trên. Và cả truyền thông nữa, trong vai trò thổi phồng hoặc ném đá nhằm mục đích câu view. 

    Trong khi đó, Cristiano Ronaldo và Lionel Messi chẳng quan tâm quái gì đến nhau, ngoài trừ 2 vấn đề: giá trị thương mại và bóng đá. Còn mặc kệ giới fan của mình cứ choảng nhau ác liệt trên Internet!
    Kỳ Lâm • 11:05 ngày 21/06/2019

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay