10 quy tắc của European Super League mới

PHƯƠNG MINH
11:19 ngày 22-02-2023
Bất chấp sự phản đối, Real Madrid, Barcelona và Juventus vừa khởi động lại dự án European Super League (ESL). Để điều hành, bộ ba này đã thành lập cả một công ty có tên A22 Sports Management. Và để khiến tất cả hiểu về ESL, họ thậm chí còn công bố 10 quy tắc của giải đấu.
10 quy tắc của European Super League mới

Tháng 4/2021, chủ tịch Florentino Perez của Real Madrid đã tung ra một “quả bom” khi công bố thành lập European Super League. Nhưng chưa kịp thành hình, giải đấu quy tụ 12 CLB hùng mạnh của Anh (Arsenal, Chelsea, Liverpool, Man City, Man United, Tottenham), Italia (Juventus, Inter, Milan) và Tây Ban Nha (Real Madrid, Barcelona, Atletico) đã bị “bóp chết” chỉ trong 48 giờ. 9 trong tổng số 12 đội bóng lần lượt rút lui trước sự phản đối từ nhiều phía.

Nhưng 3 cái tên còn lại không chấp nhận đầu hàng. Real Madrid, Barca và Juventus thậm chí còn đưa vụ việc ra Tòa án Công lý châu Âu (CJEU). Phán quyết sẽ được đưa ra trong năm 2023. Nhưng trước khi tòa án quyết định họ có được tổ chức giải đấu riêng của mình hay không, và việc đe dọa trừng phạt của UEFA có vi phạm luật cạnh tranh của EU hay không, bộ ba này vẫn bận rộn với công tác tổ chức.

Một công ty có tên A22 Sports Management đã được thành lập để điều hành ESL. Và mới đây, một bản quy tắc 10 điều về giải đấu cũng vừa được công ty này công bố. Nhưng cụ thể thì những quy tắc đó là gì, và ESL phiên bản mới có gì thay đổi so với trước đây?

1. Một giải đấu mở rộng hơn

ESL phiên bản mới sẽ là giải đấu “mở rộng và có nhiều hạng đấu” với từ 60 đến 80 đội bóng tham dự. Đó là sự thay đổi lớn so với kế hoạch ban đầu, với chỉ 20 đội mà 15 trong số này là những “thành viên sáng lập” và tự động có quyền góp mặt. Đây là một tín hiệu tốt, vì càng nhiều đội tham gia sẽ càng có ít đội bị bỏ lại phía sau.

A22 không giải thích rõ ràng về chi tiết “nhiều hạng đấu”. Nhưng có lẽ, nó sẽ là hệ thống lên/xuống hạng giống như việc các đội rớt xuống từ vòng bảng Champions League được tham dự Europa League. Nếu vậy, nó sẽ không khác gì thể thức hiện tại, và các đội sẽ phải giành suất tham dự ESL nhờ thành tích ở giải VĐQG.

ESL sẽ có từ 60 đến 80 đội bóng tham dự, thay vì chỉ 20 đội như kế hoạch ban đầu

2. Không ảnh hưởng tới các giải VĐQG

Trước sự lo lắng về việc ESL sẽ có ảnh hưởng xấu tới các giải VĐQG, A22 đảm bảo các giải quốc nội như Premier League hay La Liga là thực sự quan trọng. Đây rõ ràng là điều không phải bàn cãi, nhưng thực tế có thể sẽ diễn ra ngược lại.

3. Tăng tính cạnh tranh bằng nguồn lực tài chính

Quy tắc này đơn giản là tiền. Các đội bóng tham dự các cúp châu Âu hiện tại sẽ thi đấu ít nhất 6 trận nếu lọt vào vòng bảng. Nhưng với ESL, mỗi đội được đảm bảo ít nhất 14 trận cấp châu lục mỗi mùa. Và đương nhiên, càng thi đấu nhiều thì họ sẽ càng kiếm được nhiều tiền. Nhưng nếu vậy, ESL sẽ đứng trước hàng loạt vấn đề.

Đầu tiên là công tác tổ chức, khi tất cả phải đối mặt với một vòng bảng dài đằng đẵng với 14 trận đấu. Ngoài ra, họ sẽ gặp vướng mắc về lịch thi đấu khi cần 14 ngày giữa tuần để hoàn thành vòng bảng. Mà nếu trừ các đợt tập trung ĐTQG thì từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 12, chỉ có đúng 13 ngày giữa tuần. Vì thế, nó sẽ mâu thuẫn với quy tắc thứ hai vì nếu muốn dự ESL, các đội bóng sẽ phải từ bỏ các cúp quốc nội.

4. Sức khỏe của cầu thủ là trọng tâm

Không ai muốn các cầu thủ rơi vào trạng thái quá tải. ESL cũng vậy và một trong những quy tắc mà họ đưa ra là “số trận đấu không nên tăng thêm so với lịch thi đấu của các cúp châu Âu hiện tại”. Nhưng những con số của giải đấu này lại cho thấy một sự phi logic.

Đầu tiên, việc có tới 14 trận đấu vòng bảng có nghĩa là giải đấu phải khởi tranh sớm hơn. Thứ hai, số trận đấu của ESL có thể không nhiều hơn so với các cúp châu Âu, nhưng khoảng cách giữa các trận lại ngắn hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc quãng thời gian hồi phục cho các cầu thủ cũng ít hơn.

5. Các CLB phải minh bạch và cân bằng về tài chính

Tất cả đều nói rằng họ thích sự minh bạch và các quy định rõ ràng về tài chính. Nhưng lật lại vấn đề thì chính UEFA cũng chưa đủ mạnh tay khi trừng phạt những Man City hay PSG. Vậy thì liệu một giải đấu do chính các CLB đứng ra tổ chức có thể làm tốt điều này hơn UEFA?

Nó không hẳn là về “các quy định cân bằng tài chính” hay “việc chi tiêu dựa trên doanh thu có được”, mà là chuyện giải đấu được điều hành và kiểm soát bởi chính các CLB. Nói xa hơn, liệu việc phân chia doanh thu có thực sự công bằng, khi các CLB lớn chắc chắn sẽ được “miếng bánh” to hơn?

6. Giải đấu hay nhất thế giới

Đây thực ra là tham vọng mà A22 tự đặt ra cho ESL. Nhưng vì giải đấu chưa diễn ra, thật khó khẳng định nó sẽ trở thành hiện thực.

7. Tăng trải nghiệm cho CĐV

A22 tuyên bố bóng đá là “cuộc chơi của tất cả mọi người” và mục tiêu tối thượng là “trải nghiệm của các CĐV”. Điều này không có gì mới, và cũng không ai bắt bẻ được. Vì một CĐV muốn hạnh phúc thì chắc chắn sẽ phải... chi tiền.

8. Phát triển bóng đá nữ

A22 cũng khẳng định bóng đá nữ sẽ có “vai trò trung tâm” bên cạnh các giải đấu của nam. Đây cũng là điều không ai phản đối, dù nó chẳng hề mới mẻ.

9. Tăng tiền hỗ trợ các CLB không tham dự

Một phần sức hút của ESL đến từ lời hứa sẽ trả thêm tiền cho các đội không dự giải. Con số tối thiểu mà họ đưa ra là 400 triệu euro/năm dành cho “các đội không tham dự, các hoạt động xã hội và đào tạo trẻ”. Trên lý thuyết, con số này cao hơn nhiều so với khoản 140 triệu euro mà UEFA dành cho các đội không tham dự các cúp châu Âu.

Nhưng thực tế là ngoài 140 triệu euro này, UEFA còn chi 105 triệu euro cho các đội dừng chân ở các vòng sơ loại, và khoảng 6,5% doanh thu sau thuế (189,8 triệu euro) cho các dự án phát triển và bóng đá trẻ. Ngoài ra, họ còn chi 10 triệu euro cho Champions League của nữ. Tổng cộng là 445 triệu euro, và có tới 96 CLB góp mặt ở ba giải đấu do UEFA tổ chức, trong khi ESL sẽ chỉ có “từ 60 đến 80 đội”. Vậy thể thức nào ưu việt hơn?

10. Tôn trọng luật và các giá trị của EU

A22 khẳng định ESL sẽ tôn trọng luật và các giá trị của EU. Đó hẳn là điều tốt, dù chưa đến một nửa trong số 55 nước thành viên của UEFA cũng thuộc Liên minh châu Âu. Vấn đề chỉ là khá nhiều trong số các quy tắc của họ gần như là bản sao của hiến chương UEFA.

Một số quy tắc của ESL thậm chí còn mâu thuẫn với nhau. Và người ta cũng có thể dễ dàng hình dung ra sự hỗn loạn mà một giải đấu có “60 đến 80 đội” và mỗi đội đá tối thiểu 14 trận tạo ra với các cầu thủ và các giải VĐQG. Nhưng giờ nói gì cũng là quá sớm, vì tất cả còn phải chờ phán quyết của Tòa án Công lý châu Âu.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
33
+51
74
2
33
+43
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
34
-9
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
33
-7
43
12
34
-4
42
13
33
-12
42
14
34
-6
35
15
33
-15
34
16
33
-14
26
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
33
-56
17
  • Trận chung kết FA Cup diễn ra vào giờ siêu đẹp Đại chiến Man City vs MU diễn ra vào giờ siêu đẹp

    LĐBĐ Anh (FA) đã ấn định giờ thi đấu của trận chung kết FA Cup giữa Man City vs MU. Theo đó, trận cầu diễn ra vào khung giờ siêu đẹp với cổ động viên Việt Nam.

  • Tin nóng BĐVN 23/4: 'Messi Uzbekistan' sẽ ra sân để thi đấu sòng phẳng với U23 Việt Nam? Tin nóng BĐVN 23/4: 'Messi Uzbekistan' sẽ ra sân để thi đấu sòng phẳng với U23 Việt Nam?

    Tin nóng BĐVN 23/4 - HLV Hoàng Anh Tuấn nói gì trước trận gặp U23 Uzbekistan - HLV Kapadze sẽ sử dụng 2 cầu thủ đang thi đấu ở châu Âu cho trận gặp U23 Việt Nam - U23 Thái Lan thất bại trước Tajikistan vì vấn đề thể lực - HLV Futsal Việt Nam, ông Diego Giustozzi nói gì trước trận gặp ĐT futsal Uzbekistan

  • PSG hãy trọng dụng Goncalo Ramos PSG hãy trọng dụng Goncalo Ramos

    PSG có cần đầu tư tới 130 triệu euro cho Victor Osimhen trong khi họ cũng đang có một Goncalo Ramos đang lấy lại phong độ cao cùng Kolo Muani. Bài toán hậu Kylian Mbappe không hề đơn giản nhưng 130 triệu cho Osimhen là một canh bạc rủi ro cao.

  • 5 ngôi sao MU phải bị thay thế Hè này 5 ngôi sao sẽ bị MU đào thải Hè này

    Mùa giải 2023/24 sắp sửa hạ màn và giờ là lúc MU phải lên dần kế hoạch cho kỳ chuyển nhượng Hè 2024, với 5 ngôi sao cần phải bị đẩy khỏi Old Trafford.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x