Trước đây, người hâm mộ đã quá quen với việc các hậu vệ chờ đợi một cách khá bị động quả bóng từ từ lăn ra ngoài vòng cấm mới được chạm sau quả phát bóng lên của thủ môn đội nhà. Nhưng từ ngày 1/6, điều này sẽ không còn nữa khi IAFB quyết định cho phép hậu vệ được nhận bóng từ quả phát bóng ngay trong vòng cấm.
Nghĩa là, hiểu một cách đơn giản, quả bóng sẽ "sống" ngay khi nó rời chân thủ môn chứ không còn phải đợi lăn ra ngoài vòng cấm như trước. Nhưng ở đây, chỉ có hậu vệ đội nhà được đứng trong vòng cấm, còn tiền đạo đối phương vẫn phải "rình" bên ngoài.
Tại sao lại có sự thay đổi này? Lý do đầu tiên có lẽ là để công bằng. Trước đây, khi thủ môn phát bóng bằng cách chuyền gần nhưng đường chuyền đó quá tệ và đặt hậu vệ vào tình huống nguy hiểm, hậu vệ đó có thể "cố tình" chạy vào vòng cấm và chạm bóng. Khi đó, trọng tài sẽ quyết định cho thực hiện lại pha phát bóng.

Luật phát bóng phải thay đổi theo thời đại
Sự "lách luật" này đã tồn tại từ lâu nhưng sẽ không còn sau khi luật mới ra đời. Vì khi thủ môn phát bóng quá tệ, tiền đạo đối phương, dù bất lợi ở vị trí đứng (bắt buộc phải ngoài vòng cấm) vẫn có thể can thiệp càng sớm càng tốt ngay khi quả bóng rời chân thủ môn. Điều này tạo ra sự công bằng cho cả đôi bên.
Thứ hai, sự thay đổi này cho phép trận đấu được diễn ra liền mạch nhất có thể. Hậu vệ chỉ cần đứng ngay cạnh thủ môn là vẫn có thể nhận bóng từ một pha phát bóng, qua đó dễ dàng xây dựng một đợt tấn công từ phần sân nhà. Đương nhiên, cách làm này đòi hỏi đội bóng phải sở hữu những trung vệ chơi chân tốt để không sợ đối phương áp sát ngay lập tức.
Với xu thể bóng đá kiểm soát như hiện tại, luật mới này rất phù hợp với những đội bóng như Man City hay Barcelona. Với những CLB có các cầu thủ phòng ngự chơi chân hoàn hảo, cách tiếp bóng trong vòng cấm có thể dễ dàng phá thế pressing tầm cao của đối phương. Ví dụ điển hình nhất đến trong trận đấu giữa Inter và Juventus.
Pha triển khai bóng từ pha phát bóng của Inter
NỘI DUNG SẼ XUẤT HIỆN TẠI ĐÂY |
Các hậu vệ Inter gây sức ép buộc Mario Mandzukic phải bước ra khỏi vòng cấm mới chịu khai cuộc. Đến khi tiền đạo của Juventus ra ngoài, thủ môn Inter có đến 4 lựa chọn chuyền bóng trong vòng cấm. Bóng được phát triển dần dần từ trung lộ ra cánh, rồi từ cánh lại vào trung lộ làm phá đi thế vây hãm rất rát của Juventus.
Và cuối cùng, luật mới ra đời nghĩa là sẽ có thêm nhiều lựa chọn cho thủ môn. Đương nhiên, có thể xây dựng bóng bằng cách chuyền ngay cho hậu vệ đứng gần như kiểu Inter, nhưng cũng có thể tạo lớp ngụy trang như kiểu Man City.
"Lườm rau gắp thịt" theo kiểu Man City
NỘI DUNG SẼ XUẤT HIỆN TẠI ĐÂY |
Trong trận đấu với West Ham, 2 trung vệ của Man City tiến sát vào vị trí của thủ môn đội nhà như báo trước một pha phối hợp ngắn trong vòng cấm. Điều này buộc đội hình của West Ham phải dâng cao để tạo thế pressing. Nhưng thay vì chuyền gần, thủ môn Man City lại phát dài lên cho vệ tinh bên trên. Đường chuyền bổng gây bất ngờ cho West Ham và phần nào phá đi kết cấu phòng ngự của họ.
Nhưng kiểu của Man City cũng không thể độc đáo bằng Benfica. Ở trận giao hữu với Milan, thủ môn Benfica đúng là có chuyền gần trong vòng cấm, nhưng là... hất bóng lên để hậu vệ đội nhà đánh đầu về. Sau đó thủ môn bắt lấy và thực hiện một pha ném bóng sang hướng đối diện. Cách làm này gây bất ngờ cho đối phương nhưng cũng mở ra một tác dụng khác của luật phát bóng mới, đó là: Câu giờ.
Chỉ những nghệ sĩ mới dám làm như thủ môn và hậu vệ Benfica
NỘI DUNG SẼ XUẤT HIỆN TẠI ĐÂY |
Đương nhiên là đi "đêm lắm cũng có ngày gặp ma" và có lẽ Benfica cũng chỉ dám áp dụng cách thức này trong một trận đấu giao hữu mà thôi.