Top 10 nhà tài trợ áo đấu quái gở nhất lịch sử bóng đá

Phương Minh
13:00 ngày 11-01-2022
Quảng cáo trên áo đấu đã trở nên quá quen thuộc trong bóng đá hiện tại. Nhưng ngoài những nhà tài trợ tạm gọi là “bình thường”, còn có những quảng cáo kỳ cục khi người ta đưa lên áo đấu từ trò chơi, công ty trồng cần sa, nhà chứa cho đến... thông điệp cấm hút thuốc.
#1
Thông điệp No Smoking (CLB West Brom)

Khá nhiều cầu thủ xuất sắc trên thế giới từng nghiện thuốc lá, như Johan Cruyff, Diego Maradona, Paul Gascoigne hay Carlo Ancelotti. Nhưng không ai trong số này từng khoác áo West Brom. Có thể vì họ quá xuất sắc nên không quan tâm đến một CLB yếu như The Baggies. Nhưng còn vì West Brom là đội đầu tiên đưa thông điệp “No Smoking” lên ngực áo, theo hợp đồng tài trợ với tổ chức y tế vùng Tây Midlands giữa thập niên 1980.

#2
Hãng phim Columbia Pictures (Atletico)

Đầu những năm 2000, Atletico từng lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính. Vì thế, họ đã ký một hợp đồng tài trợ áo đấu kỳ lạ để quảng bá cho các bộ phim của hãng Columbia Pictures. Thế là người ta có thể thấy mỗi trận đấu, thủ quân Fernando Torres của Los Rojiblancos lại ra sân với một bộ phim khác nhau trên ngực áo. Từ siêu phẩm như Hellboy, S.W.A.T. cho đến những phim khá tệ như White Chicks hay Spanglish.

#3
Nhà chứa Soula (Voukefalas)

Nếu đã biết Soula là cái gì thì tốt nhất là bạn không nên thừa nhận, trừ phi bạn là CĐV của CLB Voukefalas ở Hy Lạp. Đơn giản vì nó là một nhà chứa tại thành phố Larissa, đã tài trợ cho đội bóng của địa phương vào năm 2012. Giải thích cho bản hợp đồng gây sốc này, chủ tịch của Voukefalas cho biết đây chỉ là sự hợp tác “thuần túy về tài chính”, do CLB không tìm được nhà tài trợ.

#4
Kẹo mút Chupa Chups (Sheffield Wednesday)

Có những chiếc áo đấu bản thân nó đã mang tính nghệ thuật, như bộ trang phục vàng-xanh của Boca Juniors, hay màu xanh lá trang nhã của Saint-Etienne. Nhưng không nhiều CLB có trang phục mang dấu ấn của một nghệ sĩ nổi tiếng. Sheffield Wednesday là đội bóng may mắn hiếm hoi ấy, khi quảng cáo cho công ty kẹo mút Chupa Chups năm 1999. Vì logo của Chupa Chups được thiết kế bởi danh họa theo trường phái siêu thực, Salvador Dali.

#5
Đồ ăn nhanh Burger King (Getafe)

Bóng đá và “fast food” có vẻ khá mâu thuẫn, khi các cầu thủ vốn bị cấm tiệt sử dụng đồ ăn nhanh. Nhưng mối duyên giữa Burger King và Getafe lại khá hiệu quả. Mùa 2009/10, hãng đồ ăn nhanh này bắt tay với CLB Tây Ban Nha, và cầu kỳ thiết kế thêm một khuôn mặt ở bên trong phòng khi các cầu thủ kéo áo lên ăn mừng. Cuối mùa đó, Getafe ghi được 58 bàn và xếp thứ 6 ở La Liga.

#6
Rượu Jagermeister (Eintracht Braunschweig)

Các hãng bia rượu từng xuất hiện nhan nhản trên những chiếc áo đấu, trước khi bị thay thế bởi các công ty cá cược. Nhưng trở lại nước Đức vào năm 1973, quảng cáo trên áo đấu vẫn còn chưa được cho phép tại Đức. Vậy là CLB Eintracht Braunschweig quyết định chơi lớn khi... thay đổi luôn logo của mình để quảng cáo trá hình cho Jagermeister, một loại rượu thảo mộc nổi tiếng của Đức vẫn được sử dụng để làm cocktail.

#7
Trò chơi Angry Birds (Everton)

Thêm một sự kết hợp kỳ quặc, khi Everton ký hợp đồng tài trợ áo đấu với công ty phát triển game nổi tiếng Rovio của Phần Lan. Để cái tên “Angry Birds”, tựa game nổi tiếng nhất trên điện thoại thông minh năm 2010, xuất hiện trên tay áo của Wayne Rooney và các đồng đội năm 2017, Rovio phải trả cho The Toffees tới 1 triệu bảng/mùa. Giờ thì Rooney đã ra đi, nhưng Angry Birds vẫn còn ở lại sân Goodison Park.

#8
Công ty cần sa Flowery Field (Wiener Viktoria)

Mới nghe qua thì cái tên Flowery Field dễ khiến người ta nghĩ đến một cánh đồng hoa. Thực tế thì đúng là như vậy, chỉ có điều đây là một loài hoa đặc biệt. Nhà tài trợ áo đấu của CLB Wiener Viktoria, Flowery Field thực ra là một công ty gieo trồng... cần sa. Không hiểu nhà tài trợ có tặng gì cho các cầu thủ không, nhưng đội bóng Hạng Tư của Áo này từng thua Wienerberg tới 0-24 hồi tháng 5/2017.

#9
Ban nhạc Wet Wet Wet (Clydebank)

Việc các ban nhạc quảng cáo trên áo của các CLB không phải điều mới mẻ. Cả Mogwai, Super Furry Animals, Pulp, Motorhead và Goldie Lookin Chain đều đã từng làm vậy. Nhưng Wet Wet Wet là cái tên đáng chú ý nhất trong số đó. Ban nhạc rock của Scotland nổi tiếng với bài “Love is all around” trong phim “Bốn đám cưới và một đám ma” này từng hào phóng tài trợ áo đấu cho đội bóng quê nhà Clydebank vào năm 1993.

#10
Quần áo Pooh Jeans (Milan)

Cái bắt tay giữa Milan và Pooh Jeans thì không có vấn đề gì. Nhưng trước khi đưa tên lên ngực áo một CLB, các công ty lẽ ra nên kiểm tra xem nó có ý nghĩa gì trong các ngôn ngữ khác nhau. Ví dụ từ Sega gắn với Arsenal khá được đón nhận tại Italia, vì tên của hãng trò chơi này có nghĩa là “thằng ngố” trong tiếng Ý. Còn tại Anh, nhắc đến từ Pooh là người ta sẽ nghĩ đến... phân (poo).

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x