Hậu trường mùa Hè điên rồ của Barcelona: Cách chơi của người khổng lồ

Minh Huy
15:47 ngày 12-09-2022
Qua điều tra của nhật báo thể thao nổi tiếng L’Equipe, người ta sẽ thấy được một Barcelona nợ đầm đìa nhưng lại có một kỳ chuyển nhượng đắt đỏ; thấy được đội chủ sân Camp Nou kiếm tiền điên cuồng thế nào trong một thời gian rất ngắn để có thể mang về hàng loạt ngôi sao.
Hậu trường mùa Hè điên rồ của Barcelona: Cách chơi của người khổng lồ

Bắt đầu từ “cuộc chia tay thế kỷ” với Leo Messi…

00h45 ngày 6/8/2021 (giờ Việt Nam), một thông báo rung chuyển xuất hiện trên trang chủ của Barcelona: CLB chia tay Leo Messi và cảm ơn anh về 17 năm tận hiến trung thành của ngôi sao người Argentina. Trước đó vài giờ, tưởng như Barca đã hoàn tất mọi thứ để gia hạn hợp đồng với Messi. Song tất cả đổ bể vào phút chót.

Chủ tịch Barca, Joan Laporta gặp khó khăn và không thể kiếm tiền kịp thời để giữ chân Messi. Laporta thay vì thông báo ký hợp đồng mới với Messi lại cho biết CLB nợ khoảng 1,35 tỉ euro, trong đó có 160 triệu euro, tương ứng với khoản nợ dành cho chân sút sinh năm 1987.

Ngay sau khi Messi rời Camp Nou, Barca lao vào những cuộc mua sắm điên cuồng. Ferran Torres là cái tên đầu tiên ở kỳ chuyển nhượng mùa Đông 2022 với giá 55 triệu euro. Một vụ bạo chi rất khó hiểu và thiếu thông minh đối với không ít người yêu mến Barca.

Và đến mùa Hè này, gã khổng lồ xứ Catalunya đã chi tổng cộng 153 triệu euro để đem về những Robert Lewandowski (Bayern), Raphinha (Leeds) và Jules Kounde (Sevilla); trong khi Franck Kessie (Milan), Andreas Christensen và Marcos Alonso (Chelsea), Hector Bellerin ( Arsenal) gia nhập CLB theo dạng chuyển nhượng tự do. 

Chi hơn trăm triệu euro để mua sắm, nhưng Barca chỉ thu về 47 triệu euro từ các vụ bán Pierre-Emerick Aubameyang (Chelsea), Philippe Coutinho (Aston Villa), Ferran Jutgla (Club Bruges) và Francisco Trincao (Sporting Lisbon, cho mượn kèm điều khoản mua đứt).

Ngoài ra, những cuộc chia tay với Neto (Bournemouth), Moussa Wague (Gorica, Croatia), Daniel Alves (Pumas, Mexico), Adama Traore (Wolves), Luuk de Jong (PSV), Clement Lenglet (Tottenham), Riqui Puig (Los Angeles Galaxy), Samuel Umtiti (Lecce), Alex Collado (Elche), Rey Manaj (Watford), Nico Gonzalez (Valencia CF) và Oscar Mingueza (Celta Vigo) đều không mang lại cho ngân sách Barca một xu nào. 

Thực sự 2022 là mùa Hè điên rồ của Barca. Nó khiến cả châu Âu phải kinh ngạc. Đến mức, HLV Julian Nagelsmann của Bayern phải thốt lên: “Không chỉ có Lewy, họ mua rất nhiều cầu thủ. Tôi không biết họ làm thế nào. Đó là CLB duy nhất trên thế giới không có tiền nhưng có thể mua được tất cả các cầu thủ. Với tôi, điều đó hơi kì lạ và điên rồ”.

Còn HLV Juergen Klopp cho biết trên Kicker cách đây 2 tuần: “Nếu anh nói với tôi rằng tôi không có tiền, thì tôi sẽ chẳng tiêu xu nào. Trước đây tôi đã 2 lần trải qua điều này. Với tư cách là người yêu bóng đá, tôi chẳng hiểu Barca mua sắm tân binh bằng cách nào”.

Chủ tịch Lapota đã tìm mọi cách để kiếm tiền cho Barca

… Đến kích hoạt 4 đòn bẩy kinh tế

Barca là một trong những đội bóng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19 với khoản lỗ hơn 500 triệu euro từ bán hàng, nhà tài trợ, bán vé… Để bù đắp, lãnh đạo CLB cố gắng đàm phán lại lương bổng của các thủ lĩnh Sergio Busquets, Jordi Alba và Gerard Piqué.

Sau đó, họ kích hoạt 4 đòn bẩy kinh tế. Hai đòn bẩy đầu tiên để bán 25% bản quyền truyền hình La Liga trong 25 năm cho Sixth Street (với giá 500 triệu euro) và hai đòn bẩy tiếp theo để bán tối đa 49% cổ phần của công ty sản xuất thiết bị nghe nhìn Barca Studios.

Bằng cách kích hoạt các đòn bẩy kinh tế khác nhau nói trên, Barca đã thu được hơn 800 triệu euro, nhiều hơn tổng số tiền của 20 CLB La Liga cộng lại trong suốt 4 năm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Nhưng rõ ràng, để phục hồi ngoạn mục như vậy, Barca phải thế chấp một phần tài sản. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến thu nhập và sức hấp dẫn của CLB trong tương lai.

Bên cạnh đó, vai trò của Laporta cũng cực kỳ quan trọng. Vốn không thuộc kiểu người mộng mơ, Laport đã sử dụng tất cả các thế mạnh để vực dậy đội bóng, đặc biệt là các mối quan hệ tình bạn với Pini Zahavi (người đại diện của Lewandowski), Darren Dein (con trai của cựu chủ tịch Arsenal, David Dein, giúp Barca hợp tác với Spotify).

Và khi mua sắm, Barca đặt ra mục tiêu rất rõ ràng. Ví dụ vụ mua Raphinha chẳng hạn. Buộc phải chi 50 triệu euro cho cầu thủ này, Barca phải kiếm đủ hoặc nhiều hơn số tiền nói trên. Vậy là “Laporta phát huy hết tố chất máu lạnh, hơi giống Bernard Tapie khi xưa”, theo lời của Javier Gomez, GĐĐH La Liga. Vào tháng 5/2022, HLV Xavi Hernandez gọi những cầu thủ không còn nằm trong kế hoạch của CLB (Umtiti, Riqui Puig, Neto, Braithwaite và Mingueza) và yêu cầu họ ra đi. Frenkie De Jong trở thành nạn nhân của chiến dịch này. 

Barca muốn bán De Jong vì hai lẽ: giá chuyển nhượng khoảng 60 triệu euro và mức lương cao (14 triệu euro/năm). Tiền vệ người Hà Lan phải chịu mọi áp lực trong mùa Hè 2022. Nhưng rồi De Jong chấp nhận giảm lương để ở lại sân Camp Nou. Bên cạnh đó, Xavi quyết mua tân binh (thuyết phục Kounde đến), không nề hà chuyện gì, ngay cả khi khiến đồng đội cũ phật lòng (đề nghị Pique ngồi dự bị)…

Tất cả đã giúp Barca có cú đề-pa thực sự ấn tượng với 4 thắng, 1 hòa/5 trận trên mọi đấu trường vừa qua.

Messi có thể trở lại Barca?
“Tại sao Barca không sử dụng đòn bẩy tài chính vào mùa Hè năm ngoái? Nếu điều đó xảy ra cách đây hơn một năm, chắc chắn Messi vẫn sẽ là cầu thủ của Barca. Sự trở lại của Messi sau khi mãn hạn hợp đồng với PSG mùa Hè năm sau là hoàn toàn có thể thực hiện được. Các nhà tài trợ sẽ đóng một vai trò cơ bản trong vụ này”, Roger Vinton, tác giả cuốn sách “Barca đối mặt với cuộc khủng hoảng thế kỷ” nhấn mạnh trên tờ El Pais.

Dembele ở lại Barca vì Xavi
Phát biểu trên El Pais, tiền đạo người Pháp chia sẻ rằng anh đã đồng ý ký bản giao kèo mới với Barca vì tin vào phương pháp dẫn dắt, vào tài năng và con người của HLV Xavi. “Xavi đối xử rất tốt với các cầu thủ. Ông ấy giúp chúng tôi có động lực thi đấu và trò chuyện rất nhiều với cầu thủ. Tôi đã bị Xavi thuyết phục ở lại”, Dembele nhấn mạnh.

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17
  • Tin giờ chót 19/4: Lộ lý do thực sự khiến Palmer rời Man City Tin giờ chót 19/4: Lộ lý do thực sự khiến Palmer rời Man City

    Lộ lý do thực sự khiến Palmer rời Man City, Liverpool nhảy vào cuộc đua giành Musiala, Odegaard kêu gọi cầu thủ Arsenal đoàn kết... là những tin tức đáng chú ý trong tối ngày 19/4.

  • Nhận định bóng đá Real vs Barca, 02h00 ngày 22/4 02h00 ngày 22/4: Real vs Barca

    Nhận định bóng đá trận Real vs Barca diễn ra vào lúc 02h00 ngày 22/4 trong khuôn khổ vòng 32 La Liga 2023/24. Bongdaplus phân tích thông tin lực lượng, đội hình dự kiến, soi kèo nhà cái, dự đoán tỉ số.

  • Soi kèo VIP 19/4: Frankfurt vs Augsburg Soi kèo: Xỉu góc hiệp 1 trận Frankfurt vs Augsburg

    Soi kèo: Tuy Augsburg đang cày góc dữ dội nhưng trận Frankfurt vs Augsburg đêm nay tại Bundesliga lại dễ về xỉu phạt góc hiệp 1.

  • CEO Cloud9 giải thích lý do thay Fudge bằng Thanatos CEO Cloud9 giải thích lý do thay Fudge bằng Thanatos

    Trong phỏng vấn với Dexerto, CEO của Cloud9 Jack Etienne trả lời về lý do thay đổi đường trên từ Fudge thành Thanatos. Theo đó, Jack khẳng định Cloud9 cần có sự thay đổi nếu muốn tiến xa hơn tại các giải đấu, không chỉ ở LCS mà cả các giải quốc tế.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x