BREXIT & sự sụp đổ của Premier League
Ngày 31/10/2019 tới đây, cả Premier League và bóng đá châu Âu đều dõi mắt về những động thái chính trị tại nước Anh. Liệu quyết tâm Brexit của Thủ tướng Boris Johnson nhằm đưa Vương quốc Anh rời khỏi EU có hoặc không có đạt được các thoả thuận có trở thành hiện thực hay không? Nếu Brexit hoàn tất, một bức tranh u ám sẽ xuất hiện với nền công nghiệp thể thao và giải trí đóng góp tới 3,3 tỉ bảng Anh cho đảo quốc này mỗi năm: Premier League.

Đối với một GĐTT của một CLB hàng đầu Premier League, yêu cầu này đã rõ ràng. "Chúng tôi muốn Điều luật Jeremy Corbyn", một tay cò nói. Vâng, chào mừng đến với bóng đá Anh năm 2019, thời điểm các cơ quan quản lý, CLB và nhà đại diện đang quằn quại đủ kiểu để chuẩn bị cho sự kiện hỗn loạn chính trị có thể nhấn chìm đất nước lẫn nền bóng đá.

Jeremy Corbyn, lãnh đạo Công Đảng Anh, đã cam kết sẽ tăng mức thuế đánh vào những người có thu nhập cao nhất Vương quốc Anh nếu như ông thắng cử trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến sẽ tổ chức ​​trong những tháng tới đây. Năm 2018, Công Đảng đã cam kết đặt thuế ở mức 50% cho mức thu nhập trên 123.000 bảng mỗi năm và điều này không khiến giới bóng đá quan tâm.

Nhưng lời đề nghị của tay GĐTT trên đã giải thích mọi thứ rất rõ. Yêu cầu áp dụng Điều luật Jeremy Corbyn của một tay đại diện cầu thủ là bởi muốn đảm bảo cho thân chủ một mức thu nhập ròng sau thuế có giá trị cao hơn dù ở bất kỳ môi trường chính trị nào. Điều này có nghĩa là chúng tôi phải tăng lương cho cầu thủ trong trường hợp Công Đảng thắng cử.

GĐTT này không đơn độc. Các CLB khác cũng phải nghe những yêu cầu tương tự. Phát ngôn viên của Công Đảng nói với báo chí: "Chúng tôi cam kết sẽ không tăng thuế thu nhập hoặc phí bảo hiểm quốc gia lên mức 95%, nhưng trong một hệ thống thuế công bằng, những người thu nhập lớn hơn phải chịu mức thuế thu nhập lớn hơn".

Đây không phải là nước cờ duy nhất cầu thủ và người đại diện đang thực hiện. Cầu thủ còn yêu cầu được trả lương bằng đồng euro để bảo vệ chống lại sự mất giá của đồng bảng. Cũng đúng thôi, tỉ giá thương mại của đồng bảng đã giảm hơn 13% kể từ cuộc trưng cầu dân ý Brexit vào tháng 6/2016. CLB Man United cũng đã áp dụng chính sách trả lương bằng đồng euro cho một số đối tượng.

Tuy nhiên, với lĩnh vực bóng đá, một khảo sát bối cảnh chính trị được tiến hành vào vào tháng 10/2019, chuyện tăng thuế thu nhập theo cam kết của Corbyn dường như là vấn đề được quan tâm ít nhất. Điều cấp bách nhất bây giờ là bóng đá đang cố gắng vượt qua đống đổ nát của các cuộc đàm phán Brexit của Anh với EU và tìm ra cách để duy trì sự phát triển thành công lâu dài của Premier League.

Hạ viện đã bỏ phiếu 3 lần để từ chối thỏa thuận mà cựu Thủ tướng Theresa May đã đồng ý và vẫn giữ quan điểm của mình về việc này với đề xuất của chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson thuộc đảng Bảo Thủ, là rời khỏi EU vào ngày 31/10/2019, có hoặc không có đạt được các thỏa thuận.

Bất chấp những đề xuất mới nhất do ông Johnson đưa ra, việc Brexit – Mà Không Có Thoả Thuận vẫn chỉ là vấn đề gây tranh cãi. Điều này mô tả việc rời EU của nước Anh đầy rủi ro về mặt thương mại và an ninh, khi không có bất cứ thoả thuận nào được ký kết.

Việc chuẩn bị đang diễn ra. Trong năm qua, các CLB bóng đá hàng đầu, ráo riết đưa các giám đốc thể thao và giám đốc điều hành đi học các khoá đào tạo pháp lý khẩn cấp. "Nếu Brexit mà không có thoả thuận, mọi thứ sẽ phức tạp hơn nhiều", Andrew nói, trưởng bộ phận nhập cư của công ty luật Lewis Silkin nói.

"Đây không phải là kế hoạch Sợ Hãi mà là một kế hoạch Chó Đẻ", GĐTT của một CLB thuộc nhóm Big Six nói.

Các đại diện pháp lý của Premier League đã liên tục đàm phán với FA, Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ kể từ khi Anh bỏ phiếu rời EU vào tháng 6/2016. Phản hồi từ chính phủ, cả dưới thời bà Theresa May và ông Boris Johnson, được cho là mang tính tích cực. Premier League được coi là một tài sản quyền lực mềm của Đế quốc Anh, mang lại 3,3 tỷ bảng vào kho bạc nhà nước mỗi năm.

Tuy nhiên, khi Brexit diễn ra, các CLB Premier League sẽ mất đi một số sức mạnh.Ví dụ rõ ràng nhất đề cập đến khả năng các CLB ký hợp đồng với các cầu thủ từ 16 đến 18 tuổi. Điều này sẽ làm mất khả năng "đánh cắp" những tài năng trẻ châu Âu như Cesc Fabregas, Gerard Pique và Hector Bellerin của các CLB Premier League.

Điều 19 FIFA quy định rằng, các CLB không được tuyển dụng cầu thủ dưới 18 tuổi từ nước ngoài nhưng EU đã bảo đảm miễn trừ chuyển nhượng bóng đá cho các CLB trong khối EU. Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu Anh không còn là thành viên EU? Lợi quyền này sẽ biến mất.

Trước đây, các CLB Anh đã chọc giận các CLB hàng đầu châu Âu, đặc biệt là ở Tây Ban Nha, bằng cách săn lùng các cầu thủ trẻ của họ và ký hợp đồng với họ về các thỏa thuận khi họ còn là thanh thiếu niên trước thời điểm trưởng thành. Khi Arsenal cướp được Fabregas, biểu tượng của Barcelona, ​​Johan Cruyff nói: "Bóng đá Châu Âu đang biến sự gian lận thành một hình thức nghệ thuật. Các GĐĐH của đội bóng xứ Catalan đã nuôi một mối hận thù kể từ đó với các đối tác bên kia eo biển Manche.

Và các CLB Anh không nên mong đợi bất kỳ sự đối xử hay miễn trừ đặc biệt nào về vấn đề này. FIFA cũng từ chối bình luận về các kịch bản tiềm năng, liên quan đến vấn đề này. Nhưng cũng có thể các CLB Anh đã nghĩ ra vài cách lách luật.

Chủ sở hữu của các CLB như Leicester và Brighton cũng sở hữu các CLB nhỏ hơn ở Bỉ, trong khi Man City có một mạng lưới các CLB vệ tinh. Đó là một kẽ hở giúp một CLB ở Bỉ ký hợp đồng với tài năng trẻ và phát triểnanh ta cho đến sau 18 tuổi và chuyển về CLB mẹ ở Premier League.

Ở chiều ngược lại, xu hướng các CLB ở nước ngoài lùng sục các tài năng trẻ người Anh khắp châu Âu cũng bị ảnh hưởng. Ví dụ như Jadon Sancho tại Dortmund, Reece Oxford tại Augsburg và Oliver Burke được West Brom cho Alaves mượn. Tuy nhiên, nếu Brexit diễn ra, các tài năng người Anh sẽ bị xếp hạng "ngoài EU" và bị chịu "hạn ngạch cầu thủ".

Ostern, một luật sư về mảng di trú thuộc công ty luật Lewis Silkin, hiện đang đào tạo về vấn đề này cho một số CLB, giải thích: "Nếu chúng ta không đảm bảo về việc ký các thỏa thuận, cầu thủ Anh sẽ phải đối phó với 27 hệ thống nhập cư khác nhau trong EU.

Nếu một cầu thủ muốn đến Dortmund, anh ta sẽ cần giấy phép lao động của Đức. Chúng ta sẽ bị đối xử giống như bất kỳ quốc gia nào ngoài EU và phải tuân thủ đủ điều kiện theo quy định cụ thể của từng quốc gia. Rất nhiều hệ thống bóng đá trong EU áp dụng hạn ngạch sử dụng cầu thủ ngoài EU".

Kịch bản kịch tính nhất có thể liên quan đến trường hợp Gareth Bale tại Real Madrid. Luật của La Liga khẳng định, các CLB chỉ có 3 cầu thủ ngoài EU được đăng ký trong đội hình 25 người. Eder Militao, Vinicius Jr và Rodrygo đã được Real Madrid đăng ký mùa này. Tuy nhiên, khi Anh rời EU vào ngày 31/10 này, Bale sẽ không còn là công dân EU.

Và từ đầu kỳ chuyển nhượng tháng 1/2020, các cầu thủ Anh ký hợp đồng với các CLB trong lục địa sẽ được đăng ký là cầu thủ ngoài EU và do đó phải chịu quota. Đối với Bale, đấy là một tương lai mông lung khi các cuộc đàm phán chính trị vẫn đang diễn ra trong bế tắc. Khả năng"ly dị" giữa Bale và Real ngày càng trở nên khả thi.

Đối với bóng đá châu Âu, hệ luỵ của Brexit cũng như vỏ chuối được vứt khắp nơi để bẫy những bước chân vô tình. Hãy nghe Ostern giải thích khả năng một số ngôi sao nổi tiếng nhất thế giới bị ảnh hưởng như thế nào.

Lionel Messi trước đây đã bị kết án vì tội gian lận thuế và bị tòa án Tây Ban Nha tuyên án tù treo 21 tháng. Khi Anh rời khỏi EU, khả năng của Messi được nhập cảnh vào nước Anh càng trở nên khó khăn hơn.

Ostern nói: "Có một điểm đáng chú liên quan đến bóng đá ở EU. Nếu là cầu thủ EU có tiền án, anh ta vẫn có thể đến Vương quốc Anh miễn là không bị coi là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Nhưng nếu không phải là công dân EU và đã có tiền án, cầu thủ đó bị cấm đến Vương quốc Anh".

Có một số cầu thủ bóng đá rất nổi tiếng với tiền án và án treo vì tội trốn thuế. Họ, cho đến nay, đã không phải lo lắng vì họ có hộ chiếu EU. Nhưng sau Brexit, họ có khả năng không thể vào nước này (vì họ sẽ bị đối xử như những người không thuộc quốc tịch EU).

Thế nên, nếu Barcelona lọt vào trận chung kết Champions League 2020 được tổ chức tại Wembley chẳng hạn, anh ta sẽ không được phép nhập cảnh vào nước Anh. Điều này có thể gây rắc rối và tranh cãi cho các đội đá Champions League khi sang Anh thi đấu.

UEFA từ chối bình luận về vấn đề vừa nêu trên nhưng vẫn hy vọng các nhà chính trị và bộ Nội Vụ Anh sẽ lưu ý khả năng này. Hãy nhớ rằng, khi ca sĩ người Mỹ Chris Brown lên kế hoạch lưu diễn ở Anh vào năm 2010, anh đã bị bộ Nội Vụ Anh cấm nhập cảnh vì một tiền án hình sự sau khi anh ta bị kết án đã tấn công ngôi ca sĩ Rihanna.

Vụ án Messi có thể sẽ khác vì anh ta sẽ không gây ra mối đe dọa an ninh nhưng cũng có những tiền lệ liên quan đến tài chính, như khi nước Anh cấm Martha Stewart nhập cảnh vào năm 2008 do tiền án nói dối với các nhà điều tra về việc bán cổ phần.

Phát ngôn viên của bộ Nội Vụ Anh cho biết: "Vương quốc Anh là quốc gia lãnh đạo thế giới bởi thế luôn thu hút được những tinh hoa từ khắp hành tinh. Chúng tôi muốn duy trì giá trị này. Mọi đơn nhập cảnh đều được xem xét kỹ càng dựa trên giá trị nhân của họ và phải phù hợp với các quy tắc nhập cảnh".

CĐV cũng phải lên kế hoạch cổ vũ nếu Thủ tướng Johnson được thực hiện được cam kết của mình, Vương quốc Anh sẽ rời EU vào ngày 31/10 tới và tuần sau đó, Champions League và Europa League sẽ tiếp tục vòng đấu bảng.

Man City sẽ chơi trên sân Atalanta (Italia) trong khi Arsenal làm khách của Vitoria ở Bồ Đào Nha. Giả dụ Brexit diễn ra không có thoả thuận, CĐV Anh sẽ phải đối mặt với thời gian chờ đợi lâu hơn vì họ sẽ phải xếp hàng riêng biệt như người ngoài EU vào châu Âu tại các sân bay.

Đừng hy vọng quy trình này được rút ngắn bởi một trong những nguyên lý cốt lõi của Brexits là tập trung vào việc cắt giảm di cư từ châu Âu. Bộ trưởng Nội Vụ Priti Patel trong tuần này đã nói về việc chấm dứt việc tự do xuất nhập cảnh vào Anh. Nếu công dân EU bị đối xử chặt chẽ thì công dân Anh cũng chịu như thế ở EU.

Ostern còn nhấn mạnh một vấn đề khác của các CĐV: "Hiện tại nếu công dân đang đi du lịch ở EU, hộ chiếu cần có giá trị trong 3 tháng. Nhưng sau Brexit, nếu muốn vào EU, thời hạn này sẽ là 6 tháng. Mọi người có thể bị cuốn vào những thứ mất thời gian, lắm thủ tục như thế này".

Các CLB Premier League cũng có những ưu tiên cấp bách. Mục tiêu ban đầu là bảo đảm vị thế của các cầu thủ châu Âu đang có trong đội hình và việc nhập cư cho các cầu thủ EU có thể sẽ mua ở kỳ chuyển nhượng tháng Giêng và mùa Hè 2020.

Chính phủ Anh đã cam kết, ngay cả trong trường hợp Brexit Không Có Ký Kết Thoả Thuận, họ sẽ gia hạn các quyền hiện tại cho các công dân EU nhập cảnh vào Vương quốc Anh cho đến tháng 12 năm 2020. Những cá nhân đó, sau đó, có thể nộp đơn xin tạm vắng ở châu Âu để tạm trú tại Anh thêm 3 năm nữa.

Điều này trở nên đáng chú ý, đặc biệt với các CLB Premier League muốn ký hợp đồng với các cầu thủ theo thời hạn 5 năm vào tháng 1/2020 hay mùa Hè tới. Họ sẽ phải đau đầu tính toán liệu các cầu thủ sẽ đủ điều kiện cư trú dài hạn theo hệ thống nhập cư mới vẫn còn nhập nhằng này.

"Thời kỳ Đi Lại Tự Do, kết hợp với quy định Tạm vắng khỏi châu Âu, chỉ tốt cho những bản hợp đồng có thời hạn 4 năm. Nhưng đó là cách duy nhất để vượt qua điều kiện theo hệ thống nhập cư mới của Vương quốc Anh, một thứ mà người Anh vẫn mông lung.

Nếu Brexit Không Có Thỏa Thuận diễn ra, khả năng ký hợp đồng dài hạn giữa CLB Anh và cầu thủ EU sẽ bị tổn hại bởi sự mù mờ về tương lai. Để giảm rủi ro, các CLB và cầu thủ sẽ phải đàm phán những bản hợp đồng ngắn. Và dĩ nhiên, chẳng ai thích điều này", Osborne phân tích.

Song, các câu lạc bộ Premier League vẫn lạc quan về việc đạt được một thỏa thuận thuận lợi sẽ khiến cho một hợp đồng dài hạn có mức độ rủi ro nhỏ nhất. Họ cũng vẫn hy vọng thỏa thuận FA sẽ bỏ định yêu cầu số cầu thủ tự phát triển trong đội hình Premier League được thông qua.

Quan điểm của họ là rõ ràng. Tại sao bất cứ ai cũng muốn làm hại một sản phẩm đem lại lợi nhuận lớn nhất cho nước Anh, và được xuất khẩu khắp thế giới: giải Premier League?

BTC Premier League cho biết: "Nói chung, chúng tôi tiếp cận vấn đề này vì lợi ích của bóng đá Anh và đã có những cuộc thảo luận tích cực với EFL và LĐBĐ Scotland, và cả hai đều đồng ý rằng Brexit không nên được sử dụng để làm suy yếu các đội bóng của bóng đá Anh, cũng không làm tổn hại khả năng chiêu mộ ngoại binh chất lượng của các CLB.

Giải đấu này được theo dõi tại 1 tỷ hộ gia đình ở 188 quốc gia, thu hút 700.000 du khách đến Anh mỗi mùa để xem bóng đá trực tiếp, trong khi các CLB thường tuyển dụng 12.000 nhân viên toàn thời gian để phục vụ cho đội bóng".

Rõ ràng, Premier League là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của nước Anh nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm để đảm bảo sự thịnh vượng lâu dài của nó đặt biệt ở vấn đề Brexit.

Thực hiện

Nội dung: Hải An

Đồ họa & Thiết kế: Hữu Anh

Một sản phẩm của Bongdaplus.vn

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x