Giá trị của Man United vượt tầm thương hiệu toàn cầu

Khi mua bán một CLB thể thao tầm cỡ như Man United, việc định giá hoàn toàn không đơn giản. Chúng ta không thể chỉ tập trung vào các cách định giá thông thường mà bỏ qua một định lý, đó là rất hiếm có cơ hội để sở hữu một thương hiệu thể thao toàn cầu. Mức giá cuối cùng để mua lại CLB giàu truyền thống này rất có thể là một cuộc đấu căng thẳng giữa các đối thủ cực kỳ giàu có và không một bỏ lỡ một thỏa thuận chỉ xuất hiện một lần trong đời như vậy.

TẠI SAO NHÀ GLAZERS
MUỐN BÁN MAN UNITED?

Chiến thắng trong trận chung kết Carabao Cup vào ngày Chủ nhật đã kết thúc hành trình năm mùa giải để tìm kiếm một chiếc cúp tại Man United. Trong quãng thời gian đó, các CĐV đã phải chứng kiến Man City 4 lần vô địch Premier League. Hai năm trước, lần đầu tiên Man City xếp trên Man United về mặt kiếm tiền.

Man United hiện đang tận hưởng chuỗi ngày tươi đẹp dưới thời HLV Erik Ten Hag. Nhưng chủ sở hữu của câu lạc bộ, gia đình Glazer đã rao bán Man United, với mức giá mục tiêu là 6 - 7 tỷ đô la, bao gồm cả khoản nợ kếch xù được coi là kỷ lục đối với một câu lạc bộ thể thao.

Cho đến nay, chỉ có 2 nhà thầu công khai gửi đề xuất và việc định giá như vậy rất khó để đo lường bởi các số liệu tài chính thông thường. Giá cổ phiếu của Man United. Theo tính toán của Lex, CLB trị giá 1,6 tỷ đô la và giá trị hiện tại 4,5 tỷ đô la sẽ cần tới tăng trưởng cả về doanh thu lẫn lợi nhuận để đạt được.

Thực tế là Glazers, một trong số những nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên xâm nhập vào thị trường bóng đá Anh chọn bán lại CLB vào lúc này đồng nghĩa với việc họ nhận định rằng đây là thời điểm vàng để nhượng lại khối tài sản, nhất là khi Man United vừa giành được một chiếc cúp vô địch.

Nhưng không thể bỏ qua tiềm năng tăng trường trong tương lai của CLB, dựa trên các nguồn doanh thu hiện có và Man United vẫn luôn là một thương hiệu thể thao hàng đầu trên toàn cầu. Chất xúc tác cho việc nhà Glazers rao bán United là việc Chelsea được bán với giá 3,2 tỷ đô là vào tháng 5/2022, một động thái bắt buộc khi các lệnh trừng phạt được áp dụng đối với Roman Abramovich sau khi Nga tiến hành “chiến dịch quân sự” với Ukraine.

Việc tiếp quản Chelsea của tỷ phú Mỹ Todd Boehly và các đối tác của ông đã thúc đẩy nhiều ông chủ CLB bóng đá Anh có một cái nhìn mới về giá trị tiềm năng của đội bóng mà họ đang sở hữu.

Vào tháng 11/2022, nhiều thông tin cho biết Fenway Sports Group, một công ty đầu tư thể thao của Mĩ vốn đang sở hữu đội bóng chày Boston Red Sox và Liverpool đang xem xét những lựa chọn đối với CLB này. Sau đó, công ty này cho biết họ không có ý định bán Liverpool.

Cũng vào cuối tháng 11/2022, 2 anh em Joel và Avram của nhà Glazer đưa ra thông báo rằng họ sẽ tìm kiếm nguồn vốn từ bên ngoài và có thể sẽ bán toàn bộ Man United. 6 thành viên nhà Glazer kiểm soát hơn 95% CLB, dù chỉ sở hữu 2/3 quyền liên quan tới các giao dịch kinh tế (economic right) ở CLB. Tuy nhiên, cổ phiếu của họ có giá trị biểu quyết gấp 10 lần so với các cổ đông khác. Do đó, không một ai có thể ngăn cản quyết định bán lại MU của nhà Glazers.

NGƯỜI MUA THẤY GÌ
HẤP DẪN Ở MAN UNITED?

Nhà Glazers đã bổ nhiệm Raine Group, ngân hàng ở New York đã xử lý vụ mua bán Chelsea để đàm phán với các nhà thầu. Đó là Sir Jim Ratcliffe, một trong những người giàu nhất nước Anh, một CĐV lâu năm của Man United và Jassim bin Hamad al-Thani - Con trai của cựu thủ tướng Qatar, và Chủ tịch Ngân hàng Hồi giáo Qatar. Ông cũng tuyên bố mình là một người hâm mộ trung thành với Quỷ Đỏ.

Nhà nước Qatar đã sở hữu câu lạc bộ PSG thông qua tập đoàn Qatar Sports Investments. Theo các quy định của UEFA, các CLB có cùng chủ sở hữu không thể cùng tham dự một giải đấu. Tuy nhiên, vẫn có ngoại lệ như trường hợp hai CLB thuộc sở hữu của Red Bull là Leipzig và Salzburg cùng tham dự Euroupa League năm 2018.

Ratcliffe, hiện đang nhận sự cố vấn từ Gold Sachs và JPMorgan đã đưa ra lời đề nghị với Man United trong khi Al-Thani cam kết mua lại câu lạc bộ mà không kèm các khoản nợ, điều mà những người hâm mộ Quỷ đỏ đã luôn lo lắng kể từ khi nhà Glazer sử dụng đòn bẩy tài chính để mua Manchester United năm 2005.

Ngoài ra, còn có khả năng một nhà đầu tư chiếm cổ phần thiểu số, hoặc cung cấp tài chính để hỗ trợ quyền sở hữu Glazer hiện tại. Elliott Management, công ty quản lý đầu tư Hoa Kỳ cũng như MSD Partners và Oaktree Capital đã bày tỏ sự quan tâm trong việc cung cấp tài chính cho các nhà đầu tư tiềm năng.

Các CĐV Man United vốn luôn bất mãn vì các khoản nợ của CLB và sự quản lý yếu kém của nhà Glazers. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới quyết định đầu tư vào CLB này. Old Trafford vẫn là SVĐ lớn nhất ở Premier League với sức chứa 77.000 nhưng về cơ sở hạ tầng hiện đại thì nó đã thua sút so với các sân đấu của Man City, Arsenal và Tottenham. Nhà hát của những Giấc mơ đang rất cần một sự đổi mới sau 15 năm.

Theo ước tính, việc tân trang Old Trafford và khu phức hợp đào tạo Carrington Carrington có thể tiêu tốn 1,5 tỷ bảng. Các nhà phân tích đã không lường trước một khoản đầu tư lớn đến như vậy. CLB đã hoãn chi trả cổ tức trong năm nay (đến tháng 6) để bảo toàn dòng tiền. Điểm cộng lớn đối với Man United là CLB sở hữu khu đất lớn xung quanh sân vận động, đó là tiềm năng phát triển thu hút các nhà đầu tư.

Gần đây, chẳng hạn như ở mùa giải 2016/17, Man United dẫn đầu tất cả các CLB về doanh số bán hàng. Nhưng sau một thập kỷ tăng trưởng, các khoản lợi nhuận của Man United từ quyền phát sóng cho tới thu nhập thương mại từ các nguồn tài trợ đều đã sụt giảm.

Một phần nguyên nhân là do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 làm suy yếu tất cả các CLB bóng đá nói chung. Nhưng những màn trình diễn trên sân cỏ của Man United là không mấy tích cực trong nhiều năm qua. Họ hai lần vắng mặt ở Champions League năm 2016 và 2019.

Ở mức 688 triệu euro (593 triệu bảng) năm 2022, doanh thu hàng năm của Man United vẫn cao hơn mức trung bình 462 triệu euro của các CLB hàng đầu châu Âu. Ngay cả trong mùa giải mà chỉ về đích ở vị trí thứ sáu, họ vẫn có doanh thu xếp trên mọi CLB ở châu Âu, ngoại trừ Man City, Real Madrid và Liverpool.

Nếu tham gia Super League, giải đấu được đề xuất năm 2021 bởi một số CLB “đại gia” ở châu Âu (bao gồm cả Man United), Quỷ Đỏ đã có thể thu về những nguồn thu nhập thương mại và phát sóng. Nhưng giải đấu đã bị phản đối mạnh mẽ và ý tưởng đó nhanh chóng bị bỏ rơi.

Trong khi đó, chi phí vận hành của Man United, chủ yếu là quỹ lương cầu thủ tiếp tục tăng lên. Mặc dù Man United có tỷ lệ tiền lương trên doanh thu (66%), thấp hơn nhiều CLB ở EPL, Quỷ Đỏ vẫn ghi nhận khoản lỗ trước thuế 3 năm liên tiếp tính đến tháng 6/2022.

Đó là thành tích tồi tệ nhất kể từ khi nhà Glazers mua CLB năm 2005. Hiệu suất tài chính ảm đạm có thể là nguyên nhân khiến Glazer muốn bán Man United. Nợ ròng cũng bắt đầu tăng trở lại trong những năm gần đây. Hầu như toàn bộ các khoản nợ đều được tính bằng đô la, trong khi phần lớn doanh thu của Man United lại tạo ra bằng đồng bảng. Giá trị của đồng bảng đã giảm 15% so với đồng USD kể từ khi đạt đỉnh vào tháng 6 năm 2021.

KHÔNG THỂ ĐỊNH GIÁ
MAN UNITED
THEO CÁCH THÔNG THƯỜNG

Vậy thực sự Man United trị giá bao nhiêu? Không thể định giá CLB nổi tiếng này và thương hiệu của nó theo cách thông thường. Cổ phiếu niêm yết ở New York của Man United cho thấy kỳ vọng của thị trường, trong khi CLB đang giao dịch với giá trị doanh nghiệp - vốn hóa thị trường vốn cộng với nợ ròng 4,5 tỷ đô la. Đó là mức giá bán cao nhất được ước tính.

Có nhiều cách để đưa ra định giá, ngay cả việc tính tới giá trị nội tại của một thương hiệu bóng đá hàng đầu như Man United. Thu nhập hàng năm , doanh thu sau thuế hoặc doanh thu trước lãi, thuế, các khoản khấu hao,...có thể cho ra một con số tương đối chính xác để định giá câu lạc bộ.

Theo dữ liệu từ S&P Capital IQ, tính đến tháng 6/2023, Man United hiện chi gấp 28 lần so với EBITDA (lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay), cao nhất trong vòng 10 năm, cao hơn nhiều so với Juventus (7 lần) và Borussia Dortmund (4 lần).

Một cách tiếp cận khác là phân tích dòng tiền chiết khấu. Điều này sử dụng dự báo dòng tiền trong một thời gian dài và áp dụng hệ số chiết khấu và các giả định khác để tạo ra giá trị vốn bằng tiền ngày nay. Các mô hình này rất nhạy cảm với những thay đổi nhỏ trong các giả định, nhưng ngay cả như vậy, kết quả định giá United của Lex rất thấp, chỉ khoảng 1,6 tỷ USD.

Kỹ thuật DCF cũng có thể được sử dụng để tính toán giá trị thị trường hiện tại của United và ước tính mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cần thiết. Để đáp ứng mức định giá hiện tại, Man United sẽ phải đạt mức tăng trưởng doanh thu 17% hàng năm trong một thập kỷ, trong khi phải thắt chặt chi phí hoạt động (bao gồm tiền lương cầu thủ).

Dòng tiền tự do phải tăng với tốc độ 38% một năm, con số rất khó đạt được đối với một doanh nghiệp thể thao phụ thuộc vào sự thay đổi thất thường của thành tích trên sân cỏ.

So sánh doanh thu của Man United với doanh thu của các đối thủ cạnh tranh là thước đo dễ dàng và phổ biến nhất. Theo dữ liệu của Deloitte, doanh thu của Chelsea năm ngoái gấp khoảng năm lần so với doanh thu của mùa giải trước. Tập đoàn cổ phần tư nhân Hoa Kỳ RedBird đã trả cho Elliott Management mức giá gấp 4,5 lần doanh thu của AC Milan để mua lại CLB này vào năm ngoái.

Nhưng ngay cả khi sử dụng các bội số này, dựa trên doanh thu ước tính của Man United từ nay đến năm 2026, mức định giá cho CLB cũng chỉ là 4,3 tỷ đô la - vẫn thấp hơn 200 triệu đô la so với giá trị doanh nghiệp hiện tại.

Giá cổ phiếu của Man United đã tăng 3/4 kể từ khi nhà Glazer tuyên bố họ cân nhắc việc bán CLB, mang lại cho Man United giá trị thị trường gấp hơn sáu lần doanh thu hàng năm. Những người lạc quan tin rằng nó chưa tính đến lượng fan khổng lồ toàn cầu của MU.

CB cho biết họ có 1,1 tỷ người hâm mộ, một nửa trong số đó là ở châu Á. Trang mạng xã hội của Man United có 213 triệu lượt đăng ký, theo Football Benchmark. Tuy nhiên, các chủ sở hữu hiện tại của Man United vẫn phải vật lộn để kiếm thêm doanh thu từ những người hâm mộ và lần đầu tiên sau 11 năm, Man United có kế hoạch tăng giá vé theo mùa, điều mới được công bố vào tuần này.

Dan Plumley, giảng viên tài chính thể thao tại Đại học Sheffield Hallam, vẫn nhận thấy giá trị nội tại của thương hiệu Man United không dưới 4 tỷ đô la dựa trên lượng fan đông đảo và tiềm năng phát triển từ các nguồn doanh thu kỹ thuật số mới của CLB.

Ông nghĩ rằng bất kỳ lời đề nghị nào cũng phải cao hơn mức này do tính độc đáo của Manchester United. Những người khác chỉ ra sự thành công của Fanatics như bằng chứng về những gì có thể xảy ra với Man United. Tập đoàn kinh doanh thể thao thuộc sở hữu tư nhân của Hoa Kỳ trị giá tới 31 tỷ đô la - gấp bốn lần so với ước tính cao nhất về giá trị của Man United.

Man United vẫn có thể đàm phán mức giá cao với một nhà đầu tư tin rằng thị trường đã đánh giá thấp khả năng kiếm tiền của một CLB thể thao, rằng một đội bóng có thể kiếm được nhiều tiền hơn nữa từ fan trung thành của họ.

Nhưng đừng chỉ tập trung vào các cách định giá thông thường mà bỏ qua một định lý, đó là rất hiếm có cơ hội để sở hữu một thương hiệu thể thao toàn cầu. Mức giá cuối cùng để mua lại CLB giàu truyền thống này rất có thể là một cuộc đấu căng thẳng giữa các đối thủ cực kỳ giàu có và không một bỏ lỡ một thỏa thuận chỉ xuất hiện một lần trong đời như vậy.

Thực hiện

Nội dung: Khôi Nguyên

Đồ họa & Thiết kế: Trần Linh

Một sản phẩm của Bongdaplus.vn

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x