Olympic Tokyo 2020 trước tuần lễ khai mạc: Chỉ hai chữ 'bùng nổ'

Cẩm Chi
10:45 ngày 15-07-2021
Ngay trước thềm Olympic Tokyo 2020, không khí háo hức đón Thế vận hội mùa hè đột nhiên khựng lại vì đại dịch Covid-19. Tuy nhiên điều đó không thể ngăn các đoàn thể thao cử lực lượng hùng hậu đến tham dự giải, cũng như nuôi hy vọng giành huy chương.
Olympic Tokyo 2020 trước tuần lễ khai mạc: Chỉ hai chữ 'bùng nổ'

Dịch bệnh leo thang

Những nỗ lực ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan tại Nhật Bản suốt 1 năm qua không thể khiến tình hình thuyên giảm. Chỉ ít ngày trước khi lễ khai mạc Olympic Tokyo diễn ra, chính phủ xứ sở mặt trời mọc phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại thủ đô. Lễ rước đuốc bị hủy bỏ, đồng thời kế hoạch đón chào khán giả đến sân vận động cũng phải gác lại.

Một kỳ Olympic buồn tẻ, với những khán đài trống trên sân là điều không ai mong muốn. Nhưng đó là điều buộc phải làm để giải đấu có thể tiếp tục diễn ra, nhất là trong bối cảnh Olympic đã phải lùi lại 1 năm so với kế hoạch. Chỉ một thoáng lơ là trong công tác hậu cần và tổ chức, kỳ Thế vận hội có thể phải thay đổi kế hoạch lần nữa.

“Chúng tôi đã đạt thỏa thuận về việc không cho CĐV vào sân ở các nhà thi đấu thuộc khu vực Tokyo”. Bà Tamayo Marukawa, Bộ trưởng phụ trách Olympic Tokyo đã xác nhận điều đó ít hôm trước. Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) không muốn viễn cảnh này xảy đến, nhưng các quan chức Nhật Bản khẳng định ưu tiên hàng đầu của họ là an toàn cho người dân.

Những ai muốn theo dõi trực tiếp Olympic tại Nhật Bản vẫn có thể đến một số địa điểm như Saitama, Yokohama để theo dõi một số môn như bóng đá và bóng chày. Tuy nhiên với việc phần lớn môn thể thao tổ chức trong phạm vi Tokyo, chúng ta sẽ phải chấp nhận quan sát từ màn ảnh nhỏ.

Về phía Nhật Bản, việc tổ chức một kỳ Olympic không khán giả là quyết định họ bất đắc dĩ đưa ra. Quốc gia này từng triển khai ráo riết kế hoạch tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 cho người dân, nhưng đến giờ mới chỉ được xấp xỉ 40% dân số. Tỷ lệ đó chưa thể đảm bảo miễn dịch cộng đồng. Cộng thêm số ca mắc tăng vọt, Nhật Bản không còn lựa chọn nào khác.

Mọi ý tưởng đề xuất đưa khán giả đến xem Olympic, dù số lượng hạn chế, đều bị gạt đi ngay tức khắc. Người dân Nhật Bản thậm chí còn không đồng tình với việc tổ chức Thế vận hội ở giữa thời điểm dịch bệnh lan tràn. Vì thế, việc cố gắng để Olympic diễn ra đã là nỗ lực to lớn của Chính phủ Nhật Bản. Họ không thể làm được gì hơn trong tình cảnh này.

Không khí Olympic đang nóng lên từng ngày tại đất nước Nhật Bản

Tham vọng không giới hạn

Có 2 lý do để Nhật Bản quyết tâm tổ chức Olympic trong thời điểm này. Thứ nhất, nguồn kinh phí lớn được chi ra để tổ chức Olympic sẽ kích thích nền kinh tế Nhật Bản khởi sắc sau thời gian giảm phát quá lâu. Thứ hai, đây là cơ hội giúp Nhật Bản chứng minh cho cả thế giới thấy họ vẫn là cường quốc thể thao hàng đầu châu Á.

Ít ngày trước, đoàn thể thao Nhật Bản đã tổ chức lễ xuất quân trước thềm Olympic 2021. Lợi thế sân nhà giúp họ có tới 582 vận động viên đến tranh tài, nhiều gần gấp đôi kỳ Thế vận hội trước đó. Lần gần nhất Nhật Bản tổ chức Olympic vào năm 1964, họ cũng chỉ có 355 vận động viên.

Điều đó cho thấy sức mạnh thể thao của Nhật Bản giữa thời điểm dịch bệnh bùng phát. Nếu tính cả các quan chức, huấn luyện viên và chuyên gia đi kèm tại Thế vận hội lần này, đoàn Nhật Bản có tổng cộng 1.058 người, vượt xa Olympic Rio 2016 (601 người). Cộng thêm lợi thế chủ nhà, việc họ cạnh tranh vị trí đầu trên bảng tổng sắp huy chương hoàn toàn có thể xảy ra.

Bên cạnh Nhật Bản, nhiều đoàn thể thao khác cũng chứng kiến số lượng VĐV giành vé đến Olympic đạt mức cao kỷ lục. Nguyên nhân một phần đến từ việc 2 đoàn Nga và CHDCND Triều Tiên không thể góp mặt tại Olympic năm nay. Bê bối doping khiến các VĐV Nga chỉ có thể tham gia với tư cách đoàn VĐV trung lập, còn Triều Tiên xin rút lui vì lo ngại dịch Covid-19.

Khán đài Olympic có thể lạnh, nhưng sàn thi đấu đang nóng hơn bao giờ hết. Với những VĐV đã phải chuẩn bị tập luyện suốt 1 năm qua để đảm bảo thể trạng giữa thời điểm dịch bệnh, đây là cơ hội cho họ bung sức và chứng tỏ bản thân.

VĐV nhỏ tuổi nhất tham dự Olympic mới 12 tuổi

Đại diện cho đoàn thể thao Syria tham dự Olympic Tokyo ở tuổi 12, Hend Zaza cũng trở thành VĐV trẻ nhất góp mặt ở Thế vận hội năm nay. Cô bé giành vé ở vòng loại Olympic khu vực Tây Á bộ môn bóng bàn hồi cuối năm ngoái, lúc mới chỉ 11 tuổi. Zaza cũng là VĐV nhỏ tuổi thứ 5 trong lịch sử góp mặt tại một kỳ Thế vận hội. Ngoài Zaza, cậu bé 13 tuổi Sky Brown cũng được kỳ vọng sẽ gây bất ngờ. Brown thi đấu cho Vương quốc Anh ở bộ môn trượt ván.

Làng Olympic phục vụ món ăn Việt

Để đáp ứng nhu cầu ẩm thực đa dạng của các quốc gia đến Nhật Bản tham dự Olympic, ban tổ chức sẽ nấu nhiều món ăn địa phương phục vụ các vận động viên. Đáng chú ý là sẽ có nhiều món ẩm thực Việt Nam xuất hiện bên cạnh món ăn truyền thống của Nhật Bản. Ngoài ra, ban tổ chức Olympic Tokyo đã phải huy động hàng trăm tình nguyện viên địa phương, bao gồm cả các bà nội trợ để đáp ứng nhu cầu nấu nướng.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x