9 tay vợt thay đổi lịch sử quần vợt nữ

Minh Huy
10:47 ngày 25-09-2020
Cách đây 50 năm, quần vợt thế giới đã chứng kiến thời khắc lịch sử. Khi đó nhóm O9 (Original 9) gồm 9 tay vợt hàng đầu đã đứng lên đấu tranh, đòi quyền lợi cho phái yếu và dần xóa bỏ ranh giới tiền thưởng giữa nam - nữ.
9 tay vợt thay đổi lịch sử quần vợt nữ

Khi tay vợt nữ 22 tuổi Naomi Osaka nằm vật xuống sân Arthur Ashe để ăn mừng Grand Slam thứ 3 của mình hôm 13/9 vừa qua, những người yêu mến bộ môn thể thao này lại được dịp nhớ lại quá trình đấu tranh chống bất công, phân biệt và bình đẳng giới của nhóm O9 cách đây đúng một nửa thế kỷ. Nên nhớ Osaka từng được tạp chí Forbes bình chọn là VĐV nữ được trả lương cao nhất trong lịch sử vào cuối năm ngoái với 37,4 triệu USD. Chẳng phải bỗng dưng những tay vợt nữ được ca ngợi, được tạo điều kiện tốt nhất để thể hiện tài năng, được nhận tiền thưởng khổng lồ, không thua kém gì các đồng nghiệp nam như hiện tại. Tất cả bắt nguồn từ nhóm O9 huyền thoại.

Từ chỗ chỉ nhận được số tiền bằng 1/12 so với đồng nghiệp nam, từ US Open 1973, tiền thưởng giữa hai giới đã bằng nhau và tới năm 2007, cả 4 giải Grand Slam đều đồng loạt cân bằng mức tiền thưởng. Một cuộc chiến tưởng chừng như lấy trứng chọi đá, nhưng cuối cùng đã mang về kết quả mỹ mãn. WTA ra đời cũng nhờ công của những người phụ nữ tiên phong, dũng cảm, kiên trường và tuyệt vời này. 

Câu chuyện kể rằng một nhóm tay vợt nữ gồm 9 người gồm: Billie Jean King, Rosie Casals, Nancy Richey, Judy Dalton, Kerry Melville Reid, Julie Heldman, Peaches Bartkowicz, Kristy Pigeon và Valerie Ziegenfuss đã có ý tưởng rất táo bạo. Họ tranh thủ sự giúp đỡ của Gladys Heldman, người sáng lập ra tạp chí World Tennis và cũng từng là một tay vợt nữ chuyên nghiệp, để giúp tẩy chay Giải vô địch Tây Nam Thái Bình Dương. Bởi giải này treo thưởng “vô cùng trọng nam khinh nữ”: tiền thưởng của giải nam gấp 12 lần nữ.

Bất chấp nguy cơ bị cấm thi đấu ở các giải Grand Slam và mất đi thứ bậc đang có, 9 tay vợt nữ này vẫn quyết tâm hành động vì một tương lai tốt đẹp hơn cho phái yếu. Ngày 23/9/1970, O9 cùng nhau ký bản hợp đồng trị giá 1 USD với Gladys Heldman, để cho ra đời giải đấu mang tên Virginia Slims tại CLB quần vợt Houston. Trưởng nhóm O9,  Billie Jean King khi ấy mới 27 tuổi, nhưng được đặt biệt danh trìu mến là “Bà đầm già”. 

Thời điểm đó, bà đã giành được 5 Grand Slam và đứng số một thế giới cả hai nội dung đánh đơn lẫn đánh đôi. Cho đến lúc giải nghệ, “Bà đầm già” đã giành tổng cộng 39 danh hiệu Grand Slam. Trong trận chung kết ở Hoston, Casals đánh bại Dalton để nhận 7.500 USD tiền thưởng. Nhưng tất cả chín người phụ nữ đó đã chứng minh được một điều, quần vợt nữ phải có chỗ đứng xứng đáng so với các đồng nghiệp nam.

Sau thành công ở Houston, những nhà tổ chức đã công bố một loạt giải đấu trên khắp nước Mỹ trong năm tiếp theo dưới biểu ngữ Virginia Slims. Từ đó dẫn đến sự ra đời của hiệp hội quần vợt nữ thế giới WTA vào năm 1973. “Lý do mà những tay vợt nữ hiện nay kiếm được số tiền thưởng ngang với các đồng nghiệp nam là vì chúng tôi đã tạo ra một nền tảng toàn cầu... Chúng tôi là những nhà lãnh đạo trong lĩnh vực thể thao nữ và tôi thực sự tự hào về điều đó”, Billie Jean King cho biết trên CNN Sport.

Sau này bà còn kể lại rằng, nhóm O9 đã mất ngủ hàng đêm dài, đã phải tranh luận hàng tuần. Thậm chí họ bị tẩy chay ở nhiều giải do đấu tranh vì quyền lợi, công bằng và bình đẳng giới. “Chúng tôi lái xe đến các tòa soạn báo, xin họ đăng tải thông tin. Chúng tôi dừng xe trên đường và phát tờ rơi cho đến khi không còn ai. Mọi thứ rất khó khăn, nhưng chúng tôi không từ bỏ để có được ngày hôm nay”, Casals, người từng giành Grand Slam 11 lần nhớ lại những ngày gian khổ trong cuộc đấu tranh đem lại công bằng cho các tay vợt nữ.

ANDY MURRAY: “Các tay vợt nữ quá thiệt thòi”
Tay vợt cựu số 1 thế giới Andy Murray cho biết, anh chưa từng có ý tưởng về bình quyền nam nữ trong quần vợt cho đến khi trải qua một quãng thời gian tập luyện cùng tay vợt nữ Amelie Mauresmo. “Tôi nhận ra rằng, các đồng nghiệp nữ quá thiệt thòi. Để lên được đỉnh cao ở môn này, họ cũng phải khổ luyện hệt như nam giới, cũng phải hy sinh cuộc sống cá nhân nhiều chẳng kém cánh mày râu. Vậy mà về mặt tiền thưởng, những tay vợt nam thường nhận được gấp đôi so với các chị em”, Murray nói.

Vẫn còn nam trọng nữ khinh
Bất chấp những nỗ lực khẳng định của các tay vợt nữ, xu hướng trọng nam trong làng banh nỉ chuyên nghiệp vẫn còn khá mạnh. Ví dụ mới nhất là tình huống nực cười ở giải Italian Open 2020 vừa kết thúc hồi tuần trước, khi BTC để mức tiền thưởng của tay vợt vô địch đơn nam (Novak Djokovic) nhiều hơn… 10 euro so với đơn nữ (Simona Halep). Con số không lớn, nhưng nó cho thấy, các tay vợt nữ vẫn phải chịu thành kiến và bất công như thế nào. Cần biết rằng, khoảng cách 10 euro này là sự tiến bộ lớn so với Italian Open năm ngoái, nơi nhà vô địch đơn nam Rafael Nadal nhận về 958.055 euro tiền thưởng trong khi bên phía nữ, Karolina Pliskova chỉ có 523.858 euro.

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
33
+51
74
2
33
+43
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
34
-9
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
33
-7
43
12
34
-4
42
13
33
-12
42
14
34
-6
35
15
33
-15
34
16
33
-14
26
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
33
-56
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x