Giải mã 'SABR' - vũ khí đặc biệt của Roger Federer: Cú đánh thiên tài hay... gian lận

Hoành Bồ
05:50 ngày 19-09-2022
Trong khối di sản đồ sộ mà Roger Federer để lại, có một kỹ thuật chơi tennis mang thương hiệu của chính anh: Cú đánh lén SABR (Sneak Attack By Roger). Nhưng bên cạnh những lời tán tụng, vẫn có luồng ý kiến cho rằng “SABR” thực tế là trò gian lận.
Giải mã 'SABR' - vũ khí đặc biệt của Roger Federer: Cú đánh thiên tài hay... gian lận

Nghệ thuật “hắc ám” của Federer

Năm 2015, NHM được chứng kiến một “phát kiến” đến từ Roger Federer. Khi đó ở tuổi 34, tay vợt người Thụy Sỹ vẫn đang cạnh tranh ngôi vị số 1 thế giới với Novak Djokovic. Tất nhiên, Federer không còn trẻ nữa, và để tăng thêm sức mạnh trong cuộc đua này, anh cần thêm “vũ khí” mới.

Trận chung kết Cincinnati 2015 với đối thủ trực tiếp Djokovic, Federer đã thi triển một “tuyệt kỹ” trả giao bóng. Sau đó, nó được truyền thông và giới mộ điệu đặt tên là “SABR” hay ‘’Sneak Attack By Roger”, nôm na là lên lưới khi đối thủ giao bóng hai. 

Các chuyên gia Tennis World lý giải kỹ thuật được Federer áp dụng trong cú “SABR” như sau: Roger dự đoán hướng đi của trái bóng tennis mà đối thủ thực hiện cú phát, anh nhanh chóng lên lưới chạm tới mép vạch của ô giao bóng (service line). Sau đó, trả giao bóng bằng một cú nửa volley. 

Cách thức này đã mang lại hiệu quả không ngờ, giúp Federer giành điểm 7 trong 11 lần thi triển ở chung kết trước Nole. “Tàu tốc hành” nhờ vậy đánh bại đối thủ lớn người Serbia để ẵm danh hiệu ATP 1000 đầu tiên trong năm 2015. Trong ngắn hạn, Djokovic đã không tìm ra phương thức hóa giải “SABR”.

Về sau, tất cả mới “soi” rằng Federer đã thử nghiệm thành công trước Kevin Anderson và cả Andy Murray nên mới tự tin áp dụng trước Djokovic. Thừa thắng xông lên, Federer đem “SABR” đến US Open 2015. Trước các đối thủ Mayer (vòng 1), Darcis (vòng 2) và Kohlschreiber (vòng 3), tay vợt người Thụy Sỹ tiếp tục khiến cho tất cả phải đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. 

Cốt lõi trong sự thành công của “SABR”, đó là thời điểm Federer chọn lên lưới khi đối thủ giao bóng. Không phải lúc nào anh cũng thi triển tuyệt kỹ này, thay vào đó là khi Federer biết chắc chắn đối thủ sẽ thực hiện cú đánh về hướng nào. Bởi một khi đã lên lưới, phán đoán sai hướng đi trái bóng có nghĩa Federer đã “tự sát”.

“Tàu tốc hành” có phạm quy?

Suốt một thời gian dài sau đó, người ta tranh cãi về cái gọi là “cú đánh lén” này. Bản thân cái tên đã làm bật lên bản chất của vấn đề. Đó là một “chiêu trò” đến từ Roger Federer - thực tế là vậy. Nhưng với lượng fan khổng lồ cùng danh xưng “Quý ông tennis”, nó được ngợi ca như một phát kiến thiên tài.

Thời điểm năm 2015, HLV Stefen Edberg khuyến khích Federer thi triển “SABR” nhiều hơn. Bởi lẽ, tuyệt chiêu này cực kỳ phù hợp với độ tuổi và các đánh của Federer. Cú “SABR” khiến các tay vợt giao bóng trước Federer chịu sức ép lớn ở cú đánh đầu tiên sau khi giao bóng. Điều này giúp Federer có thể bẻ giao nhanh hơn và hiệu quả hơn, phù hợp với chiến thuật đánh nhanh thắng gọn khi thể lực không còn đảm bảo.

Nhưng bản chất của “SABR” tương tự như những quả penalty trong môn bóng đá mà ở đó, thủ môn lao lên quá vạch vôi để bắt hướng sút của đối thủ vậy. Trong bóng đá, FIFA đã phải nhiều lần điều chỉnh luật liên quan đến những pha bắt penalty. Và ở thời điểm hiện tại, một thủ môn bắt penalty đúng luật phải giữ ít nhất một chân trên vạch cầu môn trước khi cầu thủ đối phương thực hiện cú đá.

Quay trở lại với Roger Federer và cú đánh lén “SABR”. Thực tế, không phải là không có sự khó chịu đến từ các đối thủ. Huyền thoại Boris Becker - người khi đó là HLV của Djokovic lên tiếng chỉ trích: “Mặc dù không phạm luật, nhưng cách đánh của Federer thiếu tôn trọng đối thủ. Nếu cậu ta chơi với những tay vợt cùng thời với tôi như McEnroe, Connors, Lendl, chúng tôi sẽ không chấp nhận điều này. Tôi sẽ đánh bóng thẳng với người cậu ta”.

Sau khi nhận chỉ trích vì áp dụng “SABR”, Federer cố gắng bào chữa: “Tôi không nghe nhiều phản hồi từ các tay vợt khác, thành thật mà nói là thế. Với tôi, nếu cú đánh có tác dụng, tôi sẽ dùng”. Dù vậy, anh cũng hiểu rằng đó là một sự thiếu tôn trọng với đối thủ nên sau đó đã từ bỏ tuyệt chiêu này, dù rằng nó vẫn đem lại hiệu quả.

Tại sao Kyrgios bị chỉ trích?
Sau này, người ta liên tưởng cú “SABR” của Federer với cách giao bóng kiểu “trêu ngươi” của Nick Kyrgios. Thay vì một cú phát bóng mạnh như thường thấy, “ngựa chứng” người Australia lại hất nhẹ quả bóng cốt sao chỉ để qua lưới. 
Kyrgios thậm chí đã áp dụng kiểu giao bóng này trước Rafael Nadal và nhận về những chỉ trích thậm tệ. Thời điểm ấy, tay vợt người Australia đã lấy cú “SABR” của Federer ra làm ví dụ, rằng tại sao mình bị chỉ trích còn huyền thoại người Thụy Sỹ thì không?

Djokovic nói gì về “SABR”
Một thời gian sau khi bị Federer hạ gục bằng cú “SABR” ở chung kết Cincinnati 2015, Djokovic cũng lên tiếng nhưng bớt gay gắt hơn người thầy Boris Becker: “Đó là một cú đánh thú vị với anh ấy, nhưng với những người bên kia lưới thì không hẳn thế. Vì thế tôi không có gì để nói về nó”.

Trong khi đó, John Isner tự tin rằng Federer đã không dám áp dụng “SABR” trước mình ở vòng 4 US Open 2015. Cú đánh lén của Federer có một nhược điểm “chết người”. Đó là khi phải đối đầu với các tay vợt có khả năng phát bóng tốt, tỷ lệ ăn điểm của kỹ thuật chơi tennis trên không phát huy hiệu quả như mong muốn.

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x