Bóng Đá Plus trên MXH

Các tay đua F1 tập luyện thế nào?
09:37 ngày 04/01/2022
Nếu như trong quá khứ, các tay đua F1 phải luyện tập với những chiếc xe cũ trên đường đua, thì sự tiến bộ của công nghệ đã cho phép các đội đua mô phỏng lại chính xác tới 90% diễn biến của một chặng đua. Và việc các tay đua cần làm là vần vô lăng… đồ chơi với nhiều nút bấm trên đó.

    Tập luyện với các nút bấm

    Các bạn có bao giờ thắc mắc các tay đua F1 tập luyện ra sao hay không? Trong quá khứ, các tay đua hàng đầu sẽ phải đến trường đua do đội mà họ đang đầu quân xây (hoặc thuê) để tập luyện với những chiếc xe cũ. Các bài tập thời đó chia ra làm nhiều hạng mục nhỏ: Phối hợp với tổ kỹ thuật, vào pit, về đích, xuất phát… Tất cả đều được thực hiện thủ công. Sau những giờ tập luyện như thế, các tay đua về nhà và tập thêm thể lực bằng các bài chạy bộ, đạp xe. 

    Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong thời công nghệ cao và các tay đua F1 chính là nhóm VĐV được hưởng lợi trực tiếp nhất từ hơi thở công nghệ. Trong vài năm nay, những đội đua lớn như Mercedes đã xây dựng thành công nhiều trường đua giả lập, mô phỏng chính xác tới 90% diễn biến thực tế trên đường đua.

    Vô lăng mà các tay đua tập luyện mỗi ngày

    Đội Mercedes từng tung lên Youtube ghi lại một buổi tập với thực tế ảo và nó đã gây sốt suốt thời gian khá dài. Buổi tập diễn ra không khác gì một buổi đua chính thức. Các nhân viên liên hệ với nhau thông qua bộ đàm, tay đua mặc đầy đủ trang phục thi đấu, chui vào trong một chiếc xe và bắt đầu luyện tập.

    Một trong những bài tập quan trọng nhất là sử dụng vô lăng. Không phải là chuyện vần vô lăng ra sao, đánh lái thế nào cho đẹp mắt, mà là sử dụng thành thục rất nhiều nút bấm được tích hợp trên đó. 

    Những nút bấm được bố trí khoa học với chú thích rõ ràng bằng các kí hiệu. Nhìn thì có vẻ rất đơn giản, khi việc của tay đua chỉ là bấm vào nút mà họ cần (như nút liên lạc với tổ kỹ thuật, nút tăng tốc, nút im lặng khi không muốn nhận lệnh từ bộ phận hỗ trợ…).

    Làm chủ công nghệ là chiến thắng?

    Tuy nhiên, hãy hình dung thế này: Trên đường đua, các tay đua hơn thua nhau quãng thời gian tính bằng giây, tốc độ của chiếc xe gần như luôn trên 200 km/h. Vì vậy chỉ cần tay đua bấm sai một nút thôi có thể gây ra hiểu lầm chiến thuật, sai sót kỹ thuật dẫn tới thất bại. Vậy nên việc luyện tập bấm nút với tốc độ cao và chính xác đòi hỏi vô cùng nghiêm ngặt.

    Sau khi đã thuần thục với các nút bấm, việc của các tay đua tham gia tập luyện với thực tế ảo là cố gắng đạt thành tích tốt nhất có thể. Để mô phỏng chính xác nhất diễn biến một chặng đua, các kỹ thuật viên cần thu thập càng nhiều dữ liệu càng tốt. Mức độ chính xác và đa dạng của dữ liệu thu thập được sẽ tỉ lệ thuận với chất lượng của buổi tập và thành tích thực tế của tay đua.

    Độ chính xác của những buổi tập luyện thông qua thực tế ảo này còn hướng tới cả việc cho các tay đua làm quen với điều kiện thời tiết và nhiệt lượng trong xe, nhờ vậy tránh được những rủi ro về sức khoẻ. Tất nhiên, đây là chỉ yếu tố tương đối bởi thời tiết thực tế vào ngày đua chính thức ra sao có trời mới biết. 

    Nico Rosberg chuẩn bị tham gia vào một buổi đua thử nhờ công nghệ thực tế ảo

    Có 2 kiểu tập luyện chính là mô phỏng tương tác tĩnh và động. Tĩnh là tạo nên một chiếc xe gắn liền xuống sàn, phía trước là màn hình mô phỏng chuyển động trên đường đua. Đây là kiểu tập luyện phổ biến của các tay đua. Bởi loại mô phỏng tương tác động tốn kém hơn rất nhiều và nếu không cẩn thận còn có thể gây ra chấn thương không đáng có. 

    F1 của thời hiện đại ngày càng đúng với câu: Ai làm chủ công nghệ, người đó sẽ chiến thắng. Trước kia chỉ là những cải tiến về mặt động cơ thay đổi cuộc chơi, còn ngày hôm nay, sự tiên tiến của công nghệ len lỏi vào cả những bài tập hàng ngày của các tay đua. 

    Mang thực tế ảo về nhà
    Thời nay, rất nhiều tay đua có điều kiện đã tạo ra hẳn một trường đua ảo tại nhà để tiện việc luyện tập. Tuy nhiên, theo đánh giá của các đội đua thì việc luyện tập tại nhà của các tay đua cơ bản chỉ là… cho vui chứ không có tác dụng gì nhiều. Bởi cốt lõi của một buổi tập luyện là việc các tay đua phải biết cách liên lạc với tổ hỗ trợ và được đánh giá bằng các máy móc hiện đại.

    Tập luyện với mô phỏng có từ bao giờ?
    Khá bất ngờ khi biết từ năm 1919, không quân Hoa Kỳ đã tạo ra một thiết bị mô phỏng gần giống với thực tế ảo của ngày hôm nay. Vào thời điểm đó, người Mỹ đã gắn khung máy bay trên một nền tảng cơ điện thô sơ để dạy các phi công cách bắn súng máy gắn trên đầu. Các mẫu máy bay ảo này đã giúp người Mỹ tạo ra tới 500.000 phi công trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ Nhất. 

     

    Lâm Phong • 09:37 ngày 04/01/2022
    Tags: Đua xe

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay