Giới hạn lương, nét đặc trưng của thể thao Bắc Mỹ

Việt Hà
08:16 ngày 24-04-2021
Tiếp tục tìm hiểu về thể thao Bắc Mỹ, chúng ta cùng tìm đến khái niệm “Salary Cap” (quỹ lương trần). Đó là một chiếc vòng kim cô đảm bảo cho các giải đấu lớn tránh khỏi bị thống trị bởi những gã nhà giàu.
Giới hạn lương, nét đặc trưng của thể thao Bắc Mỹ

Salary Cap là quỹ lương tối đa mà một CLB thể thao được phép chi cho các vận động viên.
Trong các giải đấu chuyên nghiệp tại Mỹ, hầu hết đều có giới hạn quỹ lương theo nhiều hình thức.
Giải bóng chày Mỹ (Major League Baseball - MLB) là giải đấu lớn duy nhất ở nước này không có giới hạn tiền lương.

Để hiểu tầm quan trọng của việc giới hạn tiền lương, chúng ta phải nhìn thấy hậu quả nếu giới hạn tiền lương không tồn tại. Cuộc chơi sẽ nằm trong tay các ông lớn mạnh vì gạo, bạo vì tiền. Họ thu hút những cầu thủ giỏi nhất, thành tích ngày càng tốt, doanh thu ngày càng tăng và lại tiếp tục mang về các ngôi sao. Một vòng tròn khép kín không còn chỗ cho các CLB nhỏ. Hai ví dụ nổi bật là giải bóng chày Mỹ (MLB) và bóng đá châu Âu nơi các danh hiệu chỉ đổ về một nhóm nhỏ các CLB tinh hoa.

Chính vì thế, giới hạn lương được thiết kế nhằm đảm bảo sự ngang bằng giữa các đội trong một giải đấu. Mặc dù điều này không hứa hẹn một sân chơi hoàn hảo có tính cạnh tranh khốc liệt nhưng hạn chế được tình trạng một ông lớn thống trị lâu dài suốt nhiều thập kỷ dựa vào sức mạnh tài chính thuần túy.

“Salary Cap” là gì?

Trong làng thể thao Bắc Mỹ, khái niệm “Salary Cap” dùng để chỉ giới hạn quỹ lương của một CLB trong một mùa giải. Ví dụ, giới hạn tiền lương mà giải bóng bầu dục Mỹ (National Football League - NFL) áp cho các CLB tại mùa giải 2021/22 là 182,5 triệu USD. Tức là một CLB không được phép có quỹ lương vượt quá con số này. Nếu vi phạm, họ sẽ phải chịu tiền phạt rất nặng.

Thông thường, “quỹ lương trần” tại NFL tăng dần mỗi năm. Nhưng đôi khi “Salary Cap” bị giữ nguyên hoặc giảm tùy thuộc vào doanh thu của giải đấu. Đại dịch Covid-19 là cú đấm mạnh vào giải bóng bầu dục nhà nghề Mỹ, hệ quả là lương trần giảm xuống còn 182,5 triệu USD so với 198,2 của mùa giải trước đó. 

Giới hạn lương cứng

Trong khái niệm “Salary Cap” lại chia ra làm hai dạng quỹ lương trần bao gồm “Hard Salary Cap” (giới hạn lương cứng) và “Soft Salary Cap” (giới hạn lương mềm), tùy thuộc vào mỗi giải đấu khác nhau. NFL như đã nhắc ở trên, vận hành theo giới hạn lương cứng, tức là các CLB tuyệt đối không được vượt quá quỹ lương mặc định. Tương tự là giải khúc côn cầu trên băng Bắc Mỹ (NHL) cũng sử dụng quy tắc “Hard Cap”, mùa này mặc định ở mức 81,5 triệu USD.

Các đội bóng tại giải bóng bầu dục Mỹ phải chịu một giới hạn trần tiền lương

Giới hạn lương mềm

Trong 4 giải thể thao chuyên nghiệp lớn tại Mỹ, duy nhất NBA (giải bóng rổ nhà nghề Mỹ) sử dụng quy tắc giới hạn lương mềm (Soft Salary Cap). Mùa giải 2020/21, quỹ lương trần của NBA là 109,14 triệu USD. Tuy nhiên các đội bóng rổ được phép chi vượt con số trên trong một số điều kiện nhất định (ví dụ như việc gia hạn hợp đồng với các ngôi sao trung thành). Tóm lại, giới hạn lương cứng tại NFL, NHL là không thể vi phạm, còn giới hạn lương mềm tại NBA là có thể vượt qua với những điều kiện khắt khe.

Dù vậy,  giới hạn lương mềm tại NBA vẫn… khá rắn. Nhằm đề phòng các đội vượt quá xa “quỹ lương trần”, NBA còn có một chiếc barie thứ hai mang tên: luxury tax (thuế đặc biệt). Theo đó các CLB sẽ phải nộp khoản thuế đặc này nếu trả lương vượt quá định mức chịu thuế (tax level). Mùa giải 2020/21, tax level của NBA là 132 triệu USD. Vượt quá tax level bao nhiêu thì trả luxury tax bấy nhiêu. Ví dụ Los Angeles Clippers có quỹ lương 140 triệu USD thì phải “nộp phạt” 8 triệu USD (140-132). 

Không giới hạn lương

Giải đấu thể thao duy nhất tại Mỹ không có giới hạn lương là MLB. Thay vào đó, MLB áp dụng “thuế cạnh tranh ngang bằng” (competitive balance tax) một hình thức tương tự “thuế đặc biệt” tại NBA. Mùa giải 2021, giải bóng chày Mỹ áp định mức chịu thuế là 210 triệu USD, đội nào có quỹ lương vượt qua con số này sẽ phải nộp phạt. Nhìn chung, mô hình nhượng quyền trong thể thao Bắc Mỹ sử dụng các biện pháp giới hạn lương như một thứ quyền năng vô song nhằm san lấp khoảng cách giàu nghèo.

Giàu như cầu thủ NFL
Tại giải bóng bầu dục Mỹ (NFL), có tới 32 cầu thủ đang nhận mức lương từ 20 triệu USD/mùa. Ngôi sao có thu nhập cao nhất giải đấu là Patrik Mahomes, tiền vệ của đội Kansas City Chiefs hiện đút túi 45 triêu USD mỗi mùa. Cầu thủ được trả lương cao thứ hai NFL là tiền vệ Dak Prescott (Dallas Cowboys) với 40 triệu USD/mùa. Có tổng cộng 9 cầu thủ hiện có thu nhập trên 30 triệu USD/mùa. Để so sánh, cần biết tại bóng đá châu Âu chưa có nổi 10 cầu thủ lãnh lương trên 30 triệu USD/mùa.

Golden State Warriors trả lương tốn nhất NBA
Theo thống kê từ Basketball Reference, Golden State Warriors là đội có quỹ lương cao nhất NBA mùa giải 2020/21 với 173 triệu USD, vượt khá xa giới hạn lương mềm (Soft Salary Cap) của giải đấu là 109 triệu USD. Thậm chí quỹ lương của đội bóng đến từ California còn vượt qua cả mức thuế xa xỉ (132 triệu USD). Golden State Warriors vì thế sẽ phải chịu một khoản tiền phạt vào khoảng 40 triệu USD, bằng đúng số chênh lệch giữa quỹ lương của họ và định mức thuế xa xỉ. 

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
33
+51
74
2
33
+43
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
34
-9
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
33
-7
43
12
34
-4
42
13
33
-12
42
14
34
-6
35
15
33
-15
34
16
33
-14
26
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
33
-56
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x