Một hệ thống đẳng cấp và nhiều loại võ thuật đã được giới thiệu đến quần đảo Hawaii bởi những người theo chủ nghĩa thực dân Tahiti, những người đã đến đây vào những năm 1300.
Nhóm chiến
binh Koa được tạp chí Black Belt ghi nhận là người sáng tạo môn Ku’ialua.
Ku’ialua thu nạp những hình thức chiến đấu khác nhau qua thời gian. Trải qua
hàng ngàn năm, chiêu thức của bộ môn này trở nên vô cùng phong phú. Chúng bao gồm
nhiều hình thức đấm bốc, đấu vật, ném giáo, đánh gậy…
Một
phiên bản hẹp hơn của Ku’ialua đề cập đến một nghệ thuật chiến đấu cụ thể, một
phương pháp phòng thủ đáng sợ và bí mật có nhiều yếu tố chung với những bộ môn
phát triển ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19.
Nghệ thuật
chiến đấu bí mật của Ku’ialua chỉ được truyền đạt cho một số ít người, và chủ yếu
là truyền miệng, vì ngôn ngữ Hawaii cổ không có chữ viết.
![](https://cdn.bongdaplus.vn/Assets/Media/2018/07/18/16/kapu-kuialua1.jpg)
Định
nghĩa đầu tiên về Ku’ialua xuất hiện trong Từ điển ngôn ngữ Hawaii của Lorrin
Andrews, xuất bản năm 1865. Ông định nghĩa Ku’ialua là “phá xương … (và) được
luyện tập nhiều trong thời cổ đại”.
Các kỹ
thuật của nó chỉ được truyền dạy cho những người có thể kiểm soát tốt cảm xúc của
mình và không bao giờ được sử dụng ngoại trừ để bảo vệ mạng sống và lãnh thổ.
Theo
truyền thuyết, võ sĩ Ku’ialua phải có một kiến thức sâu rộng về giải phẫu học,
sinh lý học và thậm chí cả thôi miên và thần giao cách cảm.
Cái tên
“Ku’ialua” theo nghĩa đen có nghĩa là “hai cú đánh”. Tên này sau đó được trao
cho vị thần của môn võ này. Chỉ những người liên kết với ali’i (quý tộc), chẳng
hạn như các chiến binh chuyên nghiệp, lính canh và các thành viên của gia đình
hoàng gia, mới được dạy Ku’ialua.
![](https://cdn.bongdaplus.vn/Assets/Media/2018/07/18/16/kapu-kuialua2.jpg)
Trong thời
gian chiến tranh, các maka’āinana (thường dân) cũng được hướng dẫn các chiêu thức
cơ bản của môn võ. Các chiến binh trước đây của môn võ này thường tự phủ một lớp
dầu dừa mỏng và cạo sạch tóc để có thể tránh né dễ dàng và tránh bị vật trong
trận chiến. Từ dành cho các bậc thầy Ku’ialua, “ōlohe”, theo nghĩa đen có nghĩa
là “không có tóc”.
Các chiến
binh Koa đã giúp Kamehameha Đại đế thống nhất các hòn đảo vào năm 1810.
Ku’ialua chỉ được tập luyện bởi các vệ sĩ danh dự của nhà vua, còn những người
khác bị cấm học nó. Từ “kapu” (bị cấm) là một phần của tên cũ.
Trong
khi sống ở O’ahu, Kamehameha II thành lập 3 trường Ku’ialua (gọi là pā
Ku’ialua) để giúp ngăn chặn sự thất truyền của môn võ này. Một trường được hướng
dẫn bởi Hāhākea, một trường khác của Nāmakaimi, và một trường khác của
Nāpua’uki và những trợ lý của ngài. Trường của Nāpua’uki, có lẽ là trường phái
nổi bật nhất, đã dạy 24 bé trai, kể cả Kekūanāo’a và John Papa ‘Ī’ī của tòa án
Kamehameha.
![](https://cdn.bongdaplus.vn/Assets/Media/2018/07/18/16/kapu-kuialua3.jpg)
Một số kỹ
thuật được sử dụng trong Ku’ialua được kết hợp thành karate danzan-ryū, được
phát triển ở Hilo bởi Henry Okazaki vào những năm 1920. Năm 1963, Õlohe Solomon
Kaihewalu đưa môn Ku’ialua vào thể thao quần chúng, làm dấy lên nhiều tranh cãi
vì trước đây môn võ này không được dạy cho người ngoài. Phong cách võ thuật
Ku’ialua dựa trên việc phá vỡ xương, khóa khớp, ném, điểm huyệt, chém và sử dụng
vũ khí khác nhau.
Ku’ialua hiện nay đã được điều chỉnh cho phù hợp với thời hiện đại. Tuy nhiên, tinh thần truyền thống của môn võ vẫn còn nguyên vẹn. Phương pháp đào tạo bao gồm tập bắt giáo, lướt sóng và tập trung vào “mana” hoặc “năng lượng sự sống”. Năng lượng này được mô tả giống như “khí” trong võ thuật Trung Quốc hoặc Nhật Bản. Các bài tập được sử dụng để tập trung năng lượng này giống như các bài tập khí công.