ĐT Anh, Italia siêu tệ ở loạt luân lưu World Cup, chỉ bằng 1/4 ĐT Đức

Hà Trang
Từ 11:17 ngày 19-11-2022
Nếu phải tham gia loạt luân lưu ở World Cup 2022, ĐT Anh và Italia sẽ run rẩy, trong khi người Đức và Argentina sẽ mỉm cười.

Loạt luân lưu lần đầu được áp dụng ở World Cup 1978 nhưng đến giải đấu năm 1982 mới được sử dụng đầu tiên. Trước đó, những trận thuộc vòng knock-out nếu hòa trong hiệp phụ sẽ phải đá lại.

Kể từ khi đưa màn "đấu súng" vào, rất nhiều khoảnh khắc kinh điển đã diễn ra. Người Italia chắc chắn chưa thể quên hình ảnh Roberto Baggio sút tung quả bóng lên trời trong trận chung kết World Cup 1994 giữa Italia và Brazil - trận chung kết đầu tiên cần phân định bằng loạt luân lưu.

Người Ý giống người Anh và Tây Ban Nha, chỉ thắng được 1 lần sau 4 lần bước vào loạt đấu súng sinh tử, đạt tỷ lệ thắng 25%. 

Những người từng thực hiện sút luân lưu cho ĐT Anh (xanh: Vào; đỏ: Không vào)
Thành tích này kém xa Đức, đội duy nhất thắng 100% loạt penalty. Argentina cũng thắng 4 lần như Đức nhưng lại thua 1 lần, thành ra tỷ lệ chỉ còn 80%.

Thành tích của các ĐT tham gia sút luân lưu ở World Cup trên 3 lần

Có một vài thông tin thú vị về loạt luân lưu ở World Cup:

- Đội đá trước trong loạt luân lưu chỉ thắng đúng 50%.

- Chỉ có 2 lần trong số 30 loạt luân lưu ở World Cup đi tới lượt thứ 6, sau khi hòa ở 5 lượt sút trước đó.

- Có 2 giải đấu xác định nhà vô địch bằng luân lưu, đó là World Cup 1994 và 2006, cả 2 lần Italia đều góp mặt. Azzurri thắng 1 và thua 1.

- Chỉ có 1 cầu thủ thực hiện 2 lần lượt sút quyết định: Ivan Rakitic (Croatia) năm 2018.

Bây giờ, hãy nghe Unai Simon - thủ môn số 1 của ĐT Tây Ban Nha và là một chuyên gia bắt penalty, chia sẻ kinh nghiệm của mình. Simon đã cản phá thành công 2 lượt sút của Thụy Sĩ ở tứ kết EURO 2020, sau đó thêm 1 lần nữa trước người Ý ở bán kết.

Theo Simon, loạt luân lưu cũng như một bài kiểm tra, ai ôn bài kỹ hơn thì đạt kết quả cao hơn. Tuy nhiên, vẫn có thể "gian lận" một chút.

Tỷ lệ thực hiện penalty thành công ở các kỳ World Cup

Thủ môn của La Roja và Bilbao nói: "Tôi nghiên cứu các lần sút penalty của đối thủ không phải chỉ để biết họ thường sẽ sút vào đâu, mà là để biết họ sút như thế nào.

Logic ở đây là nếu người sút chỉ nhìn vào quả bóng thì thủ môn phải đổ người thật sớm. Nhưng nếu người sút nhìn vào thủ môn để xem anh ta di chuyển thế nào và điều chỉnh cú sút của mình, vậy thì tốt nhất là thủ môn nên đợi càng lâu càng tốt.

Trước khi thực sự nghiêm túc nghiên cứu các loạt sút penalty, tôi không hề chắc phải làm gì, lúc nào cần đổ người, và thường thì sẽ đổ người rất muộn. Giờ khi biết các kiểu sút thì ít nhất, tôi biết khi nào mình phải đổ người".

Simon tin rằng nếu quyết định đổ sang một bên nào trước, dù không chắc chắn thành công, cũng giúp cho thủ môn bớt lo lắng hơn.

"Trước cú sút, tôi biết mình sẽ đổ người sang bên phải và điều đó khiến tôi tự tin hơn nhiều", Simon chia sẻ. "Tôi biết là nếu đối thủ sút sang bên đó, tôi sẽ cản phá được. Nếu anh ta sút bên kia thì tốt thoi, tôi đã làm hết sức rồi. Tôi chỉ khó chịu nếu tôi đoán đúng hướng mà không cản phá được. Tôi nhớ khi đối đầu với Andrea Belotti của Italia. Tôi biết anh ta sẽ sút rất mạnh và phải đổ người sớm nhưng kể cả thế, tôi cũng không cản được".

Đối thủ sẽ luôn nghiên cứu cách sút penalty của bạn, không một ai ngoại lệ. "Khi đối đầu với Thụy Sĩ và Italia, chúng tôi có thông tin về mọi cầu thủ", Simon tiếp tục. "Với Thụy Sĩ, thậm chí chúng tôi có thông tin về cách thủ môn Yann Sommer sút bóng".

Việc nghiên cứu đối thủ là một công việc tỉ mỉ và có 2 lý do chính để không chỉ ghi nhớ trong đầu mà nên viết vào giấy. Thứ nhất là vì khối lượng nghiên cứu rất nhiều, thứ hai là đòn tâm lý.

Simon giải thích: "Việc bạn nhìn vào một mảnh giấy khiến đối phương lo lắng, thậm chí khi mảnh giấy đó chẳng viết một chữ nào. Tôi từng nói chuyện với vài tiền đạo và họ chia sẻ: 'Khi nhìn thấy một thủ môn nhìn vào tài liệu của họ, dường như anh ta đã biết tôi sẽ sút vào đâu'. Có thể anh ta biết, có thể không, ai mà biết được".

Thống kê về loạt luân lưu ở World Cup 

  • Thực hiện sút luân lưu nhiều nhất: Roberto Baggio (1990, 94, 98). ĐT Italia thua cả 3 lần.
  • Cản phá nhiều nhất trong một loạt luân lưu: 3 lần: Ricardo (Bồ Đào Nha) trong trận đấu với Anh năm 2006 và Danijel Subasic (Croatia) trong trận đấu với Đan Mạch năm 2018.
  • Để thủng lưới nhiều nhất ở luân lưu: 8 lần: Fabien Barthez (Pháp).
  • Cản phá nhiều nhất ở luân lưu: 4 lần: Harald Schumacher (Đức); Sergio Goycochea (Argentina); Danijel Subasic (Croatia).
  • Thua luân lưu nhiều nhất: 3 lần: Anh, Italia, Tây Ban Nha.
  • Thắng luân lưu nhiều nhất: 4 lần: Đức và Argentina.
  • World Cup có nhiều loạt luân lưu nhất: 4 lần: 1990, 2006, 2014, 2018.
  • World Cup có ít loạt luân lưu nhất: 0 lần: 1978.
  • Đối đầu nhiều nhất ở loạt luân lưu: Pháp vs Italia (tứ kết 1998, chung kết 2006)
Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Xem thêm
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x