ĐT Nhật Bản không phải vật lót đường

Huy Hiếu
Từ 09:15 ngày 15-11-2022
Phải nói rằng, ĐT Nhật Bản đã rất kém may mắn khi rơi vào bảng đấu có mặt cả Đức lẫn Tây Ban Nha. Nhưng nếu chỉ vì vậy mà vội cho là Samurai không có cơ hội đi tiếp thì lại đánh giá quá thấp tập thể này nói riêng lẫn tính bất ngờ của VCK World Cup nói chung!

Tại VCK World Cup 2018, ĐT Nhật Bản cũng rơi vào bảng đấu không hề yếu với sự hiện diện của Senegal, Colombia và Ba Lan. Trong đó, Ba Lan (Robert Lewandowski) và Senegal (Kalidou Koulibaly, Sadio Mane) đều sở hữu những siêu cầu thủ hàng đầu thế giới. Rốt cuộc, đội bóng xứ mặt trời vẫn hiên ngang giành quyền đi tiếp. Tại vòng 1/8, họ thậm chí từng dẫn trước ứng viên vô địch Bỉ tới 2 bàn vào thời điểm đầu hiệp 2, trước khi sự non kém kinh nghiệm trước một đối thủ hàng đầu làm hại đội bóng châu Á khiến họ thua ngược 2-3 vào cuối trận.

Cũng tại giải đấu trên đất Nga 4 năm trước, ĐT Hàn Quốc tuy không giành được vé vào vòng knock-out nhưng họ cũng để lại giải chiến thắng 2-0 trước người Đức, buộc nhà ĐKVĐ thế giới phải về nước ngay sau vòng bảng. 

Chung bảng với Đức và Tây Ban Nha là trải nghiệm mà nhiều ĐTQG đã trải qua ở các giải đấu lớn. Đội bóng láng giềng của Nhật Bản, Hàn Quốc từng nằm chung bằng với cả hai ông lớn châu Âu nói trên tại USA 1994, kết quả là Hàn Quốc cầm hòa Tây Ban Nha 2-2, suýt cầm hòa cả Đức (thua 2-3), họ chỉ bị loại sớm chủ yếu bởi trận hòa Bolivia 0-0. 

Với những chiến binh như Daichi Kamada (trước), đội bóng có biệt danh Samurai sẵn sàng tạo nên bất ngờ ở bảng đấu tử thần

Nói chung, Nhật Bản không có gì phải quá e sợ 2 ông lớn châu Âu. ĐT Tây Ban Nha hay thật, nhưng thiếu trung phong giỏi để kết liễu đối phương, còn ĐT Đức chỉ đang khởi đầu giai đoạn đi lên sau khi liên tiếp bị loại sớm ở World Cup 2018 và EURO 2020, cũng chưa phải là tập thể quá mạnh. Nếu tận dụng được cơ hội khi Đức và Tây Ban Nha tử chiến với nhau, với điều kiện Nhật Bản phải thắng được Costa Rica (đây mới là đối thủ khó nhằn), đội bóng Á châu hoàn toàn có thể gây được bất ngờ ở bảng E.

ĐT Nhật Bản đã được trẻ hóa đáng kể, nhưng trên thực tế những cầu thủ được trông đợi nhiều nhất vẫn là nhóm cựu binh dày dạn kinh nghiệm. Đứng đầu là trung vệ thủ quân Maya Yoshida (Schalke), tiếp đó là các hậu vệ Yuto Nagatomo (FC Tokyo), Hiroki Sakai (Urawa), tiền vệ Wataru Endo (Stuttgart), Junya Ito (Rennes) và nhất là Daichi Kamada (Frankfurt). Đây đều là những cầu thủ đã và đang chinh chiến nhiều năm ở châu Âu, không lạ gì các cầu thủ hàng đầu thế giới.

Rơi vào bảng đấu khó, không NHM Nhật Bản nào trông đợi quá nhiều ở ĐTQG, nhưng họ hoàn toàn không phải đội lót đường tại bảng E, vẫn rình rập để gây bất ngờ.

GÓC CHIẾN THUẬT
Tùy vào đối thủ, Nhật Bản sẽ luân phiên sử dụng hai sơ đồ 4-3-3 hoặc 4-2-3-1, nhưng người chơi cao nhất không phải là tiền đạo mục tiêu mà được giao nhiệm vụ gây sức ép từ phía trên. Về cơ bản, đội bóng của HLV Hajime Moriyasu ưa thích lối tấn công trực diện với nhiều đường chuyền hướng lên phía trước. Tuy nhiên, họ chủ yếu dùng các đường chuyền ngắn và rất ít khi phóng trái bóng thẳng từ dưới lên phía trên. Dù hầu hết các cầu thủ đều có khả năng cầm bóng khá tốt, Nhật Bản chắc chắn sẽ ưu tiên săn bóng hai và chơi phòng ngự phản công. Nhất là khi họ ở chung bảng với hai ông lớn Đức và Tây Ban Nha.

 

Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Xem thêm
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x