Italia cần cách mạng

Dũng Phan
Từ 10:22 ngày 26-03-2022
“Em ơi lửa tắt bình khô rượu/Đời vắng em rồi say với ai?”, câu thơ nổi tiếng đó là của thi sĩ Vũ Hoàng Chương, nhưng đó cũng là cảm giác của các tifosi sau đêm thứ Năm, ngày họ biết Italia đã lỡ hẹn với chuyến bay đến Qatar.

Đời xem bóng đá của họ giờ đây đã chứng kiến màu thiên thanh vắng mặt ở 2 kỳ World Cup liên tiếp, bị loại từ vòng bảng ở 2 kỳ World Cup trước đó. Italia như một chiếc bình khô đã cháy sạch những thiên tài và tinh thần sau đêm Berlin 2006.

Trách ai đây? Trách Jorginho đá hỏng penalty, trách Ciro Immobile dứt điểm như gã hề mỗi lần lên tuyển, hay trách HLV Mancini bảo thủ trong nhân sự?

Không, hãy trách hệ thống của nền bóng đá này đã cũ kỹ và không chịu thay đổi. Giai đoạn suy vong thì nền bóng đá nào cũng phải trải qua, nhưng để kéo dài như cách người Ý đang làm thì vô cùng đáng báo động. Các sân vận động vẫn xuống cấp, CLB xin trình địa phương để xây sân mới thì bị làm khó dễ do ảnh hưởng đến nguồn thu địa phương, các lò đào tạo trẻ nhiều năm không sản sinh ra nhân tài, tài chính thì èo uột và bản quyền truyền hình thì rẻ như bèo.

Các ngôi sao lớn chỉ xem nước Ý như chỗ để dưỡng già. Về tư duy chiến thuật thì sao? Các CLB Ý khi ra Châu Âu thì thể hiện rõ sự nằm dưới về đẳng cấp, tốc độ, cách triển khai bóng, và lối chơi thức thời.  Max Allegri là HLV có thể coi là tài năng nhất của bóng đá Ý những năm gần đây. Nhưng người ta vẫn thấy rõ sự rình rập, bảo thủ từ những năm 50 của người đàn ông này khi ra châu Âu. Tất cả từ trên xuống dưới suốt 16 năm qua dù đã sụp đổ nhưng vẫn không đổi. Chỉ vì sự cách mạng nửa vời của người Ý.

Các nền bóng đá khác cũng đều trải qua những giai đoạn trầm kha như bóng đá Ý hôm nay, nhưng họ thay đổi và chiến thắng rất nhanh. Ví dụ như Pháp, họ vắng mặt ở hai kỳ World Cup 1990 và 1994, cũng bi kịch khủng khiếp lắm chứ. Nhưng ngay sau đó Aime Jacquet bước lên chiếc ghế HLV trưởng đã làm một cuộc cách mạng cực lớn tại Les Bleus.

Tại EURO 1996, Pháp loại hẳn Eric Cantona lẫn David Ginola, còn quyền trượng dẫn dắt tuyển giữa của Pháp được giao cho một “thằng nhóc” 23 tuổi, tên “thằng nhóc” đó là Zinedine Zidane. Còn người Đức, nhận thấy sự đi xuống từ World Cup 1998 đến EURO 2004 đã tiến hành làm cách mạng khoa học trong bóng đá. Nền bóng đá Hà Lan cũng thất bại, cũng vắng mặt ở EURO 2016, World Cup 2018, nhưng với bệ phóng Ajax Amsterdam thì cũng đang dần lấy lại chỗ đứng của mình. Chỉ có cách mạng của người Ý là thứ cách mạng nửa vời, chỉ có thất bại của Ý là kéo dài. 

Bây giờ đã đủ để kết luận: thành công ở các kỳ EURO chỉ mang tính nhất thời, còn thất bại ở 4 kỳ World Cuo liên tiếp nói lên tính hệ thống. Đã là hệ thống thì chỉ có cách mạng triệt để mới cứu lại niềm kiêu hãnh La Mã mà thôi.

Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x