Bóng Đá Plus trên MXH

Những mảnh đời bên lề sân bóng!
06:33 ngày 12/06/2014
Họ không liên quan gì tới thế giới bóng đá: Không chơi bóng, cũng không phải đang làm việc trong các CLB. Nhưng họ cũng không hoàn toàn đứng ngoài thế giới này. Họ là những người đang phải bám vào các sân bóng để kiếm ăn qua ngày.

    TỪ CHUYỆN CỦA ANTONIO VÀ JOAQUIM...
    Ông đi chậm, đầu luôn cúi, mắt không ngừng đảo nhanh quan sát. Mỗi khi nhìn thấy một vỏ lon, hay một chai nước các CĐV vứt đi sau khi uống là mắt ông lại sáng lên, động tác nhanh nhẹn hơn hẳn. Sau khoảng hai vòng lượn đi lượn lại ở cánh đông của SVĐ Sao Paulo, ông cũng đã kiếm được hai túi bóng đầy. Đó là Antonio, người đã bám trụ sân Sao Paulo nhiều ngày nay, và sẽ tiếp tục bám trụ ít nhất cho tới khi World Cup kết thúc. “Trông thế chứ bán đi chẳng được bao nhiêu đâu”, ông nói. “Giỏi lắm thì cũng chỉ đủ ấm cái bụng”.

    Cách chỗ ông Antonio “làm việc” không xa, ông Joaquim đang cố thuyết phục một CĐV nước ngoài mua con rối hình linh vật mà ông tự tay làm. Joaquim muốn thu 5 reais cho mỗi con; nếu bán được hết số hàng trong túi với giá ấy thì cũng không đến nỗi. Nhưng vấn đề là sản phẩm của ông có vẻ không hấp dẫn người mua cho lắm. Khi mà xung quanh tràn ngập những đồ lưu niệm được sản xuất tinh xảo và đẹp đẽ, những sản phẩm thủ công như của ông Joaquim không còn được ưa chuộng nữa. “Ông cũng biết thế, nhưng cứ được đến đâu hay đến đó thôi”.

    Ông Joaquim bên con rối linh vật của mình

    Ông Antonio và Joaquim không phải là những người duy nhất đang sống bám bên lề những trận đấu ở Sao Paulo. Xung quanh SVĐ những ngày này luôn có một hàng dài những người bản địa đứng chờ việc. Họ là những người đã “trúng tuyển” vào làm những việc lặt vặt phục vụ công tác chuẩn bị cho World Cup nói chung và các trận đấu nói riêng. Đây là những công việc tạm thời, tiền công chẳng được bao nhiêu, để có được những công việc đó, những những người đàn ông ở đây vẫn phải “đánh bại” không ít đối thủ. Rất nhiều trong số đó là những thanh niên trẻ, những người mà bình thường có thể kiếm được công việc tốt hơn hẳn. Nhưng với họ thì trong thời điểm này, cứ có việc mà làm là được rồi.

    WORLD CUP KHÔNG PHẢI LIỀU THUỐC TIÊN
    Brazil không còn là “con hổ” của kinh tế thế giới nữa. Sau giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ hồi những năm 2000, nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới đã chững lại và bắt đầu đi xuống. Lạm phát phi mã (6,37% hồi tháng 5, gần bằng mức trần mà chính phủ đặt ra) kéo theo giá cả tăng cao. Trong khi lương thì vẫn thế hoặc bị giảm đi, tất nhiên chất lượng cuộc sống của những người dân bình thường phải đi xuống. Thất nghiệp đang trở thành một nỗi ám ảnh, với khoảng 22,9 triệu người Brazil hiện không có một công việc hoặc một công việc ổn định. Ở Sao Paulo, những tháng đầu năm 2014 chứng kiến tỉ lệ thất nghiệp tăng với tốc độ chóng mặt, tới giờ đã ở gần mức 6%.

    Ông Antonio với hai bao vỏ lon vừa nhặt được

    World Cup, rõ ràng, đã không tạo nên một cú hích cho nền kinh tế Brazil như kỳ vọng. Người dân nước này thậm chí còn xem việc tổ chức giải đấu là một gánh nặng, và đổ tội cho FIFA cũng như ban tổ chức đã khiến cho cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Sao Paulo vừa chứng kiến những cuộc biểu tình ở quy mô lớn nhất trong vòng hơn 2 thập kỷ, kéo theo cả bạo động, nhưng không ai dám chắc đó đã là điều tệ hại nhất. Giáo viên đã đình công. Nhân viên tàu điện ngầm đã đình công. Đến cả cảnh sát và quân đội cũng dọa đình công. Nếu tất cả “rủ nhau” đình công hết, thành phố chắc chắn sẽ rơi vào cảnh tê liệt.

    Và người ta nói tới những điều này như một nguy cơ hiển hiện, trong bối cảnh trận khai mạc World Cup 2014 chỉ còn hơn 1 ngày nữa là diễn ra...

    Những người “thờ ơ” với World Cup
    Chắc chắn là họ sẽ không tới sân xem bóng đá. Họ cũng không làm tiệc nướng rồi mời bạn bè về xem cùng. Họ cũng chẳng đi bar. Đến cả áo hay cờ Brazil họ cũng chẳng có. Họ là những người vô gia cư, lúc này đang nằm la liệt trên các quảng trường, trước nhà thờ, cạnh nhà hát... ở Sao Paulo. Điều họ cần lúc này là một cái chăn, nửa cái bánh mì, chứ không phải là Brazuca hay Fuleco!

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Cùng chuyên mục
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay