Phía sau vẻ hào nhoáng của Qatar 2022

Minh Việt
Từ 15:28 ngày 20-11-2022
Qatar 2022 là kỳ World Cup tốn kém nhất trong lịch sử, với kinh phí lên tới 220 tỷ USD. Để hình dung rõ hơn về sự đắt đỏ thì số tiền mà Qatar bỏ ra để tổ chức kỳ World Cup này đắt gấp 6 lần tổng số tiền mà Mỹ, Pháp, Nhật - Hàn Quốc, Đức, Nam Phi, Brazil và Nga cộng lại bỏ ra để tổ chức 7 kỳ World Cup trước đó. 

Trên truyền thông, nước chủ nhà Qatar cũng liên tục quảng bá về gói du lịch xem World Cup với chi phí có thể lên tới hàng triệu USD để tận hưởng những dịch vụ VIP nhất, như du thuyền 6 sao, máy bay đưa đón riêng… Tóm lại, Qatar đang muốn cả thế giới nhìn thấy phần nổi của tảng băng, là họ lắm tiền nhiều của, mang tới một kỳ World Cup cho những người giàu. 

Nhưng phía sau vẻ hào nhoáng dễ nhận thấy là một thế giới hoàn toàn trái ngược, là số phận bi thảm của những công nhân nhập cư bị bóc lột một cách tàn tệ, thậm chí là bị xâm phạm quyền con người.

Sunit, một công nhân từ Nepal sang làm việc ở Qatar, đã sớm phải quay về nước chỉ sau 8 tháng. Ban đầu, anh lên kế hoạch sẽ làm việc ở nước chủ nhà World Cup ít nhất 2 năm. Nhưng công ty xây dựng mà anh làm việc phá sản và điều này khiến anh và nhiều lao động nhập cư khác phải trở về nước, trong khi số tiền mà họ kiếm được còn chưa đủ để trả phí môi giới việc làm họ phải thanh toán trước đó. Khi quay lại Nepal, Sunit không thể xin được việc làm, nợ nần thêm chồng chất và cả gia đình rơi vào cảnh kiệt quệ.

“Chúng tôi thường phải bê bảo tải xi măng hoặc vật liệu xây dựng cỡ 30-50 kg. Thang máy thì hỏng. Nên nhiều người phải vác bao tải leo 10-12 tầng. Một số người không bê được thì bị doạ trừ lương của ngày hôm đó. Trời rất nóng. Đến nước uống chúng tôi còn bị hạn chế.

Phải mất từ 1,5 đến 2 tiếng mới leo lên được đến tầng cao nhất và chúng tôi thường xuyên bị quản lý la mắng. Có người không chịu được đã bật lại: Chúng tôi cần nước. Chúng tôi cũng là con người. Nhưng điều đó cũng chẳng có nghĩa lý gì. Vì nước vẫn không có để mà uống và lương thì vẫn bị trừ nếu làm chậm”, Sunit cho biết. 

Sunit đã phải trả phí môi giới bên đầu Nepal là 1.840 USD để có vé đi lao động xuất khẩu cho hợp đồng 2 năm. Nhưng mức lương anh nhận hàng tháng chỉ cỡ 200 USD. Nghĩa là phải làm 9 tháng nhịn ăn, nhịn tiêu thì Sunit mới thu hồi đủ vốn. Nhưng mới sang tháng thứ 8 thì chủ công trình nơi Sunit thi công bị cảnh sát bắt giữ.

“Cảnh sát đến và nói với tôi rằng công ty phá sản. Qatar sẽ gửi những người lao động nhập cư về nước. Chúng tôi chẳng biết phải làm gì khi về nhà với khoản nợ khổng lồ đi vay trước đó”, anh buồn bã nói. “Chúng tôi thường mơ về ngày xem World Cup từ nóc khách sạn mà chúng tôi xây dựng. Nhưng giấc mơ đó không bao giờ thành hiện thực”, Sunit kết luận. 

Câu chuyện của Sunit là bi kịch chung của hạng vạn lao động nhập cư khác làm việc ở Qatar suốt 10 năm qua. Họ góp phần sức lớn để nước chủ nhà có một kỳ World Cup hoành tráng, đắt đỏ. Nhưng phần lớn trong họ không bao giờ được tận hưởng bầu không khí World Cup. Mà như Sunit, vẫn còn được thở, đôi khi là còn may mắn. Bởi theo một điều tra, có hơn 15.000 lao động nhập cư đã chết tại Qatar từ trước khi World Cup được diễn ra…

Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Xem thêm
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x