World Cup 2022: Bí quyết thắng ở loạt sút luân lưu

Đỗ Trung
Từ 10:35 ngày 08-12-2022
Các HLV thường nói về việc “kiểm soát những điều có thể kiểm soát được”. Và câu nói này chắc chắn chắn được áp dụng trong trường hợp sút luân lưu. Không có yếu tố nào định đoạt việc thành bại từ cự ly 11 mét, song hiện đã có đủ nghiên cứu và khoa học để chỉ ra những gì có thể làm để nâng cao cơ hội thành công ở loạt sút này.

Ý tưởng cho rằng loạt sút luân lưu giống như một trò xổ số thực sự không hợp lý. Có rất nhiều chi tiết cần nắm vững và nhiều yếu tố cần xem xét, nên việc đưa ra một chiến lược là điều thực sự quan trọng. Loạt sút luân lưu đầu tiên của World Cup 2022 diễn ra giữa Nhật Bản và Croatia sau khi hai đội hòa nhau 1-1 ở thời gian thi đấu chính phụ. Croatia là đội chiến thắng với tỷ số 3-1. 

Chiến lược đầu tiên cần lưu ý là thủ môn “làm trò” ở cầu môn để tạo ra sự hỗn loạn. Andrew Redmayne đã trở thành anh hùng của bóng đá Australia sau khi đóng vai trò quan trọng giúp đội tuyển vượt qua Peru ở vòng play-off liên lục địa để đoạt vé đến Qatar. Trong bộ trang phục màu xám, Redmayne được tung vào sân thay người ở phút cuối hiệp phụ. Tại khung gỗ ở loạt sút luân lưu, anh liên tục vung tay vung chân lẫn nhảy từ bên này sang bên kia. Đây thực tế không phải chiêu trò gì mới bởi Bruce Grobbelaar và Jerzy Dudek nổi tiếng với cách tiếp cận tương tự trong màu áo Liverpool. 

Theo nghiên cứu mới nhất, hành động theo kiểu của Redmayne tưởng như vô tác dụng lại hoàn toàn đem đến hiệu quả. Một nghiên cứu về tất cả các loạt sút luân lưu trong các kỳ World Cup và EURO từ năm 1984 đến 2012 cho thấy thủ môn cố gắng đánh lạc hướng người đá 11 mét dẫn đến số bàn thắng ghi được ít hơn 10%. Càng khó đoán và hỗn loạn càng tốt. Thậm chí, Redmayne còn ném chai nước có ghi chú các cầu thủ Australia thực hiện phạt đền lên khán đài thay vì chỉ đơn giản là “múa may” ở cầu môn. Điều mang tính cách mạng hơn từ Redmayne là vai trò của anh trong việc bảo vệ các đồng đội trước loạt sút luân lưu. Thủ thành này đã cùng các đồng đội đi đến chấm đá 11 mét, bảo vệ khu vực này khỏi bất kỳ nỗ lực đấu trí nào từ thủ môn phía Peru.

Thủ môn Bounou của Morocco xuất sắc trong loạt sút luân lưu để loại Tây Ban Nha

Geir Jordet, giáo sư tại Trường Khoa học Thể thao Na Uy, và là nhà nghiên cứu hàng đầu về loạt sút luân lưu, cho biết đây là lần đầu tiên ông thấy một thủ môn đảm nhận vai trò này trong một loạt sút luân lưu. Jordet nói rằng hành động của Redmayne đã giúp anh “chiếm quyền kiểm soát” của cuộc đấu, do đó, mang lợi thế về cho Australia. Một thói quen khác của Redmayne là nhặt bóng lên và đưa cho đồng đội, giống như những gì Jordan Pickford đã làm ở tuyển Anh ở World Cup 2018. Điều này giúp thủ môn như gửi lời động viên cuối cùng đến người đồng đội chuẩn bị thực hiện, mang đến cảm giác quen thuộc với thói quen của anh ta.

Động tác ăn mừng cũng rất quan trọng. Nếu ghi bàn từ chấm đá 11 mét, điều mấu chốt là cầu thủ phải ăn mừng đúng cách và rõ ràng. Một nghiên cứu năm 2010 về “sự lây lan cảm xúc” - việc chuyển cảm xúc từ một cá nhân sang đồng đội và đối thủ của anh ta - đã phát hiện rằng những màn ăn mừng cuồng nhiệt có thể tác động đáng kể đến cơ hội giành chiến thắng trong loạt đá luân lưu. Nghiên cứu cho thấy kiểu ăn mừng dang rộng tay, ưỡn ngực và nắm chặt tay, có tác động tích cực đến các đồng đội còn lại. Đồng thời, nó cũng gây ra tác động tiêu cực lên đối thủ. Nghiên cứu cũng chỉ ra thủ môn cản phá quả đá tiếp theo của đối phương có khả năng thành công cao hơn gấp đôi khi người thực hiện trước đó “thể hiện hành động ăn mừng bằng cả hai tay”. Trông bạn sẽ rất ngầu khi lạnh lùng quay về vị trí sau khi thực hiện thành công, song sẽ hiệu quả hơn nếu bạn vung tay và hét to.

Muốn thắng luân lưu tốt hơn là nên đá đầu? Không chính xác. Một nghiên cứu công bố đầu năm nay bởi một giáo sư tại Đại học Trinity (Texas), cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về chiến thắng của đội đá đầu tiên hoặc đá thứ hai. 50,8% trong số 663 loạt sút luân lưu được nghiên cứu cho thấy phần thắng thuộc về đội đá đầu tiên. Ở các kỳ World Cup, 6 loạt sút luân lưu gần đây, phần thắng đều thuộc về đội đá sau. Phần nghiên cứu đáng chú ý nhất đến ở việc những cầu thủ nổi danh, được đánh giá cao lại không đáng tin cậy trên loạt sút penalty so với những cầu thủ ít tên tuổi. Trong một nghiên cứu khác, từ năm 2009, Jordet phát hiện ra “các cầu thủ có vị thế cao ở đội tuyển quốc gia thể hiện kém hơn các cầu thủ có vị thế thấp hơn”. Địa vị cao hơn dẫn đến kỳ vọng và áp lực lớn hơn rất nhiều ở loạt sút luân lưu.

Cuối cùng là về cách sút. Sút vào giữa khung thành là lựa chọn an toàn? Điều này đã được thống kê chứng minh là cách đá rủi ro. Trong số 30 loạt sút luân lưu diễn ra tại các VCK World Cup, chỉ có 57% số cú đi vào giữa cầu môn thành công.

Trong khi đó, các cú sút sang hai phía của khung thành có tỷ lệ chuyển đổi đạt 74%. Không có gì ngạc nhiên khi tiền đạo là những cầu thủ thành công nhất trong các loạt sút luân lưu ở World Cup (với tỷ lệ chuyển đổi thành công là 75%). Hậu vệ và tiền vệ thu về hiệu quả gần như ngang nhau, với tỷ lệ chuyển hóa thành công lần lượt là 67% và 69%.

Tây Ban Nha đá luân lưu tệ nhất lịch sử World Cup

Việc thua Morocco đã khiến Tây Ban Nha trở thành đội tuyển nhận nhiều thất bại nhất trên chấm luân lưu trong lịch sử World Cup với 4 trận đấu hỏng ăn. Trước đó, La Roja từng thất bại trong loạt luân lưu ở World Cup 1986 trước Bỉ, World Cup 2002 trước Hàn Quốc và World Cup 2018 trước Nga.

 

Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Xem thêm
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x