'Công nghệ VAR tại World Cup 2022 vẫn còn vài lỗi'

ĐAM SAN
Từ 10:14 ngày 05-12-2022
Công nghệ tối tân đã được áp dụng tại World Cup 2022, nhưng vẫn để lại nhiều tranh cãi bởi sự “máy móc”. Trưởng ban trọng tài VFF, ông Dương Văn Hiền đã có những chia sẻ với Bóng đá.

Công nghệ bắt việt vị bán tự động được xem là sẽ giúp World Cup 2022 công bằng hơn, chính xác hơn nhưng nó lại đang gây ra những tranh luận, phản ứng trái chiều. Công nghệ bán tự động làm ảnh hưởng rất lớn đến  quyền lợi các đội bóng. Thậm chí, nó gây ra sự ấm ức với những người chơi.

Đỉnh điểm là trận đấu giữa Nhật Bản và Tây Ban Nha đã gây ra những tranh cãi về VAR. Cụ thể là tình huống phút 51, tiền vệ Kaoru Mitoma rướn người kịp chạm chân vào trái bóng khi bóng dường như đã lăn qua hết đường biên ngang. Bóng đi cắt mặt khung thành Tây Ban Nha, Ao Tanaka ập vào, dùng đấu gối ghi bàn cho Nhật Bản. Trọng tài chính người Nam Phi, Victor Gomes phải tham khảo VAR. Video quay chậm tình huống cũng cho thấy bóng dường như đã lăn hết đường biên ngang.

Nhưng sau khi hội ý với tổ trọng tài VAR, ông Victor Gomes quyết định công nhận đây là bàn thắng hợp lệ. Nhật Bản giành vị trí nhất bảng, nhưng Đức bị loại cay đắng khi kém Tây Ban Nha về chỉ số phụ dù có cùng 4 điểm. Tình huống ghi bàn của Nhật Bản đã khiến giới bóng đá dậy sóng. Trong 4 bức ảnh mà FIFA cung cấp, chỉ 1 bức ảnh cho thấy trái bóng chưa hoàn toàn đi quá vạch vôi; 3 ảnh còn lại cho thấy bóng nằm hoàn toàn ngoài sân.

Tình huống gây tránh cãi trong trận Nhật Bản - Tây Ban Nha ở vòng bảng

Ngoài chuyện tranh cãi bàn thắng hợp lệ hay không, công nghệ bán tự động còn khiến người ta đau đầu bởi những tình huống xác định việt vị hay không việt vị. Trận đấu giữa Argentina và Saudi Arabia, trọng tài đã 3 lần từ chối bàn thắng của đội bóng Nam Mỹ vì lỗi việt vị. Trong đó tình huống Lautaro Martinez bị bắt lỗi việt vị khi cả hai chân vẫn đứng trên hậu vệ Saudi Arabia để lại rất nhiều tranh cãi. Ở tình huống này, công nghệ bán tự động xác định phần tay áo của Lautaro Martinez nhô cao hơn so với cầu thủ đối phương nên bị việt vị…

Trên đây là vài ví dụ trong số rất nhiều tình huống gây tranh cãi từ quyết định của trọng tài và sự hỗ trợ công nghệ từ phòng VAR. Về điều này, Trưởng ban trọng tài VFF - ông Dương Văn Hiền nhận xét: “Công nghệ bán tự động đúng là đã giúp trọng tài chính xác hơn trong các quyết định, nhưng tôi có cảm giác các trọng tài phòng VAR và trọng tài chính trên sân không đồng nhất. Điểm tiếp theo mà mọi người có thể thấy rõ, trọng tài chính nghe theo VAR từ 80-90%.

FIFA đã đưa ra khuyến cáo và có lẽ các trọng tài cũng biết rõ, việc nghe theo VAR mang đến những quyết định chính xác và công bằng. Có lẽ vì thế, các trọng tài gần như phụ thuộc vào VAR. Trong đó, các trọng tài biên luôn phất cờ rất chậm vì họ chờ tín hiệu từ phòng VAR. Có nhiều tình huống đã việt vị rất rõ ràng nhưng họ cũng không dám phất cờ mà phải chờ. Thành thử, có những thứ trở thành máy móc và gây ra tranh cãi”.

Ông Dương Văn Hiền cũng đưa ra nhận định về việc áp dụng công nghệ trong bóng đá mà trong tương lai nó có thể được áp dụng tại các giải đấu của Việt Nam. “Quả thật, công nghệ đã giúp trọng tài điều khiển trận đấu công bằng và chính xác hơn. Còn một vài sai số cần khắc phục khi áp dụng công nghệ VAR. Tôi nhận thấy, trọng tài chính đưa ra quyết định nhưng trọng tài phòng VAR cũng rất quan trọng. Chắc chắn những trọng tài ngồi phòng VAR phải rất giỏi về chuyên môn chứ không hẳn phụ thuộc vào công nghệ. Các trọng tài trên sân và phòng VAR cần có sự đồng nhất về ý kiến để tránh những tranh cãi đáng tiếc”.

Công nghệ bán tự động hoạt động như thế nào?
Tại World Cup 2022, tổ VAR sẽ nhận được tín hiệu cảnh báo tự động trong trường hợp có cầu thủ nào đó rơi vào thế việt vị. Ngoài ra, điểm đá phạt cũng được xác định chỉ vài giây sau khi pha bóng diễn ra. Với công nghệ bán tự động, rất nhiều máy quay được đặt trên nóc SVĐ sẽ theo dõi mọi hoạt động của 22 cầu thủ trên sân. Các camera này phân tích được chính xác 29 điểm trên người mỗi cầu thủ. Mỗi SVĐ ở World Cup 2022 sẽ có 12 camera quang học chuyên dụng hoạt động đồng thời. Ngoài ra, trái bóng thi đấu có tên Al Rihla do hãng Adidas cung cấp cũng được trang bị hệ thống cảm biến có thể cung cấp dữ liệu 500 lần mỗi giây. Điều đó có nghĩa so với camera thông thường (chỉ ghi tối đa 50 hình/giây), độ chính xác của cảm biến trên trái bóng cao hơn đến 10 lần.

Công nghệ bán tự động hoạt động như thế nào?
Tại World Cup 2022, tổ VAR sẽ nhận được tín hiệu cảnh báo tự động trong trường hợp có cầu thủ nào đó rơi vào thế việt vị. Ngoài ra, điểm đá phạt cũng được xác định chỉ vài giây sau khi pha bóng diễn ra. Với công nghệ bán tự động, rất nhiều máy quay được đặt trên nóc SVĐ sẽ theo dõi mọi hoạt động của 22 cầu thủ trên sân. Các camera này phân tích được chính xác 29 điểm trên người mỗi cầu thủ. Mỗi SVĐ ở World Cup 2022 sẽ có 12 camera quang học chuyên dụng hoạt động đồng thời. Ngoài ra, trái bóng thi đấu có tên Al Rihla do hãng Adidas cung cấp cũng được trang bị hệ thống cảm biến có thể cung cấp dữ liệu 500 lần mỗi giây. Điều đó có nghĩa so với camera thông thường (chỉ ghi tối đa 50 hình/giây), độ chính xác của cảm biến trên trái bóng cao hơn đến 10 lần.

 

Nguồn: Bongdaplus
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Việt Nam
Philippines
Indonesia
Iraq
Indonesia
Philippines
Iraq
Việt Nam
Bảng xếp hạng
  • A
  • B
  • C
  • D
  • E
  • F
  • G
  • H
Xem thêm
Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
Địa chỉ liên hệ
Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

x