Cuộc chiến giữa những triết lý bóng đá

Premier League 2013/14: Màn xa luân chiến trên sa bàn

Thạch Long
13:00 ngày 16-05-2014
Chiến thuật là thứ khô khan, nhưng bức tranh chiến thuật của Premier League 2013/14 lại ngập tràn sắc màu. Vì nó được chắp cánh bởi những triết lý bóng đá tạo nên sự tương phản mãnh liệt. Và khi có sự tương phản, người ta mới dễ nhận ra đâu là công thức chiến thắng.
Premier League 2013/14: Màn xa luân chiến trên sa bàn
PELLEGRINI THỔI HỒN VÀO CHIẾN THUẬT
Chiến thuật vốn là thứ khô khan, là thứ bất động, là chết. Chỉ có người vận hành chiến thuật là sống. Premier League 2013/14 càng làm rõ hơn nhận định này, khi HLV Manuel Pellegrini đã xuất sắc chiến thắng trong cuộc đấu trí giữa các HLV, nhờ biết cách thổi hồn vào những quân cờ chết trên sa bàn.

Chúng ta có thể cảm nhận rõ sự va chạm của các triết lý huấn luyện trong mùa bóng vừa qua. Jose Mourinho đại diện cho sự toan tính, sự chắc chắn trong lối chơi. Nếu chia mặt sân thành 3 phần, bao gồm 2 phần nằm trong quyền kiểm soát của đội nhà và 1 phần thuộc về đội khách, thì 71% thời gian Chelsea chơi bóng diễn ra ở phần sân do họ nắm quyền kiểm soát (2/3 sân lùi về phần vòng cấm địa đội nhà). Chelsea thường chỉ sẵn sàng cho các bài phản công ít chạm và đó cũng chính là hạn chế rõ nhất của họ.

Liverpool của Brendan Rodgers thì hoàn toàn ngược lại. Trang mạng Eplindex thống kê: Trong phần lớn thời gian của trận đấu, Liverpool chỉ có 3 cầu thủ làm nhiệm vụ phòng ngự: 2 trung vệ và tiền vệ Steven Gerrard. Cả 2 hậu vệ biên và ngay cả cặp tiền vệ trung tâm của họ hầu như chỉ phục vụ cho mặt trận tấn công.

Hình ảnh Arsenal của Arsene Wenger có một phần nào đó là tổng hòa của 2 lối chơi trên. Pháo thủ tấn công bằng những đường ban ngắn và chính nhờ đó họ cũng chủ động trong phòng ngự hơn. Tuy nhiên, điểm chết của Arsenal chính là việc Wenger quá bị động khi cần thay đổi chiến thuật tùy theo diễn tiến của trận đấu. Gặp bất kỳ đội nào, trong bất kỳ tình thế nào, Arsenal cũng chỉ áp dụng một lối chơi.



Gộp cả 3 phong cách trên chúng ta sẽ thấy hình ảnh của Manuel Pellegrini. Man City là một trong những đại diện nêu cao tinh thần bóng đá tấn công, nhưng cũng đừng vì thế mà nghĩ họ không biết phòng ngự. Có thể cảm nhận rõ chi tiết này thông qua cái cách Pellegrini sử dụng các hậu vệ biên.

Khi cần tấn công, ông bố trí Kolarov đá chính. Ngược lại lúc cần phòng ngự, Gael Clichy lại được sử dụng. Vai trò của các tiền vệ trung tâm trong chiến thuật của Pellegrini cũng rõ ràng và vất vả hơn hẳn so với các đội bóng khác. Thống kê cho thấy, cặp Yaya Toure-Fernandinho phải chạy trung bình 11,2 km/trận, cao hơn so với trung bình 10,7 km của những cặp tiền vệ trung tâm khác. Đây chính là cái cách Pellegrini hòa hợp giữa công và thủ.

HỮU XẠ TỰ NHIÊN HƯƠNG
Bên cạnh ý nghĩa tô vẽ cho Premier League thêm nhiều sắc màu, sự bùng nổ của các tư duy chiến thuật du nhập từ nước ngoài còn vô hình trung tạo ra một hiệu ứng giúp cho không ít HLV bản địa, vốn luôn bị đánh giá là ngô nghê, có thời cơ cọ xát và học hỏi được không ít kinh nghiệm quý báu.
Brendan Rodgers chính là bằng chứng sống. Dù triết lý bóng đá của Rodgers có phần trái ngược rõ ràng so với người thầy Jose Mourinho, nhưng chính vị HLV này tâm sự, ông học được cách bố trí công việc, những chiêu bài thu phục lòng quân từ Người đặc biệt.

Thực tế đã chứng minh, nếu không bình ổn được những góc tăm tối nhất trong phòng thay đồ Liverpool, thì cho dù Brendan Rodgers có tài giỏi đến đâu, ông cũng khó lòng chỉ đạo các cầu thủ chơi theo ý của mình.

Ở tuổi 56, có vẻ hơi bất nhã khi khẳng định HLV Tony Pulis (Crystal Palace, giải HLV xuất sắc nhất của Premier League) cũng đã nhặt nhạnh được nhiều tư liệu quý báu từ cuộc chiến nảy lửa trên băng ghế HLV mùa này. Tuy nhiên theo Pulis, sự căng thẳng trong những cuộc đấu trí cũng đã thôi thúc ông, đốt lại ngọn lửa trong ông bùng cháy trở lại.

Sự va chạm của những triết lý chiến thuật có lợi cho chính cầu thủ Anh, HLV Anh và các CLB của xứ sương mù ở cúp châu Âu.

Sự hài hòa giữa công và thủ của Man City



Graphic dưới đây cho chúng ta thấy rất rõ sự hài hòa giữa công và thủ của Man City. Họ luôn sử dụng một lượng cầu thủ vừa đủ ở phân sân nhà, và những cầu thủ tấn công phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ hơn là hoạt động bó chặt ở một vị trí. Khi cần, 2 hậu vệ biên sẽ thay phiên nhau tham gia hỗ trợ tấn công. Nhờ cách chơi này, Man xanh có thể kiểm soát thế trận rất chủ động.

Pellegrini thay đổi nhiều nhất
Tại Premier League mùa này, các con số thống kê chỉ ra, HLV Manuel Pellegrini chính là người linh hoạt trong việc thay đổi sơ đồ đội hình nhất trong nhóm 6 CLB dẫn đầu. Cụ thể: Pellegrini có 32 lần sử dụng sơ đồ 4-2-3-1, 8 lần sử dụng 4-3-1-2, 5 lần sử dụng 4-1-3-2, 2 lần dùng 4-4-2, và 1 lần chỉ đạo các học trò đá 4-5-1.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x