Từ Paris: Lỡ hẹn phở Việt trên đất Pháp

Dù gặp tới 3 quán phở nhưng chúng tôi lại không được thử món ăn quen thuộc trên đất Pháp. Vì đến quận 13 từ khá sớm nên quán Phở New Saigon chưa mở, phở 8 và đặc biệt là Phở Bờm được quảng cáo là “ngon nhất Paris” lại đang đóng cửa sửa chữa.

Ngay từ trước khi đặt chân đến Pháp, các phóng viên của báo Bóng đá đã lên kế hoạch đến quận 13 để viết về người Việt ở Paris. Và chuyến đi tới nơi đây thực sự khiến chúng tôi cảm thấy ấm lòng. Theo thống kê của chính phủ Pháp, có khoảng 500.000 người Việt hiện đang sinh sống tại Pháp. Đây là một trong những cộng đồng người Việt hải ngoại lớn nhất thế giới. Và tại thủ đô Paris, người Việt chủ yếu sinh sống tại quận 13.

Đây thực chất là khu Chinatown (Phố Tàu), với đa số cư dân có gốc gác Trung Quốc. Bạn có thể dễ dàng nhận thấy điều đó qua hàng loạt cửa hàng mang biển hiệu tiếng Trung và thậm chí, cả một nhà thờ dành cho người Hoa. Nhưng bên cạnh đó, cũng có cả các cửa hàng của người Thái Lan, người Lào, Cambodia và tất nhiên, cả Việt Nam.

Những tấm biển mang dòng chữ "Bánh mì đặc biệt", "Bánh Tân Tân", "Đông Nam Á" hay "Bán thịt heo quay" nằm dọc theo con phố chính Choisy. Ngoài ra, không thể không nhắc tới phở, nơi bạn có thể chọn giữa Phở Bờm, Phở 8 và Phở New Saigon. Đáng tiếc rằng dù đã ngang qua 3 quán phở như thế, chúng tôi lại không được thử món ăn quen thuộc này trên đất Pháp. Vì đến quận 13 từ khá sớm, quán Phở New Saigon vẫn chưa mở cửa, Phở 8 và đặc biệt là Phở Bờm được quảng cáo là "ngon nhất Paris" thì đang đóng cửa để sửa chữa.

Tiệm Phở New Saigon chưa mở cửa vì còn sớm - Ảnh: Hoàng Linh

Đây là một trong ba quán phở nổi tiếng ở quận 13 Paris. Ngoài ra còn có Phở 8 hay Phở Bờm - Ảnh: Hồ Phương 

Phở Bờm - quán phở được quảng cáo là ngon nhất Paris hiện tại đóng cửa sửa chữa - Ảnh: Hoàng Linh 

Xe bán bánh mì di động của 2 sinh viên Việt Nam ở khu vực chợ Thanh Bình, quận 13 Paris 

Cửa tiệm bánh ngọt, bánh Tân Tân  

Tiếng Việt cũng là ngôn ngữ được sử dụng phổ biến, khi chúng tôi dễ dàng trò chuyện với một người bán thịt heo gốc Cambodia, hay bà chủ tiệm bánh người Hoa như những người đồng hương. Nhưng cuộc gặp khiến chúng tôi cảm thấy thực sự ấm áp diễn ra cách khá xa khu trung tâm. Cuốc bộ dọc phố Choisy, đi tiếp đến đường Verdun và nằm bên tay phải là chợ Thanh Bình. Gọi là chợ, nhưng thực ra đây là siêu thị bán buôn và bán lẻ của người Việt. Đó cũng là không gian thuần Việt nhất mà chúng tôi thấy ở quận 13. Trên đường đi vào là các pano quảng cáo ca nhạc của các ca sĩ Việt Nam, của Vietnam Airlines, bia Hà Nội và cả bức ảnh đón Tết của người Việt.

Quản lý siêu thị là một người Việt rất dễ mến và trẻ hơn nhiều cái tuổi 33 của mình. Anh Trung là người Sài Gòn ở Nguyễn Trãi (quận 1), sang Pháp năm 2000, khi vừa tốt nghiệp phổ thông và giờ đã có vợ cùng cô con gái 2 tuổi. Qua câu chuyện với Trung, chúng tôi biết thêm nhiều chuyện thú vị về cộng đồng người Việt ở quận 13.

Chợ Thanh Bình nằm ở đường Verdun, quận 13. Gọi là chợ, nhưng thực ra đây là siêu thị bán buôn và bán lẻ của người Việt. 


Bánh trái, mì gói, đồ khô hay nước uống mang đậm bản sắc Việt Nam 

Quản lý siêu thị là anh Trung, người Sài Gòn Anh sang Pháp từ năm 2000, khi vừa tốt nghiệp phổ thông và giờ đã có vợ cùng cô con gái 2 tuổi

Anh Trung chia sẻ sinh hoạt của cộng đồng người Việt ở quận 13 rất sôi nổi. Đến Tết, họ còn mời cả ca sỹ ở trong nước sang biểu diễn. Ngoài ra còn có cả một đội bóng của mấy anh em sinh viên 

"Vì giá vé xem EURO ít mà lại đắt nên tôi sẽ dựng màn hình to ở chợ để mọi người xem bóng đá", Anh Trung cho biết 

"Hôm nay vắng vẻ thế này thôi, nhưng cuối tuần vui lắm đó. Bình thường cứ cuối tuần chợ lại mở thêm mấy quầy bia và nước mía phục vụ bà con", Trung nhiệt tình giới thiệu. Sinh hoạt của cộng đồng người Việt ở quận 13 cũng khá sôi nổi. Trung hào hứng kể: "Đến Tết chúng tôi còn mời cả ca sĩ ở trong nước sang biểu diễn, có năm mời được cả Mỹ Linh đấy. Chúng tôi còn có cả một đội bóng của mấy anh em sinh viên. Còn chiếc xe bán bánh mì đằng kia kìa, cũng của 2 cô sinh viên đấy".

VIDEO: Đại gia Việt mê bóng đá giữa lòng Paris



Câu chuyện trở lại với đề tài bóng đá và khi chúng tôi hỏi dịp EURO này anh có ra sân xem không, Trung lắc đầu. "Vé bán cho CĐV bản địa ít lắm, mà lại đắt nữa. Trước chỉ có tầm 25 euro nhưng giờ toàn cỡ 500-600 euro hết rồi. Vé xem đội tuyển Pháp thì càng đắt. Đợt EURO này chắc tôi sẽ dựng màn hình to ở chợ để mọi người xem bóng đá". Anh chàng quản lý dễ mến này than thở, nhưng rồi lập tức rủ rê: "Đợt đấy mời anh em quay lại xem cùng mọi người nhé, làm nồi lẩu dê rồi xem bóng đá".

Tất nhiên, chúng tôi không dám hứa trước nhưng vừa về đến nhà, Trung đã gọi điện. "Này, tôi vừa thấy trên trang web của Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF) đang có người rao bán 2 vé của trận Pháp-Romania đấy. Có gì anh em liên hệ thử xem". Đúng là phải đi xa, người ta mới thấy sự ấm áp của tình đồng hương, không chỉ từ Trung, mà còn từ vợ chồng anh bạn thân đã giúp chúng tôi rất nhiều từ khi mới đặt chân xuống sân bay, hay anh chủ nhà nơi chúng tôi đang tạm trú.

Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

  • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
  • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
  • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
  • Giá: 98.000 đồng.

ĐẶT MUA NGAY
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng Biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó tổng Biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: (84.24)35541188 - (84.24)35541199
Fax: (84.24)35539898
Email: toasoan@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x