Cựu hậu vệ Phạm Phú Hùng: Luôn đau đáu với người hâm mộ

Quốc Toàn
06:52 ngày 20-09-2014
Sau 40 năm gắn với bóng đá, cựu cầu thủ Quảng Nam - Đà Nẵng (QN-ĐN) này vẫn đau đáu một điều mà ông chưa thể thực hiện được: gặp lại một người hâm mộ bình thường, chỉ để tỏ lòng tri ân.
Cựu hậu vệ Phạm Phú Hùng: Luôn đau đáu với người hâm mộ
Sau 40 năm gắn với bóng đá, cựu cầu thủ Quảng Nam - Đà Nẵng (QN-ĐN) này vẫn đau đáu một điều mà ông chưa thể thực hiện được: gặp lại một người hâm mộ bình thường, chỉ để tỏ lòng tri ân. Chính vì nỗi đau đáu đó mà khi có cơ hội, ông luôn làm hết sức trong khả năng của mình cho lực lượng cổ động viên, những người mà ông luôn tâm niệm, chính là đội ngũ “nuôi sống” bóng đá…

CHÌM NỔI CÙNG TRÁI BÓNG
Với bóng đá QN-ĐN nói chung, có thể những cái tên như Trần Vũ, Nho Đức, Trọng Quang, Thành “ghe”… hay lứa sau này là Thanh Hùng, Công Thìn, Minh Toàn… mới là những nhân vật nổi tiếng, được nhắc mãi về sau. Nhưng với nhiều thế hệ khán giả lớn tuổi, những người có điều kiện xem bóng đá từ những năm 80 của thế kỷ trước, cái tên Phạm Phú Hùng cũng là một trong những cầu thủ có số má của bóng đá QN-ĐN giai đoạn đầu.

Cũng dễ hiểu vì ông Hùng vốn chơi ở vị trí hậu vệ biên, vị trí tất nhiên khó “nổi” bằng những cầu thủ chơi ở hàng công. Nhưng điểm sơ qua lý lịch, sự nghiệp của ông Hùng thì thấy ông cũng là một nhân tố khá quan trọng và lẫy lừng của bóng đá xứ Quảng. 

Trưởng thành từ phong trào bóng đá học đường (2 năm liền vô địch học sinh toàn thành Đà Nẵng trước 1975) rồi gia nhập đội Cảng Đà Nẵng, thanh niên QN-ĐN thi đấu ở giải Trường Sơn 1976 trước khi được tuyển vào đội tuyển QN-ĐN vào cuối năm 1976, bước đệm giúp ông quyết định chính thức chọn quần đùi áo số làm sự nghiệp của mình trong giai đoạn giao thời ấy. 

Phạm Phú Hùng (hàng đứng thứ 3 từ trái qua) trong đội hình Công nhân QN-ĐN

Ở thời kỳ đó, anh tài bóng đá phải nói là vô số, thế hệ chơi bóng từ trước 1975 có, từ Sài Gòn về có, rồi lứa trẻ trưởng thành từ các giải phong trào, học sinh cũng có nhưng dù ở đội nào, ông Hùng luôn là sự lựa chọn số 1 ở vị trí hậu vệ cánh phải với lối chơi hiện đại, chắc chắn, lỳ lợm trong phòng ngự và dũng mãnh, tốc độ khi hỗ trợ tấn công. 

Từ 1976 đến 1985 là giai đoạn khó quên của bóng đá xứ Quảng, dù chỉ thi đấu ở hạng A2. Ông Hùng cho biết, bất kể đội bóng mạnh nào của Việt Nam thời điểm ấy như Cảng Hải Phòng, Thể Công… khi gặp QN-ĐN đều chật vật. Thậm chí, năm 1982, đội tuyển Thanh niên Việt Nam còn thua Thanh niên QN-ĐN đến 2-5 trong một trận giao hữu.

Sự nghiệp của hậu vệ Phạm Phú Hùng có thể còn lẫy lừng hơn nếu như không dính chấn thương nặng vào năm 1981. Điều kiện khó khăn lúc đó khiến ông không thể chữa trị đến nơi đến chốn và dù cố gắng cầm cự để cùng đội Công nhân QN-ĐN chinh chiến 2 mùa đầu tiên ở giải A1 nữa nhưng rồi vết đau đã buộc ông phải nói lời chia tay sân cỏ ở mùa giải 1986 (khi mới 28 tuổi).

Nghỉ đá bóng, được sự giới thiệu, động viên của bạn bè, ông Hùng xin đi học nghiệp vụ trọng tài và bắt đầu tham gia đội ngũ cầm cân nảy mực trên sân cỏ từ năm 1987. Cũng như khi đá bóng, ông Hùng chưa phải là một trọng tài thật sự hàng đầu nhưng cũng kịp nổi tiếng trong làng bóng Việt Nam.

Đấy là mùa giải 1998, ông Hùng bất ngờ bị đội CA TP.HCM tố dữ dội sau khi tham gia điều khiển trận đấu giữa đội này với đội Nam Định trên sân Thống Nhất. Ông Hùng tếu táo, hồi đó trời nắng nóng, không rõ do “dị ứng” hay gì mà ra sân mặt tôi đỏ gay. Chính vì điều này mà sau trận đấu, lãnh đạo đội CA TP.HCM đã tố với BTC là trọng tài say rượu khi làm nhiệm vụ nên bắt sai, gây ảnh hưởng đến thành tích của đội. 

Vì sự tố cáo này mà cái tên Phạm Phú Hùng “nổi như cồn”, lên cả các trang báo thể thao thời bấy giờ. May mà sau đó BTC đã xác định trọng tài trong sạch, các tình huống mà CA TP.HCM tố cáo đều sai nên không chỉ được minh oan mà… uy tín cũng theo đó lên vùn vụt.

NHỮNG ĐIỀU TÂM HUYẾT
Hơn 40 năm gắn với bóng đá, đến giờ này, cựu cầu thủ này vẫn còn tiếp tục đóng góp công sức cho bóng đá nước nhà với vai trò… Giám sát trọng tài bên cạnh vai trò của một công chức tại CLB SHB.Đà Nẵng. Ông Hùng cũng từng đảm nhận chức vụ Phó giám đốc Trung tâm đào tạo trẻ của bóng đá Đà Nẵng, giai đoạn mà bóng đá nơi này chìm sâu vào khủng hoảng nhưng chính nhờ lứa cầu thủ trưởng thành từ trung tâm này như Phước Vĩnh, Thanh Phúc, Quốc Anh… mà Đà Nẵng đã trở lại một cách đĩnh đạc với bóng đá nước nhà. 

Nhưng thành tích không phải là điều quan trọng mà điều đọng lại duy nhất và cũng có lẽ là sâu đậm nhất với cựu cầu thủ này vẫn là người hâm mộ. Chính họ, chứ không ai khác, đã giúp các đội bóng tồn tại và luôn ra sân với tinh thần cống hiến hết mình. 

Ông Hùng tâm đắc “không cảm động sao được khi dưới cái nắng nóng đến kinh người của mùa Hè miền Trung, những khán đài bằng sắt vẫn luôn đông khán giả, những người xem không bao giờ quay lưng lại với bóng đá bằng một tình yêu vô tư và nhiệt huyết. Chỉ cần biết rằng, thời ấy, để có một chiếc vé vào sân còn khó hơn cả chuyện… đi ra nước ngoài bây giờ, để thấy, đã có một tình yêu bóng đá còn lớn hơn chính chúng tôi, những cầu thủ”.

Bóng đá muốn sống được thì phải có khán giả, những người hâm mộ chân chính. Đấy là điều vẫn theo ông cho đến bây giờ…

KỶ NIỆM KHÓ QUÊN
Tháng 7/1981, trong một trận đấu chuẩn bị cho đội CA QN-ĐN tham gia VCK A2 toàn quốc, Phạm Phú Hùng bị chấn thương và phải nghỉ thi đấu dài hạn. Không thấy ông xuất hiện trong đội hình thi đấu của đội QN-ĐN lẫn Cảng Đà Nẵng, nhiều NHM thắc mắc và có người đã cất công tìm hiểu. Đấy là giai đoạn đen tối nhất trong sự nghiệp đá bóng và ông Hùng đã quyết định giải nghệ. Thế nhưng tất cả đã thay đổi trong một buổi chiều.

Một người đàn ông đã đến tận nhà ông, gặp gỡ, trò chuyện. Người ấy là ông Chi, một cổ động viên nhiệt thành của bóng đá QN-ĐN. Vì yêu mến đội QN-ĐN cũng như quý mến tài năng của Phạm Phú Hùng nên ông Chi và bạn bè đã gom góp được một ít tiền, mong muốn góp phần giúp ông Hùng chữa trị chấn thương. 

Chính từ sự quan tâm của ông Chi mà ông đã từ bỏ ý định chia tay sân cỏ để quyết tâm trở lại. Sau này có dịp gặp lại, khi bày tỏ ý định tặng ông Chi và những CĐV của đội nhà những tấm vé vào sân, nhưng ông Chi, vốn chỉ là một bác xích lô yêu bóng đá, đã thẳng thừng từ chối “tụi anh không lấy vé này mà phải mua, có mua vé thì tụi em mới có tiền, đá bóng”. 

Chính những lời tâm sự, chia sẻ như thế đã giúp ông Hùng và các đồng đội trưởng thành hơn, chín chắn hơn và ý thức rõ tình yêu thương, sự đùm bọc của người hâm mộ với mình. Và hiểu được trách nhiệm của mình là thi đấu, cống hiến, chỉ có thế mới đáp lại được tấm thịnh tình của họ. Bao nhiêu năm qua, hình ảnh ấy vẫn theo ông như một lời nhắn nhủ, động viên trong những lúc khó khăn nhất.

Tiếc nuối lớn nhất trong sự nghiệp bóng đá của ông sau này, đó là không gặp lại được ông Chi, người lái xích lô thanh bần ngày nào.

SƠ LƯỢC VỀ PHẠM PHÚ HÙNG
Năm sinh: 1957
Vị trí: Hậu vê biên phải
Các đội từng trải qua: Cảng Đà Nẵng, Thanh niên QN-ĐN, Công nhân QN-ĐN

Từng là đồng đội với thân phụ Lê Huỳnh Đức
Năm 1976, cựu cầu thủ Lê Văn Tâm (thân phụ cựu tuyển thủ Lê Huỳnh Đức, HLV SHB.ĐN bây giờ) từ Sài Gòn ra Đà Nẵng tìm kiếm cơ hội được tiếp tục thi đấu bóng đá. Ông Tâm đã gia nhập đội Cảng Đà Nẵng, đây cũng là đội bóng mà nhiều hảo thủ Đà Nẵng khi đó chọn thi đấu như Trần Vũ, Phan Trọng Quang và cả Phạm Phú Hùng và thi đấu một thời gian. 
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Nhạc sỹ, Ca sỹ, MC Sỹ Luân: Biết đá bóng trước khi viết nốt nhạc Nhạc sỹ, Ca sỹ, MC Sỹ Luân: Biết đá bóng trước khi viết nốt nhạc

    Khá bất ngờ với tác giả của những ca khúc nhẹ nhàng, tình cảm - Sỹ Luân lại từng là vận động viên có khoảng thời gian dài ăn tập trên sàn võ Judo, sân bóng rổ. Ngay từ thời học phổ thông, Sỹ Luân đã là VĐV chuyên nghiệp tham gia các giải đấu lớn cấp thành phố và quốc gia.

  • Cựu tuyển thủ Đặng Văn Dũng: Người Hải Phòng trầm lặng Cựu tuyển thủ Đặng Văn Dũng: Người Hải Phòng trầm lặng

    Vẫn là dáng người mảnh khảnh cùng đôi mắt hiền, Đặng Văn Dũng của ngày hôm nay vẫn giữ nguyên dáng phom từng tung hoành trên sân cỏ ngày nào. Ngót 15 năm sau khi giải nghệ, cựu tuyển thủ Văn Dũng đã là vị trung tá công an cần mẫn của công an quận Ngô Quyền (Hải Phòng).

  • Champions League 2014/15: Những nét mới ở giải đấu danh giá truyền thống Champions League 2014/15: Những nét mới ở giải đấu danh giá truyền thống

    Giữa tuần sau, sẽ khai diễn giải đấu hấp dẫn nhất thế giới tầm CLB, Champions League mùa bóng 2014/15. Kỳ này, Champions League có nhiều khác biệt đáng kể so với mọi năm.

  • HLV Guillame Graechen (U19 Việt Nam): “Học trò của tôi đủ sức đá V-League” HLV Guillame Graechen (U19 Việt Nam): “Học trò của tôi đủ sức đá V-League”

    Gắn bó với rất nhiều cầu thủ U19 Việt Nam từ lúc mới bước vào Học viện bóng đá HA.GL - Arsenal JMG, HLV Guillaume Graechen tự tin nói rằng các học trò của ông luôn biết cách để tránh xa những cám dỗ, đứng vững trên con đường trở thành cầu thủ chuyên nghiệp trong buổi trò chuyện với PV Bóng đá & Cuộc sống.

  • Bật mí bí mật về U19 Việt Nam Bật mí bí mật về U19 Việt Nam

    Có những chi tiết rất thú vị ở ĐT U19 Việt Nam mà có lẽ chưa nhiều người biết.

  • Falcao ra mắt M.U: “Quỷ đỏ” trên lưng “Mãnh hổ” Falcao ra mắt M.U: “Quỷ đỏ” trên lưng “Mãnh hổ”

    Radamel Falcao không chỉ là người có thể đảm bảo các bàn thắng, mà còn đảm bảo rằng Man United sẽ cảm thấy “dễ thở” và cân bằng hơn khi El Tigre có mặt trên sân. Với Falcao, đội bóng áo đỏ cũng có một vũ khí lý tưởng để bóc tách các hàng phòng ngự chơi số đông, điều mà Man United sẽ thường xuyên phải đối mặt ở mùa giải mới.

  • Bình luận U19 Việt Nam: Nhân tài xuất sinh từ nghèo đói Bình luận U19 Việt Nam: Nhân tài xuất sinh từ nghèo đói

    “Họ là hai cầu thủ rất đặc biệt của U19 Việt Nam. Hai mũi khoan đó là báu vật của đội tuyển” - HLV Guillaume Graechen đã nhận xét như vậy khi nói về tiền vệ Hoàng Thanh Tùng và tiền đạo Nguyễn Công Phượng (ảnh). Thực tế, ngoài tài năng sân cỏ thì hai cầu thủ này có nhiều điểm chung đến lạ kỳ.

  • U19 Việt Nam: Ngày hội toàn gia đình trên sân Mỹ Đình U19 Việt Nam: Ngày hội toàn gia đình trên sân Mỹ Đình

    Giải U19 Đông Nam Á 2014 - Cúp NutiFood được xem như ngày hội toàn gia, bởi đây là nơi hội ngộ của các gia đình cầu thủ 3 miền Bắc - Trung - Nam.

  • Welbeck trước cơ hội mới tại Arsenal: Bắt đầu một cuộc chiến mới Welbeck trước cơ hội mới tại Arsenal: Bắt đầu một cuộc chiến mới

    Giới hâm mộ Arsenal đã quá hào hứng khi đội này mua được Danny Welbeck ngay trước khi thị trường chuyển nhượng đóng cửa. Họ lại càng sướng rơn khi chứng kiến anh ghi cả 2 bàn, đem về cho đội tuyển Anh trận thắng vô cùng quan trọng trước Thụy Sỹ ở vòng loại EURO 2016. Ở Emirates, còn đề tài nào hấp dẫn hơn đề tài Welbeck trong lúc này!

  • Công Phượng ghi bàn, mẹ nhảy múa Công Phượng ghi bàn, mẹ nhảy múa

    Khi Công Phương đi bóng qua 6 cầu thủ rồi tung cú đá hạ gục U19 Australia, mẹ của đội trưởng U19 Việt Nam đã không kìm được nước mắt vì sung sướng.

  • Vì sao U19 Việt Nam lên cơn sốt? Vì sao U19 Việt Nam lên cơn sốt?

    Chưa đầy 1 năm sau khi trình làng khán giả Việt Nam, U19 Việt Nam đã tạo nên cơn sốt trong lòng NHM. Vậy, U19 Việt Nam đã sử dụng loại “thuốc thôi miên” nào mà làm biết bao con tim thổn thức, ngất ngây?

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x