Kaka
Từ Milan đến Real với giá 56 triệu bảng vào tháng 6/2009
Từ Real đến Milan theo dạng CNTD vào tháng 9/2013
Lỗ: 56 triệu bảng
Việc chủ tịch Florentino Perez chi đậm để mua Kaka là hi vọng anh và Cristiano Ronaldo sẽ giúp đội bóng sớm trở lại vị thế thống trị tại La Liga cũng như biến giấc mơ lần thứ 10 vô địch cúp C1/Champions League thành hiện thực.
Đáng tiếc, Kaka lại không đóng góp được nhiều tại sân Bernabeu. Trong 4 năm thi đấu cho Milan, anh chỉ ghi được 29 bàn sau 120 trận và lạc lõng trong lối chơi của đội bóng Hoàng gia.
Kaka đánh mất mình kể từ khi khoác áo Real
Năm 2013, Real để Kaka chuyển sang Milan theo dạng chuyển nhượng tự do trước khi anh đến đầu quân cho Orlando City (Mỹ). Hiện tại, anh đang là linh hồn trong lối chơi của Orlando với 10 bàn thắng, 3 pha kiến tạo sau 21 trận.
Fernando Torres
Từ Liverpool đến Chelsea với giá 50 triệu bảng vào tháng 1/2011
Từ Chelsea đến Milan theo dạng CNTD vào tháng 8/2014
Lỗ: 50 triệu bảng
Torres từng chơi rất hay trong 3 mùa đầu tiên ở Liverpool. Tuy nhiên đến mùa 2010/11, chân sút người TBN có dấu hiệu sa sút phong độ. Liverpool rất nhanh đẩy được Torres sang Chelsea trong kỳ chuyển nhượng mùa Đông 2011 với giá kỷ lục khi đó, 50 triệu bảng.
Torres không chứng tỏ được giá trị bản thân trong thời gian khoác áo Chelsea
Nhưng trong quãng thời gian gắn bó với The Blues, đóng góp ấn tượng nhất của anh là bàn thắng ở phút bù giờ với Barcelona tại bán kết Champions League 2012. Hòa 2-2 ở lượt về và giành chiến thắng chung cuộc 3-2 sau 2 lượt trận, Chelsea sau đó lần đầu tiên lên ngôi CK Champions League (thắng Bayern Munich 4-3 sau loạt sút luân lưu).
Tháng 8/2014, Chelsea cho Milan mượn Torres trong vòng 2 năm. Sau đó phía Rossoneri đã mua đứt chân sút sinh năm 1984 trước khi cho Atletico Madrid mượn ở cuối mùa giải vừa qua.
Andriy Shevchenko
Từ Milan đến Chelsea với giá 30,8 triệu bảng vào tháng 5/2006
Từ Chelsea đến Dynamo Kiev theo dạng CNTD vào tháng 8/2009
Lỗ: 30,8 triệu bảng
Khi đến Chelsea, Sheva vẫn còn đang ở đỉnh cao sự nghiệp và mới giành Quả bóng Vàng 2 năm trước đó. Nhưng “chú linh dương” đã nhanh chóng chìm nghỉm ở Stamford Bridge. Tiền đạo người Ukraine gây thất vọng não nề với 14 bàn trong mùa đầu tiên và 8 bàn trong mùa thứ 2.
Sheva là một trong những thương vụ đắt giá nhưng kém hiệu quả nhất của Chelsea
Những chấn thương càng khiến mọi việc thêm tồi tệ. Shevchenko được cho Milan mượn sau 2 năm ở Anh và cuối cùng kết thúc sự nghiệp tại Dymano Kiev. Vào lúc Chelsea mua anh, Sheva là cầu thủ đắt giá nhất với một CLB Anh.
Andy Carroll
Từ Newcastle đến Liverpool với giá 35 triệu bảng vào tháng 1/2011
Từ Liverpool đến West Ham với phí chuyển nhượng 15,5 triệu bảng vào tháng 5/2013
Lỗ: 19,5 triệu bảng
Đó là một vụ chuyển nhượng gây sốc, nhưng những gì Carroll làm được tại Anfield lại không đáng chú ý như thế. Là cầu thủ người Anh đắt giá nhất trong lịch sử thời điểm đó nhưng Carroll chỉ đá 44 trận cho Liverpool, ghi 6 bàn và đã bị đẩy sang West Ham theo hợp đồng cho mượn trước khi được bán đứt vào năm 2013.
Angel Di Maria
Từ Real Madri gia nhập M.U với giá 59,7 triệu bảng vào tháng 8/2014
Từ M.U bán cho PSG với phí chuyển nhượng 44,4 triệu bảng năm 2015
Lỗ: 15,3 triệu bảng
Robinho
Từ Real Madrid đến Man City với giá 32,5 triệu bảng vào tháng 9/2008
Từ Man City đến Milan với phí chuyển nhượng 15 triệu bảng vào tháng 8/2010
Lỗ: 17,5 triệu bảng
Man City đã vượt qua Chelsea một cách ngoạn mục để giành được Robinho từ Real Madrid. Chân sút người Brazil là một trong những tiền đạo kỹ thuật nhất thời điểm đó với lối chơi thông minh và vô cùng tinh quái. Bản thân anh cũng có mùa giải đầu tiên (2008/09) đầy ấn tượng với 14 bàn thắng cho đội bóng áo xanh.
Robinho được kỳ vọng nhưng không thể tỏa sáng ở Man City
Tuy vậy, chấn thương dai dẳng gặp phải sau đó đã huỷ hoại sự nghiệp của cầu thủ 26 tuổi này. Ngồi chơi hưởng lương trong thời gian dài, Robinho chỉ ghi thêm 2 bàn thắng trước khi bị đẩy sang Santos theo dạng cho mượn vào tháng 1/2010. Đến tháng 8/2010, Man xanh quyết định bán đứt tiền đạo người Brazil này cho Milan.
Emmanuel Adebayor
Từ Arsenal gia nhập Man City với giá 25 triệu bảng vào tháng 7/2009
Từ Man City bán cho Tottenham với phí chuyển nhượng 5 triệu bảng vào tháng 8/2012
Lỗ: 20 triệu bảng
Sở hữu chiều cao lêu khêu nhưng chân sút người Togo là một cầu thủ rất khéo léo. Arsenal mặc dù rất muốn giữ chân Adebayor cho kế hoạch phục hưng nhưng cá nhân tiền đạo này không thể chiến thắng cám dỗ tài chính từ phía Man City, và chuyển đến sân Etihad với mức phí 25 triệu bảng.
Màn ăn mừng gây tranh cãi của Adebayor khi đối đầu với CLB cũ Arsenal
Nhưng trong 2 năm thi đấu ở sân Etihad, Adebayor lại không để lại ấn tượng đậm nét và chỉ ghi được 19 bàn sau 45 trận. Thời gian tiếp theo, anh được cho Real Madrid và Tottenham mượn. Đến tháng 8/2012, Man City đã bán đứt Adebayor cho Tottenham với giá 5 triệu bảng.
Juan Sebastian Veron
Từ Lazio đến M.U với giá 28,1 triệu bảng năm 2001
Từ M.U đến Chelsea với phí chuyển nhượng 15 triệu bảng
Lỗ: 13,1 triệu bảng.
Ở thời điểm gia nhập M.U, Veron là cầu thủ đắt giá nhất Premier League. Nhưng sau 2 năm không để lại nhiều ấn tượng đặc biệt, tiền vệ người Argentina đã bị M.U bán cắt lỗ cho Chelsea với giá 13 triệu bảng. Tuy nhiên, Veron chỉ chơi cho Chelsea đúng 1 mùa (7 trận) trước khi bị đem cho Inter Milan và Estudientes mượn trong 3 mùa giải còn lại.
Môi trường bóng đá Anh không phù hợp với Veron
Carlos Tevez
Từ M.U đến Man City với giá 25,5 triệu bảng vào tháng 7/2009
Từ Man City đến Juventus với phí chuyển nhượng 12 triệu bảng vào tháng 6/2013
Việc chủ tịch Florentino Perez chi đậm để mua Kaka là hi vọng anh và Cristiano Ronaldo sẽ giúp đội bóng sớm trở lại vị thế thống trị tại La Liga cũng như biến giấc mơ lần thứ 10 vô địch cúp C1/Champions League thành hiện thực.
Đáng tiếc, Kaka lại không đóng góp được nhiều tại sân Bernabeu. Trong 4 năm thi đấu cho Milan, anh chỉ ghi được 29 bàn sau 120 trận và lạc lõng trong lối chơi của đội bóng Hoàng gia.
Kaka đánh mất mình kể từ khi khoác áo Real
Fernando Torres
Từ Liverpool đến Chelsea với giá 50 triệu bảng vào tháng 1/2011
Từ Chelsea đến Milan theo dạng CNTD vào tháng 8/2014
Lỗ: 50 triệu bảng
Torres từng chơi rất hay trong 3 mùa đầu tiên ở Liverpool. Tuy nhiên đến mùa 2010/11, chân sút người TBN có dấu hiệu sa sút phong độ. Liverpool rất nhanh đẩy được Torres sang Chelsea trong kỳ chuyển nhượng mùa Đông 2011 với giá kỷ lục khi đó, 50 triệu bảng.
Torres không chứng tỏ được giá trị bản thân trong thời gian khoác áo Chelsea
Tháng 8/2014, Chelsea cho Milan mượn Torres trong vòng 2 năm. Sau đó phía Rossoneri đã mua đứt chân sút sinh năm 1984 trước khi cho Atletico Madrid mượn ở cuối mùa giải vừa qua.
Andriy Shevchenko
Từ Milan đến Chelsea với giá 30,8 triệu bảng vào tháng 5/2006
Từ Chelsea đến Dynamo Kiev theo dạng CNTD vào tháng 8/2009
Lỗ: 30,8 triệu bảng
Khi đến Chelsea, Sheva vẫn còn đang ở đỉnh cao sự nghiệp và mới giành Quả bóng Vàng 2 năm trước đó. Nhưng “chú linh dương” đã nhanh chóng chìm nghỉm ở Stamford Bridge. Tiền đạo người Ukraine gây thất vọng não nề với 14 bàn trong mùa đầu tiên và 8 bàn trong mùa thứ 2.
Sheva là một trong những thương vụ đắt giá nhưng kém hiệu quả nhất của Chelsea
Andy Carroll
Từ Newcastle đến Liverpool với giá 35 triệu bảng vào tháng 1/2011
Từ Liverpool đến West Ham với phí chuyển nhượng 15,5 triệu bảng vào tháng 5/2013
Lỗ: 19,5 triệu bảng
Đó là một vụ chuyển nhượng gây sốc, nhưng những gì Carroll làm được tại Anfield lại không đáng chú ý như thế. Là cầu thủ người Anh đắt giá nhất trong lịch sử thời điểm đó nhưng Carroll chỉ đá 44 trận cho Liverpool, ghi 6 bàn và đã bị đẩy sang West Ham theo hợp đồng cho mượn trước khi được bán đứt vào năm 2013.
Angel Di Maria
Từ Real Madri gia nhập M.U với giá 59,7 triệu bảng vào tháng 8/2014
Từ M.U bán cho PSG với phí chuyển nhượng 44,4 triệu bảng năm 2015
Lỗ: 15,3 triệu bảng
10 pha kiến tạo và 3 bàn thắng ngay trong mùa giải đầu tiên ở một giải đấu mới là thành tích không hề tồi với bất kỳ tân binh nào. Nhưng với một cầu thủ trị giá tới 60 triệu bảng như Angel di Maria, người hưởng lương 200.000 bảng/tuần, chừng đó vẫn chưa đủ thuyết phục.
Việc Di Maria phải rời Old Trafford chỉ sau 1 mùa giải gắn bó khiến nhiều CĐV tiếc nuối
Việc Di Maria phải rời Old Trafford chỉ sau 1 mùa giải gắn bó khiến nhiều CĐV tiếc nuối
Thực tế thì Di Maria đã phải kết thúc mùa giải trên băng ghế dự bị sau khi có một khởi đầu khá hứa hẹn. Bây giờ, anh đang chuẩn bị hoàn tất những thủ tục cuối cùng trước khi ký hợp đồng với PSG.
Robinho
Từ Real Madrid đến Man City với giá 32,5 triệu bảng vào tháng 9/2008
Từ Man City đến Milan với phí chuyển nhượng 15 triệu bảng vào tháng 8/2010
Lỗ: 17,5 triệu bảng
Man City đã vượt qua Chelsea một cách ngoạn mục để giành được Robinho từ Real Madrid. Chân sút người Brazil là một trong những tiền đạo kỹ thuật nhất thời điểm đó với lối chơi thông minh và vô cùng tinh quái. Bản thân anh cũng có mùa giải đầu tiên (2008/09) đầy ấn tượng với 14 bàn thắng cho đội bóng áo xanh.
Robinho được kỳ vọng nhưng không thể tỏa sáng ở Man City
Emmanuel Adebayor
Từ Arsenal gia nhập Man City với giá 25 triệu bảng vào tháng 7/2009
Từ Man City bán cho Tottenham với phí chuyển nhượng 5 triệu bảng vào tháng 8/2012
Lỗ: 20 triệu bảng
Sở hữu chiều cao lêu khêu nhưng chân sút người Togo là một cầu thủ rất khéo léo. Arsenal mặc dù rất muốn giữ chân Adebayor cho kế hoạch phục hưng nhưng cá nhân tiền đạo này không thể chiến thắng cám dỗ tài chính từ phía Man City, và chuyển đến sân Etihad với mức phí 25 triệu bảng.
Màn ăn mừng gây tranh cãi của Adebayor khi đối đầu với CLB cũ Arsenal
Juan Sebastian Veron
Từ Lazio đến M.U với giá 28,1 triệu bảng năm 2001
Từ M.U đến Chelsea với phí chuyển nhượng 15 triệu bảng
Lỗ: 13,1 triệu bảng.
Ở thời điểm gia nhập M.U, Veron là cầu thủ đắt giá nhất Premier League. Nhưng sau 2 năm không để lại nhiều ấn tượng đặc biệt, tiền vệ người Argentina đã bị M.U bán cắt lỗ cho Chelsea với giá 13 triệu bảng. Tuy nhiên, Veron chỉ chơi cho Chelsea đúng 1 mùa (7 trận) trước khi bị đem cho Inter Milan và Estudientes mượn trong 3 mùa giải còn lại.
Môi trường bóng đá Anh không phù hợp với Veron
Từ M.U đến Man City với giá 25,5 triệu bảng vào tháng 7/2009
Từ Man City đến Juventus với phí chuyển nhượng 12 triệu bảng vào tháng 6/2013
Lỗ: 13,5 triệu bảng
Tevez bị CĐV M.U căm ghét khi anh đồng ý gia nhập Man City vào năm 2009. Anh trở thành cầu thủ Man City cán mốc thành tích 50 bàn nhanh nhất trong lịch sử đội bóng chỉ sau 73 trận. Ở 2 mùa giải tiếp theo, Tevez thi đấu thiếu ổn định cộng thêm mối quan hệ không tốt với cựu HLV Roberto Mancini đã khiến anh bị đẩy tới Juventus.
Dimitar Berbatov
Từ Tottenham đến M.U với giá 30,75 triệu bảng vào tháng 9/2008
Từ M.U đến Fulham với phí chuyển nhượng 5 triệu bảng vào tháng 8/2012
Lỗ 25,75 triệu bảng
Berbatov từng được Sir Alex ví là “Van Nistelrooy phiên bản 2” khi ông thuyết phục được BLĐ M.U chi tới hơn 30 triệu bảng để chiêu mộ cầu thủ này từ Tottenham. Song kết quả lại không được như mong đợi. Lối chơi đủng đỉnh của chân sút người Bulgaria hoàn toàn không phù hợp với lối chơi của M.U. Những mâu thuẫn khó có thể hàn gắn với Sir Alex cuối mùa giải 2011/12 buộc Berbatov phải chuyển sang Fulham với giá 5 triệu bảng
Tevez bị CĐV M.U căm ghét khi anh đồng ý gia nhập Man City vào năm 2009. Anh trở thành cầu thủ Man City cán mốc thành tích 50 bàn nhanh nhất trong lịch sử đội bóng chỉ sau 73 trận. Ở 2 mùa giải tiếp theo, Tevez thi đấu thiếu ổn định cộng thêm mối quan hệ không tốt với cựu HLV Roberto Mancini đã khiến anh bị đẩy tới Juventus.
Dimitar Berbatov
Từ Tottenham đến M.U với giá 30,75 triệu bảng vào tháng 9/2008
Từ M.U đến Fulham với phí chuyển nhượng 5 triệu bảng vào tháng 8/2012
Lỗ 25,75 triệu bảng
Berbatov từng được Sir Alex ví là “Van Nistelrooy phiên bản 2” khi ông thuyết phục được BLĐ M.U chi tới hơn 30 triệu bảng để chiêu mộ cầu thủ này từ Tottenham. Song kết quả lại không được như mong đợi. Lối chơi đủng đỉnh của chân sút người Bulgaria hoàn toàn không phù hợp với lối chơi của M.U. Những mâu thuẫn khó có thể hàn gắn với Sir Alex cuối mùa giải 2011/12 buộc Berbatov phải chuyển sang Fulham với giá 5 triệu bảng