Án phạt cho các cầu thủ: Hiệu quả có được như mong đợi?

Loan Phương
06:32 ngày 05-12-2014
Cũng khoảng vào ngày Luis Suarez trở lại sau án phạt treo giò 4 tháng vì cắn Giorgio Chiellini ở World Cup 2014, một cầu thủ ở giải hạng Tư Thụy Sỹ nhận án cấm thi đấu… 50 năm! Nhưng liệu các án phạt có thật sự khiến dân quần đùi áo số ăn năn hối lỗi?
Án phạt cho các cầu thủ: Hiệu quả có được như mong đợi?
ÁN PHẠT KỶ LỤC 50 NĂM CẤM THI ĐẤU
Ricardo Ferreira sẽ không được phép chơi bóng đá chuyên nghiệp ở Thụy Sỹ cho tới ngày 5/6/2064. Ferreira, 28 tuổi, đã lãnh án phạt cấm thi đấu 50 năm thứ Bảy tuần trước vì tấn công trọng tài. 

Ferreira, một hậu vệ dự bị của đội bán chuyên Portugal Futebol Clube, chứng kiến trận đấu từ ghế dự bị, khi đội bóng của anh gặp SC Worb tại giải Bern League (hạng Tư Thụy Sỹ). Sau trận đấu, Ferreira đã đá quả bóng vào mặt và xịt nước vào người trọng tài. Trước đó, hậu vệ dữ tợn này từng bị cấm thi đấu 45 ngày vì tấn công đối thủ, nhưng xem ra anh ta vẫn chứng nào tật nấy.

Ferreira đã nói mấy lời “quay đầu là bờ” sau án phạt kỷ lục của thế giới bóng đá đó. “Tôi nghĩ sẽ bị cấm đá 1-2 năm là tối đa”, cầu thủ người BĐN chia sẻ. “Nhưng 50 năm ư? Bóng đá là cả cuộc đời tôi”. Tuy nhiên, luật sư của giải  Bern League, Robert Breiter, nói mục đích của lệnh cấm là chấm dứt sự nghiệp của Ferreira ở hệ thống bóng đá Thụy Sỹ và gửi đi thông điệp mạnh mẽ với những cầu thủ rắn mặt khác.

Hậu vệ Ricardo Ferreira vừa nhận án phạt kỷ lục cấm thi đấu tới 50 năm

“Chúng tôi không cần một cầu thủ như thế ở giải đấu của chúng tôi”, Breiter nói. “Không may là chúng ta vẫn gặp những vụ việc thế này khoảng mỗi năm một lần”. Đúng theo lệnh cấm, Ferreira sẽ trở lại với bóng đá ở tuổi… 78!

MAY MẮN NHƯ LUIS SUAREZ
Suarez thì không đến nỗi phải đợi lâu như thế. Anh đã trở lại ở trận El Clasico cách đây 2 tuần với Real Madrid, ra sân cả ở trận gặp Celta Vigo cuối tuần trước và trận gặp Ajax tại Champions League hồi giữa tuần. “Đừng lo, tôi sẽ không lặp lại chuyện đó” là những lời đầu tiên siêu sao người Uruguay, nổi tiếng hơn nhiều so với Ferreira, nói khi anh đặt chân đến Camp Nou. 

Nhưng liệu có ai dám đảm bảo 100% rằng trong tương lai Suarez sẽ không cắn người nữa chỉ vì những án phạt dài hạn. “Nếu ai đó đã làm tới lần thứ ba, tôi không chắc rằng anh ta có thể thay đổi dễ dàng nếu không nhận được sự hỗ trợ cần thiết”, Roger Barnes của công ty tiếp thị thể thao có trụ sở tại London, Sports Management International, nói. 


Hiện giờ, bóng đá thế giới, cả ở trình độ cao nhất, thiếu những hệ thống chính thức và các biện pháp ngăn ngừa để hỗ trợ những cầu thủ bị treo giò dài ngày. Điều này càng tệ khi từng pha bóng ngày nay được soi mói bởi hàng trăm máy quay trên sân và hàng triệu người trên các mạng xã hội. Những người phải sống trong cảnh lưu đày, như Suarez, sẽ phải trải qua giai đoạn rất khó khăn.

Án phạt ban đầu với anh “cấm mọi hoạt động bóng đá”, bao gồm cả việc tới sân trong tư cách một CĐV. Tức là thay vì có các liệu pháp hỗ trợ và ngăn ngừa, nhà chức trách bóng đá đơn giản cấm cầu thủ không được tới nơi họ làm việc. Trước đó, Suarez từng lỡ 10 trận năm 2013 và 8 trận năm 2010 vì cắn các đối thủ, chưa kể 8 trận nữa vì vụ phân biệt chủng tộc với Patrice Evra năm 2011. 

Việc Suarez phải xoay xở một mình suốt từ tháng 7 có thể khiến vấn đề của anh trở nên nghiêm trọng hơn, theo lời chuyên gia tâm lý Stephen Smith của công ty Sports Psychology. “Hiện giờ họ chỉ đơn giản cấm cầu thủ ra sân và để mặc họ tự lo liệu. Từ quan điểm tâm lý học, cách làm đó gây ra rủi ro rất lớn”. 

Sau khi kháng án, Suarez được tập với Barcelona từ ngày 14/8. Smith, có nhiều khách hàng ở Premier League, tin rằng điều đó có lợi cho tất cả. “Một số cầu thủ ngôi sao không biết cả cách trả hóa đơn tiền điện thoại vì đã có người lo hết mọi việc cho họ”, Smith nói. “Khi các cơ chế hỗ trợ bị đóng lại hoàn toàn, họ sẽ gặp rắc rối lớn”. 

Smith cũng nói các tổ chức như FIFA và các LĐBĐ có thể làm tốt hơn trong việc giúp cầu thủ tái hòa nhập từ những án phạt dài ngày. Suarez thì luôn có những chuyên gia tâm lý vây quanh. Ở Liverpool là tiến sĩ nổi tiếng Steve Peters. Barcelona lại càng chăm chút cho anh, sau khi đã bỏ ra 75 triệu bảng cho cầu thủ này hồi mùa Hè.

VÀ ĐEN ĐỦI NHƯ MARK BOSNICH
Nhưng không phải ai cũng may mắn như tiền đạo người Uruguay. Cựu thủ môn Chelsea Mark Bosnich từng bị LĐBĐ Anh (FA) cấm thi đấu 9 tháng, một kỷ lục cho tới giờ ở Premier League vào năm 2002 vì xét nghiệm dương tính với cocaine. 

“Khi tôi không có bóng đá, cuộc sống của tôi hoàn toàn chệch hướng”, Bosnich nhớ lại, khẳng định cả Chelsea và FA đều không hỗ trợ anh hồi phục và tái hòa nhập.

Thủ thành Mark Bosnich đã tuột dốc không phanh sau thời gian dài bị cấm thi đấu vì không được hỗ trợ tái hòa nhập

Thay vào đó, thủ thành người Australia bị CLB bỏ mặc và rồi thanh lý hợp đồng. “Chelsea có lẽ đã cho rằng họ không thấy tương lai với Bosnich”, Barnes phân tích. “Với họ đó chỉ là một cơ hội lý tưởng để thanh lý anh ấy khỏi quỹ lương”. Bỗng nhiên thủ môn 27 tuổi Bosnich, tuổi đẹp nhất đời cầu thủ, từng khoác áo Manchester United và Aston Villa, rơi vào cảnh thất nghiệp trong ít nhất một năm. 

“Tôi có nhiều thời gian rỗi và nhiều tiền, và cứ thể tuột dốc”, anh nói. Thiếu sự hỗ trợ cần thiết, tuyển thủ Australia nhanh chóng sa vào nghiện ngập và chỉ đi cai theo lời khuyên của người đại diện, chứ không phải từ CLB hay FA. “Tôi nghĩ rõ ràng ai cũng cho tôi là kẻ có lỗi, nên ai mà quan tâm”, anh nói. 

Smith cho rằng các án phạt hiện giờ phản tác dụng nhiều hơn là giúp cầu thủ hối cải: “Giống như một tù nhân có thể được giảm án nếu cải tạo tốt, các cầu thủ cũng cần được tạo động lực được sớm trở lại sân bóng nếu họ ăn năn thật sự”. Bosnich, hiện làm BLV cho kênh Fox Sports ở Australia, nói liệu pháp tốt nhất với cầu thủ là được ra sân.

Với anh, mất khoản tiền lương gần 1,9 triệu bảng mỗi năm không đau bằng việc phải chia tay sân cỏ. “Được ra sân tập và chơi bóng là cách trị liệu tốt nhất. Đó là cả cuộc đời của những cầu thủ chuyên nghiệp như chúng tôi”. Bosnich cũng tin rằng Suarez có lợi thế hơn anh, không chỉ nhờ những hỗ trợ tích cực từ phía Barcelona. Vào lúc Bosnich lang thang trong các hộp đêm ở London, bố mẹ anh vẫn ở Australia, trong khi Suarez có vợ và các con bên cạnh.

Những mối lo mới từ mạng xã hội
Smith nhất trí: “Nếu nhìn vào những vấn đề với các cầu thủ, rượu chè, cờ bạc, ma túy…, phải thấy rằng những người đó không có việc gì để làm bên ngoài sân tập. Nhàn cư bất thiện”. Mạng xã hội làm vấn đề thêm phức tạp, khi một sai lầm nhỏ nhất của cầu thủ chuyên nghiệp ngày nay cũng có thể phải trả giá đắt. Dù Premier League đã ban hành các hướng dẫn về mạng xã hội từ năm 2012, tới mùa này mới có cầu thủ đầu tiên nhận án phạt vì vi phạm quy định đó.

Hồi tháng 6, Yannick Sagbo (ảnh) của Hull City đi vào lịch sử khi trở thành cầu thủ đầu tiên bị treo giò (2 trận) vì những bình luận phân biệt chủng tộc trên Twitter. Sagbo đã bày tỏ sự ủng hộ với Nicolas Anelka sau khi tiền đạo người Pháp có cử chỉ “quenelle”, một cử chỉ bài Do Thái và là một kiểu chào phát-xít, trong một trận đấu tại Premier League tháng 12/2013. 


Sagbo còn phải tham dự một khóa “chỉnh huấn” và đóng khoản tiền phạt 15.000 bảng. Trong vụ mới nhất, Rio Ferdinand của QPR vừa bị FA treo giò 3 trận vì dùng từ “sket”, một từ tiếng lóng chỉ các phụ nữ bừa bãi trong quan hệ tình dục, trên Twitter.

Ferdinand cũng là một trong những cầu thủ từng phải nhận án phạt treo giò dài bậc nhất ở Premier League, 8 tháng, khi anh bỏ một vụ kiểm tra chất bị cấm năm 2004 lúc còn khoác áo Manchester United. Đồng đội của Ferdinand, Joey Barton, từng thụ án treo giò 12 trận vì hành vi bạo lực năm 2012, ngồi tù 2 tháng rưỡi năm 2007 vì tấn công người khác và từng phải đi cai rượu.

Barnes, tư vấn cả cho các thân chủ về mạng xã hội, khẳng định đó là “một bãi mìn”. “Sẽ luôn có ai đó nói gì đó ngu ngốc”, Barnes kết luận. 
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • HLV Toshiya Miura: Nghệ thuật “chuyển hình, thay tiếng” HLV Toshiya Miura: Nghệ thuật “chuyển hình, thay tiếng”

    Ba trận đấu vòng bảng AFF Suzuki Cup 2014, HLV Toshiya Miura đã xới tung danh dách đội hình đội tuyển Việt Nam để sử dụng cho từng trận đấu. Gặp 3 đối thủ khác nhau, ông thầy người Nhật Bản đều có cách bày binh bố trận rất khác và những miếng ghép được thay đổi liên tục. Vậy, đằng sau những lần “chuyển hình, thay tiếng” ở ĐT Việt Nam đó là gì?

  • Hội chứng thần tượng bóng đá Hội chứng thần tượng bóng đá

    Lionel Messi bước ra từ chiếc Mercedes Benz đưa anh từ sân bay về khách sạn năm sao Schweizerhof, và bỗng tỏ ra hơi hoảng hốt. Quang cảnh xung quanh anh như một bầy ong vỡ tổ, với máy ảnh, Ipad và điện thoại di động cùng những cánh tay giơ lên như thể phía trước đám đông này là một yếu nhân của thế giới.

  • Đâu là cầu thủ chuyền bóng hay nhất châu Âu hiện thời? Đâu là cầu thủ chuyền bóng hay nhất châu Âu hiện thời?

    Số liệu thống kê sau 5 lượt trận tại vòng bảng Champions League cho thấy: 5 cầu thủ có số đường chuyền chính xác nhiều nhất lần lượt là Xabi Alonso (ảnh), Toni Kroos, Dani Alves, Cesc Fabregas và Giorgio Chiellini.

  • Những giải thưởng cá nhân là vô nghĩa? Những giải thưởng cá nhân là vô nghĩa?

    Cristiano Ronaldo nằm ở vòng tròn giữa sân, cắm mặt vào cỏ, xem chừng đang thổn thức. Các đồng đội của anh ở Man United mải mê ăn mừng với đám đông đang phát điên trên khán đài. Tiền vệ người Bồ Đào Nha cứ nằm bất động như thế hai phút, và chẳng ai thèm ngó ngàng đến anh.

  • Hội chứng sùng bái cá nhân trong bóng đá: Ronaldo & Messi không phải là thần thánh! Hội chứng sùng bái cá nhân trong bóng đá: Ronaldo & Messi không phải là thần thánh!

    Ai có thể lớn hơn cả đội bóng? Câu trả lời chung là: Không một ai có thể đứng trên đội bóng. Song, thế giới sân cỏ hiện đang chứng kiến một vài siêu sao có tầm ảnh hưởng và sức hút còn lớn hơn đội bóng mà anh ta đang khoác áo. Đó chính là điển hình của hội chứng “sùng bái cá nhân” trong bóng đá.

  • Vì sao Fabregas sẽ thành công vang dội? Vì sao Fabregas sẽ thành công vang dội?

    Việc được thi đấu ở vị trí sở trường và được làm việc dưới trướng một HLV cá tính như Jose Mourinho là những điều kiện đủ để Cesc Fabregas lên đỉnh.

  • Hậu vệ Quế Ngọc Hải: Cố đá bóng để cứu giấc mơ của anh trai Hậu vệ Quế Ngọc Hải: Cố đá bóng để cứu giấc mơ của anh trai

    Quế Ngọc Hải đang dần trở thành trụ cột tại hàng thủ của ĐTVN trong kỳ AFF Suzuki Cup 2014 này. Nhưng ít ai biết rằng thành công của anh có được là nhờ vào người anh trai Ngọc Mạnh.

  • Lee Nguyễn được triệu tập trở lại ĐTQG Mỹ: Truyền nhân của Landon Donovan Lee Nguyễn được triệu tập trở lại ĐTQG Mỹ: Truyền nhân của Landon Donovan

    Chỉ trước sau vài ngày, Landon Donovan tuyên bố từ giã ĐT Mỹ, và Lee Nguyễn trở lại với rất nhiều kỳ vọng cùng đội bóng của HLV Juergen Klinsmann. Nhiều người đánh giá, cựu trung phong của CLB Hoàng Anh Gia Lai và Becamex Bình Dương này xứng đáng là truyền nhân của Donovan, đủ sức gánh vác vai trò của bậc đàn anh tại ĐT Mỹ.

  • Chelsea chơi như thế nào? Chelsea chơi như thế nào?

    Khu vực giữa sân quyết định gần như toàn bộ lối chơi cũng như mức độ thành công của Chelsea trong mùa bóng này. Đấy là khu vực do Cesc Fabregas, Nemanja Matic và Oscar đảm trách.

  • HLV Thomas Dooley (ĐT Philippines): Câu chuyện về một "Người Mỹ kỳ lạ" HLV Thomas Dooley (ĐT Philippines): Câu chuyện về một "Người Mỹ kỳ lạ"

    Cơ duyên nào khiến hảo thủ Mỹ Thomas Dooley trở thành HLV trưởng đội Philippines? Ông có tham vọng gì khi nhận lời dẫn dắt đội bóng gần như không có chút bề dày truyền thống này? Tổng quát hơn, HLV Tom Dooley nghĩ gì về tương lai của bóng đá Philippines? Đấy đều là những câu chuyện lạ lùng.

  • Chuyện các CĐV Việt Nam: "Phiêu" như Lá Đỏ, "điên" như Nguyễn Ân, "cuồng" như Minh Nguyệt! Chuyện các CĐV Việt Nam: "Phiêu" như Lá Đỏ, "điên" như Nguyễn Ân, "cuồng" như Minh Nguyệt!

    Họ tự nhận mình là những CĐV Việt Nam “không bình thường” bởi ở đâu có bóng đá thì ở đó họ sẽ xuất hiện, bất chấp trời mưa, trời nắng, thậm chí đôi khi họ bỏ lại cả một gia đình phía sau để thể hiện tình yêu chân chính với trái bóng tròn. Họ là Đỗ Hoàng Yến Phúc, người có biệt danh Lá Đỏ, là Nguyễn Ân và Minh Nguyệt…

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x