Antoine Griezmann: Phía sau nụ cười (kỳ 28)

Khởi đầu không được nhiều lợi thế như những đồng đội, nhưng nhờ những nỗ lực tuyệt vời, Griezmann đã khiến bản thân tỏa sáng và cả thế giới phải công nhận tài năng của anh.
Antoine Griezmann: Phía sau nụ cười (kỳ 28)
Các kỳ trước của tự truyện "Antoine Griezmann: Phía sau nụ cười" đọc TẠI ĐÂY

CHƯƠNG MƯỜI TÁM: Hộ công (kỳ 3)

Sau San Siro, đối mặt với Real, tôi một lần nữa lại được vào chung kết ở một giải đấu lớn. Lần này là EURO. Nhưng ngày chủ nhật 10/7 tại Stade de France, tôi lại một lần nữa trải qua kết cục tương tự.

Tôi đã không bao giờ xem lại trận chung kết này, cũng không muốn nhắc lại. Trận đấu luôn là một góc tối trong hồi ức của tôi. Những bước ngoặt có rất nhiều. Đầu tiên là khi chúng tôi bước ra sân cỏ. 

SVĐ vẫn thắp sáng một phần lớn từ đêm hôm trước, cho buổi diễn tập của lễ bế mạc, có rất nhiều bướm bay trên bầu trời, rồi bay là là mặt đất. Có hàng trăm, hàng trăm con con trùng. Điều này không dễ chịu cho lắm, một số bay vào mắt chúng tôi.

Tôi tự hỏi, liệu người Bồ Đào Nha có bỏ bùa chúng tôi hay không? Nhưng một khi trận đấu đã bắt đầu, thì điều đó không khiến chúng tôi bị xao nhãng, mất tập trung/ Tiếp theo là việc đội trưởng ĐT Bồ Đào Nha Cristiano Ronaldo phải rời sân sớm ngoài dự kiến sau pha va chạm với Dimitri Payet.


Tôi cũng đã có thể mở tỉ số sớm nhưng cú đánh đầu của tôi lại bị Rui Patricio đẩy ra một cách ngoạn mục. Tôi khích lệ khán giả tích cực cổ vũ chúng tôi hơn.

Bị mất ngôi sao lớn nhất, các cầu thủ Bồ Đào Nha lại chơi rất hay. Tôi biết nếu ghi bàn trước, chúng tôi sẽ chiến thắng. Nhưng đến lúc đó, chẳng có gì xảy ra cả. Hết hiệp 1, trong phòng thay đồ, HLV trưởng nói: “Các chàng trai, cần phải chơi hết mình. Còn 45 phút để thi đấu, cần phải tiến lên”. 

Tôi cũng hy vọng như thế. Nhưng tôi lại bị “cóng”. Chân cẳng tôi đâu cả rồi, năng lượng cũng biến mất. Tôi như đuổi theo cái bóng của chính mình trong hàng thủ Bồ Đào Nha.

Sang hiệp 2, chúng tôi cố gắng tạo nên nguy hiểm. Cơ hội thì đến, nhưng nụ cười lại không. 

Ở phút 66, tôi đã tin mình tạo nên khác biệt. Từ đường chuyền ở trung tâm vào của Kingsley Coman, người vừa vào sân, tôi vượt qua Raphael Guerreiro để đánh đầu ở cự ly 6m. Nhưng tôi lại có mặt hơi sớm, nên cú đánh đầu bị vọt xà.
Tôi đã có thể mang lại chiến thắng cho Les Bleus, nhưng người ta nói rằng chưa phải lúc… Ngay cả trong thời gian đá bù giờ, cú sút của Gignac đã một lần nữa đánh bại được thủ thành Rui Patricio, nhưng bóng lại đập cột dọc.


Tôi ở cách đó không xa, tôi đã có thể giành lại bóng, nhưng tôi không đủ sức để co chân lên và sút bóng vào lưới. Tôi như hóa đá. Tôi không có từ nào để nói với HLV Didier Deschamps bởi tôi biết mình có thể tạo nên khác biệt cho trận đấy từ một cú sút hay cú lừa bóng.

Tỉ số là 0-0 sau 90 phút. Hai đội bước vào thi đấu ở hiệp phụ, thậm chí cả luân lưu 11m nữa. Tôi không hề muốn. Tôi không theo được trận đấu nữa. Tôi đã cống hiến tất cả, tôi đá phạt góc, nhưng tôi đã kiệt sức.

Về tinh thần, tôi thấy mình rất ổn. Nhưng chân cẳng tôi rời rã, mệt mỏi. Định mệnh khép lại ở phút 109 khi Elder, cầu thủ vào sân ở những phút cuối trận, đã tung một cú sút xa, mạnh là là mặt đất ở cự ly 25m. Hugo Lloris không thể làm gì được.


Thật là nghiệt ngã, quá nghiệt ngã. Ngay cả khi còn 11 phút nữa mới hết 2 hiệp phụ, nhưng tôi vẫn nghĩ cũng tôi không thể lật ngược được thế cờ. Chúng tôi đã thi đấu rất tốt để rồi rơi vào cái bẫy của họ. 

Thật vọng ê chề. Chúng tôi đá đi đến trận chung kết một cách hoàn hảo nhưng điều quan trọng nhất vẫn là chiến thắng thì lại không đến. Hai thất bại trong 2 trận chung kết lớn trong vòng 6 tuần khiến người ta đặt ra những câu hỏi: Tại sao là tôi? Tôi sẽ suống thế nào với những khoảnh khắc tồi tệ ấy? Tất cả trôi đi qua trong đầu tôi. 

Nếu như tôi đã khóc tức tưởi sau khi bị Đức loại khỏi World Cup 2014 tại Brazil, thì lần này tôi đã chế ngự cảm xúc tốt hơn. Tôi đã trưởng thành và cần chứng minh điều đó. 

Tôi đến đỡ một vài đồng đội lên để chứng tỏ rằng chúng tôi đang có mặt ở đó. Dede (Gignac) đã khóc, Pat (Evra) cũng không tốt lắm, vô cùng thất vọng. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy anh ấy như vậy. Didier Deschamps là một người chiến thắng. 


Khi còn là cầu thủ, ông ấy vô địch World Cup rồi EURO cùng Les Bleus, giành chiến thắng ở Champions League với Marseille và Juventus. Trên cương vị HLV, ông giành 1 Cúp Liên đoàn PHáp, 1 trận chung kết Champions League với Monaco, vô địch Serie B cùng Juventus, vô địch Pháp và Cúp liên đoàn cùng Marseille.

Nhưng trời ơi, lần này ông ấy thua cuộc. Rất hiếm hoi. Thậm chí hành trình của chúng tôi rất đẹp, mọi từ cay đắng nhất đều được nói ra sau thất bại trong trận chung kết EURO trên sân nhà. Nói gì đây?

Chúng tôi gặp lại gia đình ở khách sạn. Điều đó sẽ tốt hơn cho chúng tôi. Khi Cristiano Ronaldo giành Cúp C1 với Real, tôi không nhìn anh ấy nâng cúp. Còn lúc ấy, tôi muốn nhìn anh ấy và các đồng đội nâng cao chiếc Cúp Bạc danh giá. Tất cả đều hy vọng rằng trong 4 năm tới, ở kỳ EURO tiếp theo, đến lượt tôi sẽ được nâng cao Cúp Bạc…

Hôm sau, tôi được bầu chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất EURO 2016. Đó là một hội đồng giám khảo gồm 16 chuyên gia quan sát kỹ thuật (2). Điều đó thực sự rất tuyệt nhưng tôi không để ý lắm đến giải thưởng ấy. Điều tôi muốn là Les Bleus giành chức vô địch trên sân nhà. 


Tôi chỉ có một sự vội vàng sau một mùa giải mệt nhọc: cắt. Trước đó, chúng tôi ăn trưa ở điện Elysées do Tổng thống Pháp mời. Chúng tôi không hồ hởi lắm với những sự kiện thế này, nhưng thực sự đã được tiếp đón rất tuyệt vời.

Với nhiều cầu thủ khác nữa, trang phục xanh lam, sơ mi trắng, tôi đi thăm quan các phòng nấu ăn, quan sát mọi việc diễn ra xung quanh. Ồ, có rất nhiều người làm bếp ở điện Elysées! Tôi đã hỏi họ làm thế nào để chuẩn bị tất cả như vậy trong thời tiết nóng nực thế.

Cách trang trí buổi tiệc cũng rất thú vị. Bài diễn văn của Tổng thống Francois Hollande rất thân thiện, nhưng tôi thích nhất cái khoảnh khắc chúng tôi trao cho ông Cúp Vàng thế giới. Tổng thống đã đến thăm chúng tôi tại Clairefontaine. Ông đã gặp gỡ, trò chuyện với Patrice Evra, Paul Pogba, Hugo Lloris và tôi. 

Ông đã chỉ trích nhiều cầu thủ trong một cuốn sách (3), nhưng ngược lại, ông lại thấy chúng tôi được giáo dục tốt, thực tế và luôn giữ vững cái đầu lạnh, trái tim nóng để chân luôn chạm mặt đất.

Mỗi người có quan điểm riêng của mình. Nào, giờ thì đi nghỉ thôi… Tôi bỏ điện thoại sang một bên và đi nghỉ ở đảo Corse cùng gia đình. Tôi không chạy. Tôi muốn không làm gì cả, cắt đứt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.


Tôi cũng đã đến Los Angeles, Miami và Las Vegas, nơi tôi có thể dự khán trận đấu bóng rổ giữa ĐT Mỹ và Argentina. Hai đội đấu giao hữu để chuẩn bị cho Olympic Rio de Janeiro. Cuối cùng tôi cũng bắt đầu tận dụng kỳ nghỉ. Tôi đã cố gắng không nghĩ gì tới trái bóng.

ĐT Pháp hội quân cho mùa giải mới ngày 1/9 tại Bari, nơi chúng tôi có một trận giao hữu chuẩn bị cho hành trình vòng loại World Cup 2018. Cần phải nhanh chóng lấy lại tinh thần, bỏ qua mọi nỗi thất vọng ở EURO 2016. 

Chạm trán với Italia, các nhân tố trẻ được tăng cường: Ousmane Dembele và Djibril Sidibe lần đầu tiên được triệu tập vào Les Bleus, Layvin Kurzawa cũng gần như là tân binh. Tôi đã thi đấu 63 phút trong chiến thắng 3-1 này. 

5 ngày sau tại Borisov (Belarus), cho sự khởi đầu chiến dịch, chúng tôi đã không làm tốt hơn chỉ với một trận hòa 0-0 mà ở đó tôi đã thi đấu cả trận. Giống như trận gặp Bồ Đào Nha, tôi có cảm giác rằng mặc dù có hàng tá cơ hội, nhưng chúng tôi không tài nào ghi bàn được.

Tôi đã có thể thấy được rằng mình đã thay đổi chiều sâu, rằng cái nhìn của đối thủ về tôi không còn như trước nữa. Phong độ, cách chơi của tôi tại Les Bleus đã được phân tích rất kỹ. Các đồng đội nhồi bóng cho tôi nhiều hơn. 
Đối với phía bên kia chiến tuyến, tôi là kẻ thù số 1. Thế là ngay từ đầu, họ đã cắt cử 1-2 cầu thủ đeo bám tôi như hình với bóng. Tôi vẫn muốn tiếp tục cải thiện phong độ để chơi như một hộ công.

Nó giống như trận gặp Bulgaria hồi tháng 10: Tôi ghi 1 bàn từ một cú sút hiểm là là mặt đất và kiến tạo cho Kevin Gameiro, đồng đội của tôi tại Atletico, tác giải của cú đúp trên sân Stade de France trong lần đầu tiên trở lại ĐT Pháp.
Tiếp theo chúng tôi hạ gục Hà Lan và trên sân nhà lại thắng Thụy Điển để độc chiếm ngôi đầu bảng đấu. Chiếc vé tới Nga vẫn chưa nằm trong túi nhưng chúng tôi tiến tới đó rất gần rồi. 

Chúng tôi có tiềm năng và tin chắc sẽ thi đấu tốt tại World Cup 2018. ĐT Pháp tài năng, có nhiều cầu thủ giỏi và ai cũng đóng góp một phần nhất định vào lối chơi chung của toàn đội. Trước EURO, tôi thấy mình chưa thực sự là mắt xích quan trọng. Bây giờ, tôi thấy mình là một cầu thủ quan trọng trong mắt các đồng đội, ban huấn luyện và HLV trưởng. Bấy nhiêu là đủ rồi.

Tất nhiên, tôi không chơi bóng, không cống hiến để chứng tỏ tầm quan trọng của mình. Ví như tôi không đưa ra những lời tư vấn kỹ chiến thuật. Tôi cũng không bằng mọi giá chứng tỏ mình là trụ cột.

Nhưng nếu như tôi nhìn thấy trên sân một cầu thủ có ý kiến khác về một đường chuyền hay động tác, tôi không do dự ra hiệu để cậu ấy sửa chữa. Tôi không phải là “ông chủ” ở ĐT Pháp. Điều đó không hợp với tính cách của tôi.
Nhiều người hỏi tôi để biết điều gì xảy ra trong phòng thay đồ. Chẳng có ông chủ nào hết và tôi cũng không chắc liệu Les Bleus có cần một người như vậy hay không. Tất cả cầu thủ đều được tự do ngôn luận. Điều quan trọng nhất với tôi là tinh thần tập thể.


Nếu thay vì ghi bàn, mà có thể kiến tạo, tôi không bao giờ do dự làm điều đó. Đó chính là điểm mạnh của tôi. Tôi luôn khát khao mình là một cầu thủ toàn năng. Tôi vừa bước sang tuổi 26, tôi còn đủ thời gian để một ngày nào đó, tại sao không, trở thành thủ quân của đội bóng áo Lam.

Tôi không phản đối nếu HLV trưởng trao trọng trách ấy cho mình, nhưng tôi không chịu bất cứ áp lực nào về chức vụ ấy. Tôi thích mình giành được một chiến thắng vĩ đại với Les Bleus, để dành tặng cho cả nước Pháp, trước khi nghĩ đến việc làm thủ quân hay không.

Và, nếu như tôi không bao giờ mang băng thủ quân, thì tôi cũng chẳng cảm thấy có gì phải phiền lòng cả. Tôi đã từng làm thủ quân ở đội U16 tại Mâcon, nơi bố tôi làm việc, và tại Sociedad trong một vài trận đấu ở đội trẻ. Có mang băng thủ quân cũng không khiến tôi tốt hơn. 

Tại Les Bleus, trong phòng thay đồ, tôi hiếm khi lên tiếng. Ông chủ, đại Boss ở đây không ai khác là Didier Deschamps. Ông trao cho tôi niềm tin ngay từ lần triệu tập đầu tiên: từ đó không bao giờ tôi lỡ cơ hội vào ĐT (4). Tôi biết những gì ông trao cho tôi. Tôi luôn sẵn sàng chiến đấu vì ông ấy.

(3) Cuốn sách “Tổng thống không nói điều đó…” của Gérard Davet và Fabrice Lhomme, Stock năm 2016.

(4) Trong một cuộc họp báo, khi được hỏi về vai trò của Antoine Griezmann tại ĐT Pháp, Deschamps đã khẳng định vào tháng 10/2016: “Antoine là một thủ lĩnh trên hàng công. Cậu ấy hít thở bằng bóng đá. Cậu ấy luôn mỉm cười và kết nối mọi người. Tôi sẽ không yêu cầu cậu ấy phải đọc diễn văn và tập hợp toàn đội. Đó không phải là nhiệm vụ của cậu ấy và bản thân Antoine cũng không muốn điều đó”.
 
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
33
+48
76
3
34
+41
74
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
33
-2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Luis Enrique nặng nghiệp chông gai Luis Enrique nặng nghiệp chông gai

    HLV Luis Enrique vừa xin rút lui khỏi ĐT Tây Ban Nha vì lý do cá nhân. Các nguồn tin tại Tây Ban Nha cho hay con gái của Enrique đang ốm nặng. Đời Enrique có cảm giác lúc nào cũng phải đương đầu thử thách chông gai, không khách quan thì chủ quan.

  • Anh hùng bàn... phiếm (số 45): Giá như Messi là cửu vạn Anh Hùng Bàn Phiếm (số 45): Giá như Messi là cửu vạn

    Cuộc đua giữa Ronaldo và Messi sẽ kéo dài tới khi họ… chết. Chắc chắn vậy rồi, khi hồi tuần trước, anh Rô xứ Bồ nhếch mép vác cúp để chế nhạo anh Si xứ Á Căn Đình lại mất tích con chim chích. Cái nhếch mép ấy đã không có nếu Messi được tu luyện ở chợ cửu vạn dọc sông Tô Lịch.

  • Câu chuyện tình yêu Roma của Totti Câu chuyện tình yêu Roma của Totti

    Cựu tiền vệ Francesco Totti vừa tuyên bố rời cương vị giám đốc kỹ thuật của Roma, chấm dứt 30 năm liền gắn bó với đội bóng thành Rome. Đã không có hồi kết có hậu cho một chuyện tình cầu thủ - đội bóng đặc biệt keo sơn.

  • Antoine Griezmann: Phía sau nụ cười (kỳ 27) Antoine Griezmann: Phía sau nụ cười (kỳ 27)

    Khởi đầu không được nhiều lợi thế như những đồng đội, nhưng nhờ những nỗ lực tuyệt vời, Griezmann đã khiến bản thân tỏa sáng và cả thế giới phải công nhận tài năng của anh.

  • Giọt nước mắt World Cup & cuộc đời bí ẩn của Jong Tae-se Giọt nước mắt World Cup & cuộc đời bí ẩn của Jong Tae-se

    Ngày 15/6/2010, màn cử quốc ca trận đấu giữa Triều Tiên và Brazil trở nên vô cùng đặc biệt và đáng nhớ với hình ảnh tiền đạo Jong Tae-se vừa hát quốc ca vừa đầm đìa nước mắt. Khi tìm hiểu về cuộc đời của Jong Tae-se, truyền thông thế giới mới vỡ ra nhiều điều vô cùng thú vị.

  • Lionel Messi, ngôi sao cô đơn khốn nạn vì đồng hương (đăng ngày 13 hoặc 14/6) Lionel Messi: Nỗi thống khổ của ngôi sao cô đơn

    Đầu mùa 2018/19, Messi tuyên bố sẽ vô địch Champions League cùng Barcelona. Nhưng rốt cuộc, lời hứa ấy đã bị thổi bay trên sân Anfield. Bây giờ, anh lại đối mặt với một thách thức lớn hơn nhiều: vô địch Copa America 2019 cùng ĐT Argentina, nơi ngôi sao cô đơn này không dám hứa gì bởi ở tập thể này anh là biểu tượng của sự thất bại triền miên.

  • Mặt trái của ngôi sao bóng đá: Những triệu phú bất hạnh Mặt trái của ngôi sao bóng đá: Những triệu phú bất hạnh

    Cuộc sống của một ngôi sao bóng đá là mơ ước của mọi người lao động lam lũ. Họ nhận lương hàng triệu bảng mỗi mùa, sống cuộc đời giàu sang, luôn có người đẹp vây quanh. Nhưng liệu họ có thực sự hạnh phúc? Hãy nghe tâm sự từ Per Mertesacker để biết cầu thủ bóng đá phải đối mặt với những rủi ro thế nào trong sự nghiệp.

  • Tiền vệ Keisuke Honda: Cuộc đời là cuộc  chiến, dai dẳng và lắm chông gai Tiền vệ Keisuke Honda: Cuộc đời là cuộc chiến, dai dẳng và lắm chông gai

    Làm thế nào để Keisuke Honda, chàng trai nghèo ở Osaka lại có thể vươn lên, tỏa sáng ở châu Âu và trở thành huyền thoại bóng đá Nhật Bản? Câu chuyện bắt nguồn từ những bài học của bà anh.

  • Những suy ngẫm về 'Thời cuộc và văn hóa' của nhà báo Hồ Quang Lợi Những suy ngẫm về 'Thời cuộc và văn hóa' của nhà báo Hồ Quang Lợi

    Dù đề cập tới bất cứ lĩnh vực nào, những bài viết của nhà báo Hồ Quang Lợi đều được soi chiếu dưới lăng kính văn hóa, lấy văn hóa làm nền tảng để phân tích và đúc kết những triết lý nhân sinh.

  • Lăng kính: Argentina và sự tĩnh lặng lạ thường trước Copa America Lăng kính: Argentina và sự tĩnh lặng lạ thường trước Copa America

    Chỉ còn ít ngày nữa Copa America 2019 sẽ khởi tranh, thế nhưng tại Argentina là một sự tĩnh lặng và thờ ơ đến lạ thường.

  • Cristiano Ronaldo: Từ cậu bé xương xẩu thành 'người khổng lồ' Cristiano Ronaldo: Từ cậu bé xương xẩu thành 'người khổng lồ'

    Đúng 10 năm trước, Cristiano Ronaldo đầu quân cho Real Madrid với mức phí chuyển nhượng kỷ lục 80 triệu bảng. Tại Tây Ban Nha, anh trở thành đối trọng thực sự với Lionel Messi suốt một thập niên. Ronaldo, từ một cậu bé xương xẩu với hàm răng vàng thích điệu đà trải chuốt, đã thực sự biến hình thành con quái vật săn tìm bàn thắng nhờ sự nỗ lực hơn n

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x