Bóng đá Afghanistan thời Taliban: Nam vẫn sống khỏe, nữ tìm đường lưu vong

M.TRƯỜNG
14:53 ngày 25-08-2021
Đang có những bức tranh tương phản rõ rệt giữa bóng đá nam và nữ ở Afghanistan sau khi Taliban chiếm đóng thủ đô của quốc gia này. Ở đó, các cầu thủ nam dường như vẫn có thể tiếp tục đam mê của mình, trong khi những nữ cầu thủ buộc phải rời bỏ quê hương để tìm đường sống.
Bóng đá Afghanistan thời Taliban: Nam vẫn giống khỏe, nữ tìm đường lưu vong

Những người chọn ở lại

Thủ đô Kabul của Afghanistan thất thủ mang theo những nỗi lo. Nhưng với các cầu thủ bóng đá nam, họ đã được Taliban xoa dịu. Động thái tham dự một trận bóng đá gần đây của các lãnh đạo Taliban đã chứng minh điều này. Đây là trận tranh vé lên giải VĐQG Afghanistan mùa tới giữa hai CLB Attack Energy và Herat Money Changers. Các lãnh đạo Taliban tỏ ra rất thân thiện, thậm chí sau khi thắng trận, Attack Energy còn được phía Taliban xuống chúc mừng và động viên.

Những hình ảnh ấy cho thấy tổ chức này vẫn mở rộng vòng tay với bóng đá nam. Theo một ký giả địa phương có uy tín là Carlos Igualada, đến cổ vũ bóng đá, ủng hộ bóng đá phát triển chính là cách để Taliban “xây dựng một hình ảnh thân thiện hơn trong mắt công chúng”. Thậm chí theo Mohammad Isaq, đội trưởng ĐT Afghanistan, Taliban sẵn sàng tài trợ cho các đội bóng dự giải vô địch quốc gia, trả lương cho cầu thủ: “Họ khẳng định sẽ trả lương cho chúng tôi, đồng thời chi trả mọi chi phí vận hành của đội bóng. Sẽ có 12 đội bóng dự giải, và tất cả đều đóng quân ở Kabul”.

Giải VĐQG Afghanistan chưa được ấn định ngày khai mạc mùa giải mới, nhưng phía Taliban đã bật đèn xanh cho giải đấu diễn ra. Điều đó chứng tỏ ít nhất là với bóng đá nam, guồng quay vẫn diễn ra bất chấp biến cố lớn ở quốc gia nam Á này.

Đội trưởng ĐT nữ Afghanistan, Khalida Popal, sẽ đến Australia tị nạn

Cuộc tháo chạy của nữ giới

Nhưng không may mắn như nam giới, với chính sách hà khắc dành cho phụ nữ như cấm nữ giới đi học, đi làm, cấm ra đường nếu như không có đàn ông đi kèm… Taliban thực sự đã gieo rắc nỗi sợ hãi cho phụ nữ khi quay lại nắm quyền ở Afghanistan. Trong bối cảnh ấy, những nữ VĐV thể thao nước này cũng sống trong lo lắng.

Họ phải tìm đường giải thoát cho mình, thậm chí nhiều nữ ngôi sao bóng đá của quốc gia Nam Á này phải cầu cứu các tổ chức nước ngoài để xin visa tị nạn. Không chỉ lo sợ không được tiếp tục sự nghiệp thể thao ở quê nhà, họ còn có nguy cơ bị Taliban giết hại bởi trước đây từng tham gia vào các tổ chức chống Taliban, đòi nhân quyền cho phụ nữ Afghanistan. “Tôi không ngủ được. Tôi lo lắng cho tương lai của mình và đồng đội mình. Tôi cảm thấy vô vọng”, đó là chia sẻ của Khalida Popal, đội trưởng ĐT nữ quốc gia Nam Á này.

Trong khi đó, các đồng đội của cô cũng tìm mọi cách bắt lấy phao cứu sinh cho mình. “Họ sẽ giết tôi mất”, “Họ sẽ không tha cho chúng tôi đâu”, “Taliban không bao giờ chấp nhận các cô gái đá bóng cả”… Đấy là ba trong rất nhiều tin nhắn mà Haley Carter, cựu trợ lý ĐT nữ Afghanistan, nhận được trong thời gian qua.

Thật may mắn cho ĐT nữ Afghanistan là họ đã được hồi âm. FIFA, FIFPro (Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp thế giới), IOC (Ủy ban Olympic quốc tế), các liên đoàn bóng đá, bóng rổ, điền kinh ở nhiều quốc gia đã giang tay ra cho các nữ cầu thủ bóng đá nói riêng và VĐV thể thao nói chung từ Afghanistan.

Trước đó, Nilofar Bayat, đội trưởng ĐT bóng rổ nữ Afghanistan, cũng đã được tị nạn ở Tây Ban Nha

Thành quả đầu tiên

Hôm qua, toàn bộ đội tuyển nữ Afghanistan đã được cam kết tị nạn ở Australia. Các cô gái đá bóng bí mật di chuyển đến đại sứ quán Australia, mỗi người được quán triệt hành lý gọn nhẹ nhất có thể và giữ bí mật lịch trình của mình, ngay cả với người thân. Tại sân bay Kabul, họ sẽ được máy bay quân sự đưa đến Qatar hoặc Uzbekistan, từ đây sẽ nối chuyến sang Australia.

Dĩ nhiên để đảm bảo an toàn, phía Australia sẽ không tiết lộ danh tính các thành viên được cứu trợ. Chỉ biết rằng bản danh sách của họ không chỉ có đội tuyển bóng đá nữ. Các VĐV thể thao, đặc biệt là nữ, gồm 65 cái tên, đã được duyệt visa tị nạn ở Australia.

Quốc gia này thực sự đang trở thành vị sứ giả tiên phong trong phong trào giúp đỡ các VĐV thể thao Afghanistan tránh khỏi thảm họa. Trước đó, Tây Ban Nha cũng giang tay ra với các VĐV khuyết tật của Afghanistan. Nilofar Bayat, đội trưởng ĐT bóng rổ nữ Afghanistan dự vòng loại Paralympic Tokyo, đã trốn thoát khỏi Afghanistan và đang ở Bilbao, Tây Ban Nha nhằm chuẩn bị cho cuộc sống mới. Cô được Liên đoàn bóng rổ Tây Ban Nha đảm bảo công việc và nơi ăn chốn ở. Liên đoàn này cũng cam kết sẽ cưu mang các đồng đội của Nilofar Bayat, cho họ công việc ở miền đất mới.

Đó là những tín hiệu lạc quan, cho thấy hy vọng vẫn còn với các nữ VĐV Afghanistan. Thời gian tới, có lẽ những cuộc tháo chạy sẽ diễn ra, bỏ lại một Afghanistan sẽ chỉ còn đàn ông chơi thể thao.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • Messi, 'Gà đẻ trứng vàng' cho nước... Pháp Messi, 'Gà đẻ trứng vàng' cho nước... Pháp

    Lionel Messi sẽ mang lại cho nền tài chính công của Pháp nhiều hơn những gì nước Pháp phải trả cho anh từ khoản ưu đãi thuế. “Tiền thưởng hồi hương” là một khoản ưu đãi thuế đặc biệt của Pháp, nhằm thu hút nhân tài có thu nhập cao. Và chủ nhân của 6 Quả bóng vàng sẽ nộp thuế cho nước Pháp tới 37 triệu euro/năm.

  • HLV thủ môn Trần Tiến Anh: Gã phớt đời... có tâm HLV thủ môn Trần Tiến Anh: Gã phớt đời... có tâm

    Xuất thân từ CLB Thể Công và là cựu tuyển thủ tên tuổi của bóng đá Việt Nam, Trần Tiến Anh từng có một thời vàng son khi khoác áo cầu thủ. Lúc chuyển sang huấn luyện, anh cũng được đánh giá là người rất tâm huyết. Thế nên, khi lãnh đạo CLB Hà Nội nói lời chia tay với Tiến Anh, nhiều người đã bất ngờ…

  • Thomas Mueller kiếm đẫm từ tinh trùng ngựa Thomas Mueller kiếm đẫm nhờ tinh trùng ngựa

    Thomas Mueller kiếm khá tiền từ việc phối giống ngựa đua. Cầu thủ này là một trong những ngôi sao sân cỏ giỏi gặt hái bằng nghề tay trái.

  • Raul Jimenez (Wolves): 'Tôi trở lại sân cỏ là điều thần kỳ' Raul Jimenez: 'Tôi trở lại sân cỏ là điều thần kỳ'

    1 năm trước, Raul Jimenez dính chấn thương đầu sau pha va chạm kinh hoàng với David Luiz. Mãi tới cuối tuần trước, tiền đạo người Mexico mới có trận chính thức đầu tiên cho Wolves sau gần 1 năm. Anh vừa có những chia sẻ trên Daily Mail về chấn thương ở đầu và những việc đã làm để được trở lại sân cỏ.

  • Ly kỳ công nghệ 'in ấn chữ số' trên áo thi đấu bóng đá Ly kỳ công nghệ 'in ấn chữ số' trên áo thi đấu bóng đá

    Ronaldo là CR7, Messi là M10. Có những cầu thủ mà mỗi khi nghe đến tên, chúng ta nghĩ ngay tới số áo họ mặc trên lưng. Nhưng điều đó không có nghĩa các cầu thủ đã mặc áo thi đấu với số và tên ngay từ những ngày đầu tiên bóng đá xuất hiện.

  • Gerd Mueller quên đời, nhưng đời chẳng quên ông! Gerd Mueller quên đời, nhưng đời chẳng quên ông!

    Gerd Mueller là một trong những tay săn bàn vĩ đại nhất mọi thời đại. Hôm 15/8 vừa qua, tượng đài bóng đá người Đức về với Chúa sau thời gian dài chìm đắm trong khó khăn bởi chứng trầm cảm, nghiện rượu và căn bệnh Alzheimer khiến ông nhớ nhớ quên quên suốt gần một thập kỷ qua…

  • Bí mật 'hiệu ứng  Messi' & mạng xã hội PSG bùng nổ Bí mật 'hiệu ứng Messi' & mạng xã hội PSG bùng nổ

    Sự xuất hiện của siêu sao Lionel Messi đã giúp PSG có được sức hút khủng khiếp trên mạng xã hội. Thay vì thụ động đón đợi thành quả, PSG đã lên kế hoạch chủ động mà nhiều người chưa biết đến, hòng tạo hiệu ứng từ cơn sốt có tên Messi.

  • Thomas Frank, 'ông giáo làng' giúp Brentford đánh bại Arsenal là ai? Thomas Frank, ông giáo làng nhấn chìm Arsenal là ai?

    Thất bại muối mặt của Arsenal trong ngày mở màn Premier League mùa giải mới ghi đậm dấu ấn của HLV Thomas Frank. Thật khó tin khi biết HLV trưởng Brentford vốn chỉ là dân tay ngang đến với bóng đá. Ông chưa bao giờ chơi bóng chuyên nghiệp và ban đầu tới Anh để làm một công việc vô cùng khiêm nhường: Săn sóc viên.

  • Giới thiệu ngôi sao: 'Đặc sản' của PSG Giới thiệu ngôi sao: 'Đặc sản' của PSG

    Kể từ ngày mua lại PSG, chủ tịch Al-Khelaifi luôn biết cách dùng tiền giới thiệu những tân binh đắt giá ông đưa về sân Công viên các hoàng tử. Từ Ibrahimovic đến Beckham, Neymar rồi bây giờ là Messi, PSG luôn trình làng họ theo cách độc nhất vô nhị mà chỉ gã nhà giàu nước Pháp mới làm nổi.

  • Cầu thủ thời 4.0 ăn uống kiểu gì Cầu thủ thời 4.0 ăn uống kiểu gì?

    Đã qua rồi cái thời HLV và các đội bóng gò ép, bắt cầu thủ phải ăn uống theo một thực đơn nhất định. Với những ngôi sao có thu nhập lớn gấp nhiều lần HLV, yêu cầu của họ không chỉ là ăn đủ chất, mà còn phải hợp khẩu vị nữa.

  • Muôn kiểu làm giàu độc đáo của các ông chủ Championship Muôn kiểu làm giàu độc đáo của các ông chủ Championship

    Cùng với Premier League, Championship (giải hạng Nhất Anh) là một trong hai giải đấu thu hút sự dõi theo từ đông đảo khán giả. Ở giải đấu này đang có những ông chủ kỳ lạ.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x