VCK World Cup 1934: Một giải đấu dưới bóng Mussolini?

Kinh Thi
09:25 ngày 14-12-2013
Benito Mussolini "lên như diều" trên trận địa chính trị sau khi Italia vô địch World Cup 1934. Mặt khác, dưới thời Mussolini, bóng đá Italia phát triển mạnh mẽ để rồi đội tuyển Italia vô địch World Cup 1934 tại sân nhà. Nhưng đấy là một sự hòa quyện vào nhau, hơn là dựa dẫm vào nhau.
VCK World Cup 1934: Một giải đấu dưới bóng Mussolini?
Không có nơi nào khác trên thế giới mà hai đề tài bóng đá và chính trị lại luôn sôi động và hòa quyện với nhau trong cuộc sống thường nhật như ở Italia. Đã vậy, 1934 lại là năm mà cả hai đề tài bóng đá cũng như chính trị đều được đẩy lên đến mức đỉnh điểm.

Chủ nghĩa phát xít của Benito Mussolini phát triển mạnh mẽ. Ông ta cần gây thanh thế cho Italia. Và không có cơ hội nào tốt hơn là việc Italia tổ chức VCK World Cup 1934 ngay tại sân nhà. Đấy đều là những sự thật rõ ràng. Còn chuyện Mussolini "thò tay" vào World Cup 1934 đến mức độ nào, đấy lại là vấn đề khác. Một vấn đề của lịch sử (không chỉ là lịch sử bóng đá), chẳng dễ kết luận.

BÓNG ĐÁ VÀ CHÍNH TRỊ ĐỀU PHẤT
Đại khái, có những câu chuyện cho rằng trọng tài thiên vị Italia, rồi chúng trở thành cơ sở cho nghi vấn liệu Il Duce ("người lãnh đạo" – biệt danh của Mussolini) có "gây ảnh hưởng" đến kết quả chuyên môn của World Cup.

Rút cuộc, các kỳ World Cup trong thời buổi hiện đại còn có sai lầm, nhiều hơn hoặc nghiêm trọng hơn, nói gì đến thuở sơ khai. Chuyện Mussolini cố dùng bóng đá làm bánh xe chính trị thì sau này, Jacques Chirac hoặc Silvio Berlusconi cũng nào có kém.

Hai năm sau World Cup 1934, có một trùm phát xít còn ghê gớm hơn, mộng bành trướng còn ác liệt hơn, và ý đồ mượn chiến thắng trong môn bóng đá để gây thanh thế còn rõ ràng hơn nhiều lần so với Mussolini. Đó là Hitler, với Olympic 1936 tại Đức. Nhưng rút cuộc, Hitler bẽ mặt chứng kiến đội Đức thất thủ 0-2 trước đối thủ yếu Na Uy, ngay tại "sào huyệt" Berlin ở vòng tứ kết. Bóng đá luôn có lý lẽ riêng của nó.

Chắc chắn Mussolini không phải là nhà lãnh đạo duy nhất muốn lợi dụng bóng đá, cụ thể hơn là lợi dụng World Cup, để bay bổng trên chính trường. Nhưng phải khẳng định Mussolini là chính khách đầu tiên có ý tưởng như thế, cũng là người thành công nhất.

Thật ra, không có chi tiết nào có thể kết nối trực tiếp thành công của đội tuyển Italia tại World Cup 1934 với chế độ phát xít của Mussolini. Bóng đá Italia đã phát triển mạnh mẽ trong các thập niên 1920-1930. Nhưng mặt khác, phải thừa nhận Calcio phát triển mạnh mẽ nhờ các chính sách ưu tiên cho thể thao của Mussolini. 



FIFA đành đưa World Cup 1934 tới Italia vì thời ấy, không nơi nào khác sánh được với Italia về các sân bóng đáng gọi là "tuyệt tác" như sân Benito Mussolini ở Turin, sân Berta ở Florence, sân Edda Ciano Mussolini ở Livorno, sân XXVIII Ottobre ở L'Aquila... (nhiều đến nỗi không phải sân nào cũng được trưng dụng cho World Cup).

Mussolini thấy rõ bóng đá là môn chơi của cả cộng đồng, là cỗ máy thu hút phiếu bầu. Ông ta thấy rõ khả năng tranh thủ sự ủng hộ của cả đất nước thông qua một trận bóng đá quan trọng. Và ông ta thành công rực rỡ. Mussolini gọi cầu thủ là những "chiến binh", gọi sân bóng là "chiến trường". Ông ta luôn có mặt trên khán đài, và trở nên nổi tiếng gấp bội sau một kỳ World Cup vẻ vang.

ITALIA THẬT SỰ GẶP THỜI
Cũng có thể nói, Italia (hoặc Mussolini) gặp thời khi không có nhiều đối thủ đáng gờm tại World Cup 1934. Uruguay khoanh tay đứng ngoài để trả đũa việc các đội mạnh châu Âu không dự World Cup 1930. Cũng vì vậy, Uruguay chính là nhà vô địch duy nhất trong lịch sử không tham gia bảo vệ ngôi vương ở kỳ World Cup kế tiếp. Argentina thì chủ động đưa sang Italia một đội hình yếu. Các đội thuộc Vương quốc Anh khi ấy vẫn đang đứng ngoài hàng ngũ FIFA.

Brazil ư? Trước World Cup 1938, chưa ai cho rằng xứ sở Samba là một cường quốc bóng đá. (Có một nguyên nhân thuộc về lịch sử: cầu thủ da đen ban đầu chưa được chơi bóng ở Brazil. Chỉ đến cuối thập niên 1930, bóng đá Brazil mới thật sự mạnh lên nhờ các ngôi sao da đen đồng loạt tỏa sáng sau khi xã hội cởi mở, chấp nhận "cho" các cầu thủ da đen trở thành ngôi sao).

Về mặt chuyên môn, bóng đá châu Âu trong thập niên 1930 chỉ có 3 cái tên lớn. Đó là HLV Vittorio Pozzo của Italia, HLV Hugo Meisl của đội tuyển Áo và HLV Herbert Chapman trên quê hương bóng đá. Như đã nêu trên, bóng đá Anh chưa chịu "hạ mình" tham dự World Cup (thậm chí đội Anh thời ấy còn chưa có HLV đúng nghĩa - mãi đến sau Thế chiến II, Walter Winterbottom mới trở thành HLV đầu tiên của đội tuyển Anh). Pozzo thắng Meisl trong cuộc đối đầu trực tiếp Italia - Áo tại vòng bán kết World Cup 1934. Có nghĩa, Italia vô địch là kết quả hợp lý.

Tất nhiên, đấy là chỉ nói về các đội mạnh. Bóng đá vẫn đang phát triển mạnh mẽ và ngay ở kỳ World Cup thứ 2 này, số đội xin tham dự đã nhiều gấp đôi con số cần thiết, đồng nghĩa với việc lần đầu tiên FIFA phải tổ chức vòng loại World Cup (và vòng loại World Cup cũng phát triển mãi từ đó, như một cuộc chơi song hành, thú vị chẳng kém bản thân VCK World Cup).

Điều đáng nói là, FIFA đã có một quyết định kỳ lạ khi lần đầu tiên tổ chức vòng loại World Cup. Ngay cả đội chủ nhà Italia cũng phải đá vòng loại! Họ thắng Hy Lạp 4-0 trong trận lượt đi, ở một bảng đấu chỉ gồm 2 đội, chọn 1! Sau đó, Italia thành công trong việc thuyết phục Hy Lạp rằng trận lượt về không còn cần thiết nữa. Điều gì sẽ xảy ra nếu Hy Lạp thắng và VCK tại Italia không có đội chủ nhà? May thay, chẳng bao giờ người ta phải trả lời câu hỏi này.

Không chỉ vô địch World Cup, nước chủ nhà Italia còn có lãi (1 triệu lira) khi tổ chức thành công VCK World Cup 1934. Bắt đầu từ đây, người ta còn phải lưu ý khía cạnh kinh tế của World Cup nữa, cho dù phải đợi thêm 40 năm nữa World Cup mới thật sự trở thành cỗ máy in tiền, khi một nhân vật tên là Joao Havelange ngồi vào ghế chủ tịch FIFA.

KẾT QUẢ WORLD CUP 1934 (từ 27/5 đến 10/6/1934)
- Vô địch: Italia
- Á quân: Tiệp Khắc
- Hạng 3: Đức
- Hạng 4: Áo
- Vua phá lưới: Oldrich Nejedly (Tiệp Khắc, 5 bàn)
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x