World Cup 1958: Brazil lần đầu đăng quang

Cát Phương
07:21 ngày 13-01-2014
So với điều lệ “kỳ dị” của 2 VCK trước đó, World Cup 1958 tuy có khá hơn nhưng cũng không tránh khỏi tai tiếng. Và cũng như trước, điều lệ của World Cup 1958 không bao giờ được dùng lại lần nữa.
World Cup 1958: Brazil lần đầu đăng quang
Nét mới của VCK này là tuy cách đá vòng tròn ở vòng bảng đã chuẩn, nhưng cách phân biệt các đội đồng điểm lại kỳ lạ. Nếu 2 đội đầu bảng đồng điểm (đều được đi tiếp), thì ngôi thứ được phân định theo thương số (chứ không phải hiệu số) bàn thắng/bại. Nếu đội thứ 2 và đội thứ 3 đồng điểm thì đôi bên đá play-off, nếu vẫn hòa thì đội có thương số bàn thắng/bại cao hơn được đi tiếp.

Điều lệ được bàn lại ngay trong giải! FIFA thông báo sau loạt trận đầu tiên: dùng thương số bàn thắng/bại quyết định luôn mọi vấn đề (bỏ các trận play-off như đã thông báo trước giải, để tránh tình trạng mệt mỏi cho đội phải đá play-off). Thụy Điển phản đối: không ai đá bóng rồi mới quyết định điều lệ. Thế là cách đá play-off lại được giữ nguyên. Thực chất, nước chủ nhà muốn có thêm tiền bán vé và quảng cáo nhờ các trận play-off!

Rút cuộc, Bắc Ireland (thương số 4/5) đi tiếp nhờ thắng trong trận play-off với Tiệp Khắc (thương số 8/4). Xứ Wales (thương số 2/2) đi tiếp nhờ thắng trong trận play-off với Hungary (thương số 6/3).

ĐT Anh suy yếu vì mất các hảo thủ M.U trong tai nạn hàng không ở Munich

Đây là kỳ World Cup duy nhất trong lịch sử mà 4 đại diện của Vương quốc Anh đều lọt vào VCK. Anh vẫn được đánh giá cao nhất, nhưng đội này lập tức suy yếu vì mất các hảo thủ M.U trong tai nạn hàng không ở Munich. Họ dừng chân ngay sau vòng bảng.

Trong khi đó, Bắc Ireland bất ngờ loại Italia để lọt vào VCK. Rồi họ lại tiến xa dù nằm chung bảng với Đức, Tiệp Khắc và Argentina. Xứ Wales thời ấy mạnh nhờ huyền thoại John Charles, cũng vào tứ kết. Scotland tuy thắng được TBN ở vòng loại nhưng chỉ xếp cuối vòng bảng do thua sút so với Pháp và Nam Tư. Giống như đội Anh, Hungary cũng suy yếu hẳn do “đội bóng vàng” đã tan rã sau biến cố chính trị 1956, không còn Kocsis, Puskas, Czibor.

Đức, Thụy Điển, Pháp và Brazil lần lượt thắng Nam Tư, Liên Xô, Bắc Ireland và Xứ Wales ở vòng tứ kết. Sau đó, Thụy Điển lại thắng Đức 3-1 để vào chung kết - lần duy nhất trong lịch sử tham dự World Cup của đội tuyển này. Brazil thắng Pháp 5-2 ở bán kết, rồi lặp lại chiến thắng 5-2 trước chủ nhà Thụy Điển trong cuộc quyết đấu cuối cùng, lần đầu tiên lên ngôi vô địch World Cup.

Đây là kỳ World Cup có số bàn thắng ở trận chung kết nhiều nhất; đội vô địch ghi bàn nhiều nhất trong trận chung kết; cầu thủ ghi bàn trẻ nhất trong trận chung kết (Pele của Brazil - 17 tuổi, 249 ngày) và cầu thủ ghi bàn già nhất trong trận chung kết (Nils Liedholm của Thụy Điển - 35 tuổi, 263 ngày).

Có Raymond Kopa tuyệt vời trong vai trò kiến thiết và Just Fontaine đi vào huyền thoại với kỷ lục ghi 13 bàn ở VCK, Pháp xứng đáng với danh hiệu đệ tam anh hào. Họ thắng 6-3 trong trận tranh hạng 3 trước một tuyển Đức vốn đã suy yếu so với World Cup 1954.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
34
+56
77
2
34
+41
74
3
32
+44
73
4
34
+21
66
5
32
+16
60
6
33
+1
53
7
33
+15
50
8
34
-9
48
9
32
+4
47
10
34
-11
45
11
32
+2
44
12
34
-8
43
13
34
-4
42
14
34
-13
37
15
34
-6
35
16
34
-12
29
17
34
-18
26
18
34
-29
25
19
34
-32
23
20
34
-58
17
  • World Cup 1958: Tỷ số “đáng ghét nhất” xuất hiện như thế nào? World Cup 1958: Tỷ số “đáng ghét nhất” xuất hiện như thế nào?

    Tỷ số 0-0 xuất hiện lần đầu tiên ở đấu trường World Cup, trước sự kinh ngạc của hơn 40.000 khán giả Goteborg, những người đến sân chỉ để chờ xem hai đội tuyển cực kỳ nổi tiếng là Brazil và Anh thi nhau ghi bàn!

  • World Cup 1958: Một kỷ lục trường tồn World Cup 1958: Một kỷ lục trường tồn

    Các kỷ lục ra đời trong thế giới thể thao để làm gì? Câu trả lời: để... bị xô ngã. Nhưng đến tận bây giờ, 56 năm sau khi người ta công kênh Just Fontaine trên vai, kỷ lục kỳ diệu mà ông vừa thiết lập ở thời điểm ấy vẫn đứng vững. Đấy có thể là một kỷ lục mãi mãi.

  • World Cup 1958: Vua bóng đá “ra đời”! World Cup 1958: Vua bóng đá “ra đời”!

    Dĩ nhiên, đây là sự “ra đời” trên sân cỏ World Cup. Lần đầu tiên xuất hiện ở vũ hội bóng đá toàn cầu, cậu bé 17 tuổi Pele đã để lại dấu ấn sâu đậm, đã đăng quang, để rồi 12 năm sau, Pele được cả thế giới công nhận là “Vua bóng đá”, với 3 lần vô địch World Cup - kỳ tích độc nhất vô nhị trong suốt lịch sử.

  • Solskjaer: Huyền thoại trên băng ghế dự bị Solskjaer: Huyền thoại trên băng ghế dự bị

    Ngay từ xuất phát điểm, Solskjaer cũng chỉ là phương án tuyển mộ dự bị của Sir Alex Ferguson. Ngày 29/7/1996, báo chí Anh chưng hửng khi Man United công bố bản hợp đồng trị giá 1,5 triệu bảng với cầu thủ lạ hoắc đến từ CLB Molde của Na Uy.

  • Sir Alex: “Solskjaer là tiền đạo giỏi nhất của tôi” Sir Alex: “Solskjaer là tiền đạo giỏi nhất của tôi”

    Phần tự truyện sau đây Sir Alex Ferguson viết về Ole Gunnar Solskjaer. Xin gửi đến bạn đọc để hiểu thêm về sự đặc biệt của chân sút người Na Uy.

  • Ole Gunnar Solskjaer: Sir Alex của xứ Bắc Âu Ole Gunnar Solskjaer: Sir Alex của xứ Bắc Âu

    Tân HLV của Cardiff City, Ole Gunnar Solskjaer, chứng tỏ ông vẫn còn khả năng thay đổi cục diện trận đấu từ trên ghế dự bị, như những ngày huy hoàng trong màu áo Man United. Trong số những môn đồ của Sir Alex Ferguson nay đã chuyển sang công tác huấn luyện, Solskjaer là người xứng đáng để kế tục ông thầy vĩ đại hơn cả.

  • Diego Simeone: Một bậc thầy chiến thuật Diego Simeone: Một bậc thầy chiến thuật

    Chú ý tới từng chi tiết, cháy hết mình với từng khoảnh khắc trong trận đấu, và đặc biệt được lòng các cầu thủ, Simeone đang khiến người ta phải nghĩ tới danh xưng “bậc thầy chiến thuật”.

  • Tiêu điểm: Messi & duyên  phá lưới Atletico Tiêu điểm: Messi & duyên phá lưới Atletico

    Leo Messi đã đánh dấu sự trở lại sau hơn 2 tháng dưỡng thương với 2 bàn vào lưới Getafe trong trận thắng 4-0 của Barca ở lượt đi vòng 1/8 Cúp Nhà Vua. Màn đề-pa quá tốt trước khi Barca làm khách của Atletico, trận đấu mà Messi chắc chắn sẽ đá chính!

  • Vấn nạn chấn thương tràn lan tại Premier League: Những tuần lễ gian khổ nhất Vấn nạn chấn thương tràn lan tại Premier League: Những tuần lễ gian khổ nhất

    Ai nấy đều biết, giai đoạn Giáng sinh - Tết dương lịch luôn là những ngày khốc liệt nhất trong năm của Premier League, với mật độ thi đấu dày đặc.

  • Bộ đôi vàng thể dục Minh Sang - Thu Hà: Mười năm tình thắm Bộ đôi vàng thể dục Minh Sang - Thu Hà: Mười năm tình thắm

    Một mối tình đẹp như cổ tích của thể thao Việt Nam sẽ chính thức đơm hoa kết trái bằng một đám cưới vào đầu Xuân tới. Còn hơn cả chuyện hôn nhân của một cặp uyên ương, nó còn kết đọng cho niềm đam mê chung, sự bền bỉ và ý chí vượt khó của giới VĐV.

  • Hai mãnh hổ điền kinh Hai mãnh hổ điền kinh

    Thật may mắn cho điền kinh và cả thể thao Việt Nam khi xuất hiện đồng thời hai “nữ hoàng” tuổi Hổ trên đường chạy là Vũ Thị Hương và Trương Thanh Hằng. Hai tuyển thủ điền kinh Việt Nam xuất sắc nhất trong lịch sử cùng sinh 1986 song lại khác nhau một trời một vực.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x