Bóng Đá Plus trên MXH

100 siêu sao trong lịch sử World Cup (phần cuối)
CHIÊU VĂN • 19:36 ngày 08/03/2014
World Cup chỉ còn chưa đầy 100 ngày nữa là khai hội, trong lịch sử của mình đã có rất nhiều thế hệ cầu thủ khẳng định được tài năng tại đây. BONGDAPLUS điểm lại 100 gương mặt vĩ đại nhất.
    (*) 100 siêu sao trong lịch sử World Cup (Phần 1)
    (*) 100 siêu sao trong lịch sử World Cup (Phần 2)
    (*) 100 siêu sao trong lịch sử World Cup (Phần 3)
    (*) 100 siêu sao trong lịch sử World Cup (phần 4)


    20. Romario (Brazil) – World Cup 1990 và 1994

    Tay săn bàn này đã biến Mỹ 1994 thành sân khấu độc diễn của riêng anh và giành giải Quả bóng vàng của giải đấu khi Brazil vượt qua Italia sau loạt luân lưu trong trận chung kết. Anh ghi 5 bàn trên đường vào chung kết và sút thành công quả luân lưu của mình. Những pha dứt điểm bằng mũi chân đã trở thành thương hiệu của anh, nhưng Romario cũng có pha đánh đầu như tên bắn loại Thụy Điển ở bán kết. Anh có tên trong đội hình Dream Team World Cup của FIFA.

    19. Just Fontaine (Pháp) – World Cup 1958

    Mọi CĐV bóng đá đều biết Just Fontaine. Tại sao? Ông vẫn là chân sút ghi được nhiều bàn nhất trong lịch sử một kỳ World Cup, 13 bàn vào năm 1958. Chấn thương khiến sự nghiệp của ông bị rút ngắn vào năm mới 27 tuổi, nhưng những bàn thắng của ông đã giúp tuyển Pháp giành HCĐ ở Thụy Điển và đưa ông lên vị thế huyền thoại.

    18. Michel Platini (Pháp) – World Cup 1978, 1982 và 1986
    Đeo băng đội trưởng ĐT Pháp 2 lần về thứ 3 các năm 1982 và 1986 và có mặt trong danh sách đội hình xuất sắc nhất World Cup mọi thời đại, số 10 huyền ảo này trải qua thất bại đau đớn ở Mexico 1986, nhưng vẫn ghi 2 bàn, bao gồm một pha dứt điểm điệu nghệ trong trận thua ở vòng 2 trước Italia, trên đường vào bán kết nơi họ bị đội á quân Tây Đức đánh bại.


    Michel Platini

    17. Miroslav Klose (Đức) – World Cup 2002, 2006 và 2010
    Chỉ Ronaldo của Brazil đã ghi được nhiều bàn trong lịch sử World Cup hơn so với 14 bàn của Klose ở 3 giải. Anh đã tuyên bố sự có mặt của mình ở sân chơi thế giới với một cú hat-trick bằng đánh đầu trong trận thắng 8-0 trước Saudi Arabia năm 2002 và kết thúc giải đấu với 5 bàn, chỉ kém Ronaldo. Anh có thêm 5 bàn nữa trên sân nhà 4 năm sau đó và lần này như thế là đủ để Klose có Chiếc giày vàng. Cầu thủ gốc Ba Lan có mặt trong đội hình xuất sắc nhất các năm 2002 và 2006 nhưng chưa dừng lại ở đó, anh còn ghi thêm 4 bàn tại Nam Phi năm 2010.

    16. Geoff Hurst (Anh) – World Cup 1966 và 1970
    Ông chỉ chơi 6 trận ở 2 giải, ghi 5 bàn, nhưng 1 trong 6 trận đó là chung kết ở Wembley và 3 trong 5 bàn cũng là ở trận đó. Nhiều người đã quên mất ông cũng ghi bàn ấn định chiến thắng vào lưới Argentina ở tứ kết.

    15. Paolo Maldini (Italia) – World Cup 1990, 1994, 1998 và 2002

    Với 2.217 phút trên sân, không cầu thủ nào có nhiều thời gian chơi bóng ở World Cup như hậu vệ người Italia. Lần gần nhất anh tới gần một danh hiệu là ở loạt sút luân lưu ở chung kết Mỹ 1994, nhưng ảnh hưởng của anh ở 4 kỳ World Cup vẫn đủ để Maldini có mặt trong đội hình Dream Team World Cup của FIFA.



    14. Cafu (Brazil) – World Cup 1994, 1998, 2002 và 2006
    Cầu thủ duy nhất chơi 3 trận chung kết World Cup và là người duy nhất từ năm 1970 vô địch 2 kỳ World Cup. 16 chiến thắng anh giành được ở World Cup là một kỷ lục khác. Vào lúc Brazil giành chức vô địch năm 2002, Cafu là đội trưởng và được coi là hậu vệ cánh xuất sắc nhất mọi thời.

    13. Bobby Charlton (Anh) – World Cup 1962, 1966 và 1970

    ĐT Anh chắc chắn đã làm tốt hơn hẳn nếu như có Bobby Charlton ở những kỳ World Cup gần đây. Các bàn thắng của ông đã tạo nên sự khác biệt cho đội bóng của Alf Ramsey khi ĐT Anh đăng quang trong trận chung kết năm 1966 trên sân nhà. Ông lập công trong trận thắng quan trọng ở vòng bảng trước Mexico trước khi lập cú đúp vào lưới BĐN ở bán kết. Đã đánh bại Tây Đức để giành cúp vàng Jules Rimet, Charlton còn giành danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải, xếp trên đồng đội Bobby Moore và Euseubio của BĐN.

    12. Roberto Baggio (Italia) – World Cup 1990, 1994 và 1998
    Anh sẽ mãi được nhớ đến bởi pha đá hỏng phạt đền ở Pasadena trong thất bại của ĐT Italia ở chung kết World Cup 1994. Tuy nhiên, chính nhờ có "Đuôi ngựa thần thánh" mà họ có mặt ở đó. ĐT Italia  lẽ ra đã phải về nước khi ở vòng 16 đội, trận gặp Nigeria, họ bị dẫn trước và chỉ nhờ bàn thắng của Baggio, tuyển Italia mới hồi sinh. Tương tự là trận tứ kết gặp TBN, khi chỉ còn 2 phút và tỉ số là 1-1, Baggio đã có pha dứt điểm tuyệt đẹp đưa đội nhà vào bán kết. Anh cũng đã ghi 2 bàn cho ĐT Italia 4 năm trước đó, bao gồm qua đi bóng mê hoặc và dứt điểm vào lưới Tiệp Khắc ở vòng bảng. Anh trở lại năm 1998 và ghi 2 bàn cũng như lập công trong loạt sút luân lưu ở tứ kết trước đội vô địch Pháp, chôn vùi ký ức 1994.


    Roberto Baggio

    11. Johan Cruyff (Hà Lan) – World Cup 1974

    Ngôi sao chỉ đá một giải có thứ hạng cao nhất trong danh sách này. Cruyff là nguồn cảm hứng đưa ĐT Hà Lan nổi tiếng của năm 1974 vào chung kết ở Tây Đức. Ông đã ghi 3 bàn ở giải đó và là người thực hiện khai sinh ra bóng đá tổng lực. Trong trận chung kết gặp đội chủ nhà, ông đã kiếm về một quả phạt đền mà Johan Neeskens thực hiện thành công, nhưng người Đức đã lật ngược được tình thế. Cruyff không đăng quang ở kỳ World Cup duy nhất của ông, nhưng ảnh hưởng của ông lớn tới mức ông đã được trao Quả bóng vàng ở giải đó.

    10. Paolo Rossi (Italia) – World Cup 1978 và 1982
    Ông là người hùng lớn nhất của Italia ở World Cup. Rossi đã ghi 3 bàn ở Argentina 1978, đưa tuyển Italia vào bán kết và giành Quả bóng bạc của giải sau Mario Kempes. Rossi khiến cả thế giới ngưỡng mộ ở TBN 1982 và càng nổi tiếng bởi ông chỉ trở lại sau 2 năm bị treo giò vì vụ bê bối mua trọng tài ở Serie A. Rossi thật ra khởi đầu khá chậm cho tới trận thứ 5 gặp Brazil, nơi ông lập một hat-trick đưa Azzurri vào bán kết. Ở đó, ông ghi cả 2 bàn trong chiến thắng 2-0 trước Ba Lan, rồi lại lập công trong trận thắng Tây Đức 3-1 ở chung kết. Rossi là chân sút số 1 và là cầu thủ xuất sắc nhất giải. Sau đó ông còn nhận dan hiệu cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu và thế giới.

    9. Bobby Moore (Anh) – World Cup 1962, 1966 và 1970

    Đã chơi cả 6 trận khi ĐT Anh vào tới tứ kết ở Chile năm 1962, Moore đeo băng đội trưởng ĐT Anh trong chiến thắng trên sân nhà 4 năm sau đó. Số 6 này chơi rất ấn tượng, với việc ĐT Anh chỉ để thủng lưới 1 bàn cho tới quả phạt đền của Eusebio ở bán kết trước BĐN. Ở Mexico 1970, ông có pha vào bóng mang tính biểu tượng ngăn chặn Jairzinho của Brazil. Sau trận đấu, ông đã ôm chầm lấy Pele như một cách thể hiện sự ngưỡng mộ. Sau này, Franz Beckenbauer nói về Moore: “Bobby là thần tượng bóng đá của tôi, tôi rất ngưỡng mộ ông ấy, tôi tự hào vì đã từng đối đầu với ông ấy”.


    Bobby Moore

    8. Gerd Muller (Tây Đức) – World Cup 1970 và 1974
    Bàn ấn định chiến thắng của ông trong trận chung kết World Cup 1974 gặp Hà Lan là điểm nhấn lớn nhất của Muller. Der Bomber là nỗi kinh hoàng với mọi hàng thủ. Ông vô địch năm 1974, nhưng thời kỳ hay nhất của Muller là 1970, khi ông ghi 10 bàn trong 6 trận để mang về Chiếc giày vàng World Cup.

    7. Lothar Matthaus (Tây Đức/Đức) – World Cup 1982, 1986, 1990, 1994 và 1998
    Anh là cầu thủ không phải thủ môn duy nhất chơi ở 5 kỳ World Cup, ra mắt năm 21 tuổi và từ giã năm 37 tuổi. 25 trận ra sân của anh ở World Cup cũng là một kỷ lục. Nhưng vấn đề không chỉ là các con số. Ký ức đẹp nhất về Matthaus là ở Italia 1990 khi sự quyết tâm và lối chơi đầy máu lửa của anh giúp Tây Đức đăng quang. Anh ghi 4 bàn trên đường vào chung kết và giành Quả bóng bạc sau Toto Schillaci. Matthaus vào chung kết ở Mexico 4 năm trước và tứ kết các năm 1994 và 1998.

    6. Garrincha (Brazil) – World Cup 1958, 1962 và 1966

    Câu chuyện của ông đáng chú ý hơn bởi ông sinh ra với dị tật bẩm sinh ở chân và chơi bóng với cái chân trái tập tễnh. Giải đấu đầu tiên của ông là ở Thụy Điển 1958, khi 2 đường kiến tạo trong trận chung kết giúp Brazil nâng cao chức vô địch. 4 năm sau với chấn thương của Pele, Garrincha là nhân vật trung tâm của đội bóng áo vàng-xanh bảo vệ thành công ngôi vô địch. 4 bàn của ông là đủ để ông giành Chiếc giày vàng và Garrincha không thua một trận nào ở World Cup cho tới thất bại trước BĐN ở bán kết tại Anh 1966.


    Garrincha

    5. Franz Beckenbauer (Tây Đức) – World Cup 1966, 1970 và 1974
    Der Kaiser đã về nhất, nhì và 3 ở 3 kỳ World Cup ông tham dự. Giải cuối cùng là giải mà ông vô địch trên sân nhà. Tuy nhiên, khi đó cả thế giới đã biết đến ông. Ông ghi 4 bàn ở Anh khi mới 20 tuổi năm 1966 trước khi thua trận ở chung kết. Ông giành danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải và có mặt trong đội hình tiêu biểu. Điều đó lặp lại ở Mexico 4 năm sau khi Beckenbauer đưa Tây Đức vào bán kết và bị loại sau trận đấu kịch tính có 7 bàn thắng trước Italia. Ông chơi trọn 120 phút trận đó và nổi tiếng với hình ảnh cột băng đầu đẫm máu. Sau khi Tây Đức vô địch Italia 1990, ông cùng Mario Zagallo trở thành 2 nhân vật giành chức vô đich World Cup cả với tư cách HLV và cầu thủ.

    4. Zinedine Zidane (Pháp) – World Cup 1998, 2002 và 2006
    Lionel Messi và Cristiano Ronaldo vẫn chưa thể hiện được tài năng siêu phàm của họ ở các ĐTQG, và đó là điều khiến họ vẫn kém Zidane. Bị đuổi khỏi sân ở vòng bảng Pháp 1998, anh trở lại từ tứ kết và chơi đầy hứng khởi để đưa đội nhà vào chung kết gặp Brazil. Ở sân Stade de France tại Paris, Zidane trở thành huyền thoại sau khi lập cú đúp trong chiến thắng 3-0 ấn tượng của đội chủ nhà. Anh có tên trong đội hình xuất sắc nhất giải, và 8 năm sau đó cũng vậy. Ngoài ra ở Berlin, Zidane còn được nhớ đến bởi cú húc đầu nổi tiếng với Marco Materazzi ở chung kết, sau đó Pháp bị đánh bại trên chấm phạt đền.

    3. Ronaldo (Brazil) – World Cup 1998, 2002 và 2006
    Brazil khiến nhiều người ngạc nhiên khi họ đưa Ronaldo lúc còn chưa 20 tuổi tới Mỹ 1994 “chỉ để lấy kinh nghiệm”. Với 15 bàn sau đó, anh trở thành tay săn bàn vĩ đại nhất lịch sử World Cup và 8 bàn của anh năm 2002, bao gồm cú đúp ở trận chung kết, giúp anh trở thành người đầu tiên vừa giành Chiếc giày vàng, vừa giành Quả bóng bạc. 4 năm trước đó, Ronaldo đã giành Quả bóng vàng sau màn trình diễn ngoạn mục đưa Brazil vào chung kết ở Pháp 1998. Tuy nhiên, trận chung kết anh chơi nhạt nhòa giữa những tin đồn về việc anh bị ốm và không sẵn sàng về thể lực. Nhưng rồi thời khắc của Ronaldo cũng đến ở Yokohama với cú đúp vào lưới ĐT Đức. Anh trở lại năm 2006, nhưng lần này Brazil gây thất vọng và bị loại ở tứ kết.


    Ronaldo

    2. Pele (Brazil) – World Cup 1958, 1962, 1966 và 1970
    Phải bắt đầu từ đâu? Trước hết, ông là cầu thủ trẻ tuổi nhất từng vô địch World Cup, khi 17 tuổi năm 1958. Pele đã ghi 6 bàn trong VCK ở Thụy Điển, bao gồm hat-trick ở bán kết và 1 bàn nữa trước đội chủ nhà để Brazil đăng quang. Các chấn thương đã cản trở ông rất nhiều ở 2 giải sau đó, dù Pele cũng có thêm chức vô địch năm 1962.

    Năm 1970, ông trở thành tâm điểm của đội bóng được coi là vĩ đại nhất World Cup với 4 tuần lễ huy hoàng của sự nghiệp kéo dài 21 năm và hơn 1.000 bàn thắng. Ở Mexico, ông là cầu thủ xuất sắc nhất giải không phải bàn cãi, ghi 4 bàn và đóng góp vào 10 bàn khác trong 17 bàn của Brazil. Ông mở tỉ số với cú đánh đầu đầy uy lực trong trận chung kết trước Italia mà Brazil đè bẹp đối phương 4-1. Sau trận đấu, người được phân công kèm Pele, Tarcisio Burgnich, nói: “Tôi tự nói với mình rằng ông ấy cũng chỉ là xương thịt như bất kỳ ai, nhưng tôi đã sai”.

    1. Diego Maradona (Argentina) – World Cup 1982, 1986, 1990 và 1994
    Pele là ngôi sao của một đội bóng vĩ đại, còn Maradona chỉ là của một đội bóng mạnh, đó là lý do tại sao ông xứng đáng với vị trí số 1 trong danh sách này. Trong lịch sử những giải đấu số 1 thế giới, không cầu thủ nào tạo ra nhiều cảm hứng như Maradona làm được năm 1986. Trong danh sách dài những người đạt Quả bóng vàng, ông là một biểu tượng vượt xa các cá nhân khác. Một tay ông đưa Argentina vào chung kết, và ông luôn là ngôi sao sáng nhất ở những trận đấu lớn nhất. 5 bàn của ông bao gồm cú đúp vào lưới Anh, một bàn đẹp nhất, và một bàn xấu xí nhất, của các kỳ World Cup. Năm 1990, ông đưa Argentina vào chung kết lần nữa, nhưng thua những người Đức, dù vậy Maradona vẫn được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất giải.
    Bình luận

    Đón đọc Đặc san EURO 2024 DUY NHẤT TẠI VIỆT NAM.
    Với 116 trang, thiết kế sang trọng, in 4 màu CHẤT LƯỢNG CAO.

    • Tất cả thông tin bạn đọc cần biết về EURO 2024.
    • Những nội dung đặc sắc, bài viết độc quyền của nhà báo thường trú tại châu Âu và các cây viết thể thao hàng đầu ở Việt Nam.
    • ĐẶC BIỆT: Tặng kèm Lịch thi đấu EURO 2024 khổ lớn.
    • Giá: 98.000 đồng.

    ĐẶT MUA NGAY
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội