Bóng Đá Plus trên MXH

20 năm thế giới bật khóc vì Ronaldo
17:25 ngày 13/04/2020
"Không ai tin nổi vào mắt mình hình ảnh tôi có về chấn thương của Ronaldo đâu. Sau khi phẫu thuật, đầu gối cậu ấy to bằng quả bóng", Nilton Petrone miêu tả về chấn thương kinh hoàng Ronaldo gặp phải.

    Bi kịch chấn thương định nghĩa lại Ronaldo

    Bóng đá chưa bao giờ chứng kiến một ai như Ronaldo, là anh chàng răng thỏ đến từ Brazil chứ không phải anh chàng đỏm dáng đến từ Bồ Đào Nha. Ronaldo cao 1m83, chạy 100m trong 10,3 giây, chỉ kém kỷ lục gia Usain Bolt 0,5 giây. Và ma thuật từ đôi chân còn phong phú hơn đôi tay ảo thuật gia.

    "Ronaldo có năng khiếu bẩm sinh, được di truyền với các sợi cơ đặc biệt, tạo ra công suất lớn cho đôi chân", Nilton Petrone, bác sĩ vật lý trị liệu cho Ronaldo tiết lộ. "Chúng tôi thực hiện vài bài tập thử nghiệm và thu được kết quả là Ronaldo chẳng những có tốc độ, mà còn phối hợp các bộ phận trên cơ thể uyển chuyền một cách đáng kinh ngạc. Một sự kết hợp hoàn hảo giữa tốc độ, sức mạnh, tài năng và sự hài hòa".

    Năm tròn 21 tuổi, Ronaldo sở hữu tài khoản 167 bàn thắng sau 185 lần ra sân. Cũng độ tuổi này, Mbappe khiến thiên hạ mắt tròn, mắt dẹt bởi gia tài 199 trận và... 116 bàn. Đến năm 23 (chính xác là 23 tuổi 3 tháng), Ronaldo ghi 233 bàn, trong khi Cristiano Ronaldo có 115 bàn, Messi 148 bàn.

    Không những thế, cũng độ tuổi 23, Ronaldo 2 lần phá kỷ lục chuyển nhượng thế giới, 2 lần đoạt danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất thế giới. Truyền thông lúc đó gọi anh là Il Fenomeno (Hiện tượng) hoặc quen thuộc hơn là Người ngoài hành tinh.

    Diego Maradona, huyền thoại người Argentina trong một chương trình truyền hình đánh giá: "Nếu không phải vì chấn thương, cậu ấy là cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử". Hãy nhớ Maradona là người kiêu hãnh như thế nào, ông hiếm khi khen ngợi hay thừa nhận tài năng của bất cứ ai, kể cả Pele.

    Trở lại với Ronaldo, chấn thương quả là nỗi ám ảnh của huyền thoại người Brazil. Và một trong những chấn thương kinh hoàng nhất, đã định nghĩa lại sự nghiệp Ronaldo, xảy ra cách đây tròn 20 năm. Để rồi từ đó, dù vẫn khuynh đảo thế giới túc cầu, Ronaldo đã không còn là Ronaldo khi xưa. Anh nặng nề hơn, chậm chạm hơn, ít dẻo dai đi và những pha đi bóng đảo chân như rẽ nước đã kém phần uyển chuyển.

    Chấn thương cách đây tròn 20 năm đã đưa sự nghiệp Ronaldo sang ngã rẽ khác

    Đó là ngày 12/4/2000. Sau 5 tháng vắng bóng vì chấn thương đầu gối phải, Ronaldo tái xuất trong trận đấu giữa Inter và Lazio tại lượt đi chung kết Coppa Italia. Anh ngồi trên băng ghế dự bị và vào sân ở phút 58, thời điểm tỷ số đang là 2-1. 6 phút sau, Ronaldo nhận bóng ở rìa cấm địa, trước mặt là 2 cầu thủ đối phương.

    Như thường lệ, Il Fenomeno thực hiện những động tác đảo người đặc trưng hòng vượt qua Fernando Couto. Nhưng, ngay khi Ronaldo chuyển trụ từ chân trái sang chân phải và toàn bộ trọng lực dồn vào cái chân tội nghiệp ấy, anh đổ gục xuống. "Nụ cười răng thỏ" biến mất. Thay vào đó là hình ảnh Ronaldo ôm mặt khóc đầy đau đớn.

    Panucci đưa hai tay ôm đầu, Zamorano cầu nguyện, Simeone cố trấn tĩnh và an ủi đồng đội. Cả thế giới bóng đá chừng như rơi lệ vì anh. Ronaldo bị đứt gân đầu gối phải, chiếc gân cho phép cầu thủ chạy, sút và rê bóng. 8 tháng sau anh mới trở lại, nhưng như đã đề cập, đó là Ronaldo khác, không bùng nổ như Ronaldo trước chấn thương, và được gọi là Ro béo.

    Vén màn chấn thương của Ro béo

    Hãy cùng tua lại thước phim ký ức kinh hoàng của Ronaldo để thấy, tiền đạo người Brazil không va chạm với ai mà tự ngã xuống. Đó là một chấn thương bất ngờ nhưng là cái kết được dự báo từ trước rất lâu. Cụ thể, dịp Giáng sinh 1996, các bác sĩ xác định Ronaldo bị "chứng bệnh hiếm gặp" ở đầu gối dẫn đến viêm gân vĩnh viễn.

    Chứng bệnh hiếm gặp này gọi là rối loạn sản xuất trochlear, hậu quả khiến cho sự liên kết giữa xương bánh chè và xương đùi thiếu ổn định. Điều đáng nói, chứng bệnh này không thể chữa trị dứt điểm bằng phẫu thuật mà chỉ có thể theo dõi thường xuyên để điều trị tạm thời.

    Tuy nhiên, thay vì điều trị, thuốc kháng viêm và giảm đau trở thành bạn đồng hành không thể tách rời của Ronaldo. "Nguồn cơn bi kịch bắt đầu từ PSV. Họ đã cho cậu ấy sử dụng steroid đồng hóa (chất doping kích thích cơ bắp hiện nay đã bị cấm) từ khi còn là đứa trẻ. Kết quả là cơ bắp của cậu ấy không tương thích với xương đầu gối", Bernardinho Santi, cựu điều phối viên chống doping của LĐBĐ Brazil than thở.

    Ronaldo có sự bùng nổ lớn về thể chất, điều đó cũng ảnh hưởng đến các sợi gân trên cơ thể

    Một nguyên nhân khác thuần chuyên môn, Ronaldo không chỉ nhanh mà còn bùng nổ khủng khiếp. Gia tốc (khả năng thay đổi tốc độ) lẫn khả năng chuyển hướng của Người ngoài hành tinh thật sự đáng kinh ngạc. Chính điều này khiến cơ và gân của huyền thoại người Brazil dễ bị tổn thương.

    Nguyên nhân cuối cùng, Ronaldo trở lại sân cỏ quá sớm, khi chấn thương chưa hoàn toàn bình phục. Và huyền thoại Zico, người không bao giờ bình phục chấn thương đầu gối năm 1985 chỉ trích: "Tôi không đồng ý với cách Ronaldo trở lại. Người ta luôn nghĩ cậu ấy trở lại càng sớm càng tốt. Tôi nghĩ thật vô lý khi cậu ấy phải ra sân một trận đấu then chốt như cuộc chạm trán Lazio. Sẽ tốt hơn nếu Ronaldo được làm quen với vài trận đấu tập".

    Nhưng tại sao Ronaldo phải trở lại sân cỏ sớm nhất có thể? Có kẻ nói vì Inter nóng ruột bởi số tiền khổng lồ đã chi ra cho huyền thoại người Brazil (Ronaldo hưởng mức lương 5 triệu bảng/năm). Có người đồn vì áp lực từ hợp đồng quảng cáo với Nike.

    Gazzetta dello Sport, nhật báo thể thao hàng đầu Italia lại tiết lộ, Inter mua bảo hiểm trị giá 65 triệu bảng nếu Ronaldo kết thúc sự nghiệp vì chấn thương, trừ chấn thương đầu gối. Thế nên, Ronaldo buộc phải trở lại.

    Tựu trung, cái gân đầu gối phải tội nghiệp của Ronaldo không chỉ phải gánh chịu trọng lượng và khối cơ bắp quá cỡ của cơ thể mà còn chịu thêm áp lực từ sự kỳ vọng của giới mộ điệu và bạc tiền của các doanh nghiệp. Cộng dồn những sức nặng ấy kéo đứt phăng chiếc gân.

    VIDEO: Ngày này 20 năm trước cả thế giới bật khóc vì huyền thoại Rô béo


    XEM THÊM

    M.U cùng nhiều ông lớn xâu xé 'máy quét' của Atletico

    'Bom xịt' Ceballos vẫn đắt hàng

    5 vụ đổi người đáng chờ đợi nhất ở kỳ chuyển nhượng Hè 2020

    Ngọc Trung • 17:25 ngày 13/04/2020

    Bài viết hay? Ấn để tương tác

    Bình luận
    Thông tin Toà soạn
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Tổng biên tập:
    Nguyễn Tùng Điển
    Phó Tổng biên tập:
    Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn
    Địa chỉ:
    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Tel:
    (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
    Fax:
    (84.24) 3553 9898
    Email:
    Thông tin Liên hệ
    Tạp chí Điện tử Bóng Đá
    Hotline:
    0903 203 412
    Email:

    Địa chỉ liên hệ:

    Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
    Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    Đăng nhập
    hoặc

    Email:

    Mật khẩu:

    Quên mật khẩu?


    Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay