Cầu thủ và cơn đau đầu mang tên 'giảm lương'

TÙNG LÂM
09:34 ngày 28-03-2020
Từ FC Sion ở Thụy Sỹ tới Dinamo Zagreb ở Croatia, các CLB trên toàn cõi châu Âu đang có chung một nỗi đau đầu khi các cầu thủ không chịu giảm lương hoặc không chịu giảm theo đề xuất của BLĐ. Và ngược lại, đang có nhiều cầu thủ kêu trời vì bị CLB đơn phương giảm lương.
Cầu thủ và cơn đau đầu mang tên 'giảm lương'

Covid-19 tàn phá bóng đá

Ở FC Sion, 9 cầu thủ - trong đó có 2 cựu ngôi sao của Arsenal là Alex Song và Johan Djourou - đã bị sa thải hồi tuần trước sau khi từ chối một “đề án” giảm lương do ban lãnh đạo CLB đưa ra. Theo đề án này, những cầu thủ có thu nhập cao nhất trong đội có thể bị giảm tới 80% lương. Các cầu thủ, những người muốn được thương lượng trực tiếp với CLB, cho rằng “đề án” được đưa ra trong bối cảnh gói hỗ trợ những người lao động “thất nghiệp tạm thời” do chính phủ Thụy Sỹ đưa ra còn chưa được thông qua.  CLB thì lại nói ngược lại.

Đội bóng giàu truyền thống nhất Croatia, Dinamo Zagreb, cũng đang mắc kẹt trong một cuộc đối đầu với chính các cầu thủ của họ. Ban lãnh đạo Dinamo Zagreb đề xuất một “gói giải pháp 6 tháng”, mà theo gói này, cầu thủ sẽ được trả 1/3 lương, 1/3 tiếp theo sẽ bị hoãn trả, và 1/3 còn lại bị cắt hoàn toàn. Nhưng các cầu thủ đã từ chối đề xuất này. Hiệp hội các cầu thủ Croatia nói rằng dù các cầu thủ rất muốn chung tay với đội bóng, nhưng đề xuất của Dinamo được đưa ra quá sớm, và quá quyết liệt, trong khi thực tế thu nhập từ trận đấu và bản quyền truyền hình ở giải Croatia là không cao.

Đó là hai ví dụ tiêu biểu nói lên vấn đề nhức nhối nhất trong lòng các đội bóng ở thời điểm này. Ai cũng biết trong bối cảnh đại dịch, khi trái bóng không lăn, các CLB bị mất hầu hết các nguồn thu và do đó sẽ phải tìm cách cân đối, mà cách hiệu quả nhất là giảm lương. Chính các cầu thủ cũng hiểu điều đó. Nhưng làm sao để tìm được tiếng nói chung giữa chủ lao động (các CLB) và người làm công (các cầu thủ) là điều không hề dễ dàng. Và cũng chẳng có công thức chung nào có thể áp dụng được cho tất cả.

Song (trái) và Djourou là 2 trong 9 cầu thủ vừa bị FC Sion sa thải vì từ chối giảm lương

Đơn giản, vì mỗi giải đấu, mỗi CLB, thậm chí mỗi cầu thủ, đều là một trường hợp cá biệt, không giống với bất kỳ ai. Ví dụ đơn giản là sự khác biệt giữa Premier League và Champions League. Với các cầu thủ Premier League, nếu bị cắt lương, số tiền họ bị “mất” sẽ rất lớn. Nhưng đó là vì lương của họ vốn cao. Cũng có nghĩa là tích lũy cũng lớn, đủ để họ tồn tại, ít nhất là trong thời gian chờ đại dịch qua đi. Tuy nhiên, điều này không thể áp dụng được ở Championship, nơi thu nhập của các cầu thủ thấp hơn hẳn. Một cầu thủ Championship đang ở giai đoạn cuối của sự nghiệp lại chuẩn bị hết hợp đồng thì lại càng khó khăn hơn.

Một yếu tố khác cũng có tác động lớn là sự hỗ trợ từ ban tổ chức hay chính phủ. Một số liên đoàn hoặc BTC có điều kiện, ví dụ Tây Ban Nha hay Premier League, đã cam kết sẽ hỗ trợ các CLB một khoản tiền để đối phó với tình hình khó khăn hiện tại. Tuy nhiên, không phải liên đoàn hay BTC nào cũng có điều kiện, hay sẵn lòng, làm điều đó. Và các “gói cứu trợ” mà chính phủ đưa ra để hỗ trợ người thất nghiệp cũng thường không đến tay các cầu thủ, vốn vẫn được xem là có thu nhập cao hơn so với mặt bằng xã hội.

Đó là lý do các CLB được khuyến nghị khi tính chuyện giảm lương phải xem xét từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, không phải CLB nào cũng đủ kiên nhẫn để nghe theo lời khuyên này. Theo Fifpro, Hiệp hội cầu thủ quốc tế, “rất nhiều CLB đã đơn phương giảm lương của các cầu thủ”. “Có nơi, chỉ vài ngày sau khi giải VĐQG phải tạm hoãn, các cầu thủ đã nhận được thông báo là họ sẽ bị giảm 2/3 lương trong vòng 6 tháng,”tổng thư ký Fifpro, Jonas Baer-Hoffmann, cho tờ Guardian biết. “Chúng tôi hiểu áp lực kinh tế mà các CLB đang phải gánh chịu, nhưng chúng tôi không thể nào chấp nhận được những hành động đơn phương không dựa trên sự đồng thuận cá nhân hay tập thể.”

Tấm gương Bundesliga
Các CLB lớn ở Bundesliga đang đi trước phần còn lại một bước trong nỗ lực tìm ra tiếng nói chung giữa CLB với cầu thủ. Ở Bayern Munich, Dortmund và M’gladbach, các cầu thủ đã chủ động giảm lương tạm thời (ở những mức độ khác nhau) để hỗ trợ những người lao động khác có thu nhập thấp hơn trong CLB.

64 - Theo thống kê vào năm 2018, quỹ lương của các CLB châu Âu chiếm tới 64% chi phí vận hành của họ. Điều này cũng đồng nghĩa với việc giảm lương là giải pháp giảm chi mang lại hiệu quả nhanh nhất.

XEM THÊM

FIFA yêu cầu cầu thủ giảm 50% lương vì đại dịch Covid-19

Barca quyết định cắt 70% lương bất chấp phản đối của Messi và đồng đội

Đội nào sẽ đăng quang các giải VĐQG khi Covid-19 biến mất?

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x