Chuyên gia Simon Kuper: 'Sau Covid-19, bóng đá còn lâu mới trở lại bình thường'

Đại dịch Covid-19 chính là cuộc khủng hoảng lớn nhất mà bóng đá chuyên nghiệp từng đối mặt. Các giải đấu vẫn chưa biết bao giờ mới có thể nối lại và trên hết, sẽ phải mất một khoảng thời gian khá dài nữa, bóng đá mới trở lại như nó vốn có.
Chuyên gia Simon Kuper: 'Sau Covid-19, bóng đá còn lâu mới trở lại bình thường'

Gần như chắc chắn, các trận đấu ở mùa giải tới sẽ phải diễn ra trên sân không khán giả. Trong khi đó, nhiều CĐV vì mất việc sẽ hủy luôn gói truyền hình trả tiền và vé cả mùa. Các công ty đang khủng hoảng sẽ ngừng các gói tài trợ áo đấu và cả khoang VIP của mình ở các sân vận động. Một vài ông chủ sẽ tháo chạy sau khi mất cả gia tài trong các lĩnh vực kinh doanh khác. Và chúng ta hãy thử phác họa viễn cảnh của thị trường chuyển nhượng cũng như sự tồn tại của các CLB.

Liệu các CLB có biến mất?

Một vài đội bóng như Schalke và Burnley đang đứng trước nguy cơ phá sản. Nhưng cần hiểu rõ sự khác biệt giữa phá sản và xóa tên. Nhiều CLB đã tuyên bố phá sản trong đại dịch này, trong đó có MSK Zilina (Slovakia) và Lokeren (Bỉ). Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ sẽ biến mất.

Giống những cuộc khủng hoảng trước đó, các CLB nhỏ bị ảnh hưởng nặng nhất, bởi doanh thu chủ yếu của họ đến từ các trận đấu (bán vé, dịch vụ,...) chứ không phải bản quyền truyền hình. Nếu các trận đấu trở lại trên sân không khán giả, những đội bóng lớn vẫn sẽ kiếm được cả tỷ euro từ truyền hình. Nhưng ở các hạng đấu thấp hơn, thu nhập từ khán giả mới là nguồn thu chủ yếu.

Dĩ nhiên, các CLB vẫn sẽ tồn tại dù tuyên bố phá sản. Đôi khi họ được bảo lãnh bởi chính quyền địa phương hoặc được một chủ khác mua lại. Các CLB Anh vẫn hay dùng mánh “hồi sinh”, cho phép một công ty sở hữu CLB tuyên bố phá sản rồi chủ mới lại lập công ty mới và nhét CLB vào đó. Và một khi đã có thể tồn tại qua thời kỳ Đại suy thoái (Great Depression), kỳ thế chiến thứ 2 và khủng hoảng kinh tế năm 2008, các CLB cũng sẽ sống sót qua đại dịch này mà thôi.

Ai có thể cứu các CLB đang gặp khó?

Dịch bệnh đã đẩy một loạt ngành đến bờ vực, đặc biệt là trong lĩnh vực khách sạn, du lịch và nhà hàng. Nhưng ở Anh và Italia, nơi gần như ai cũng có thể sở hữu một đội bóng, luôn có người mua và hiện tại chính là thời điểm tốt nhất để thôn tính một CLB với giá rẻ. Vụ Newcastle được sang tên cho Quỹ đầu tư công của Saudi Arabia với giá 300 triệu bảng sẽ chỉ là sự khởi đầu.

Ở những nước như Đức và Pháp, chính quyền địa phương sẽ giải cứu các CLB. Nhưng ở bất kỳ đâu trong thế giới bóng đá, các cầu thủ vẫn sẽ là cứu tinh. Họ đang bị gây sức ép cắt giảm lương để giúp đỡ CLB. Các cầu thủ không phải là những người giàu nhất trong xã hội, nhưng người ta vẫn luôn định kiến là họ rất giàu. Trong thời điểm hàng triệu người mất việc làm, bất kỳ cầu thủ nào đòi lĩnh đủ lương cũng sẽ trở thành kẻ thù của công chúng.

Khởi đầu mùa giải 2019/20 khá tốt, có ai ngờ CLB Lokeren của Bỉ lại phải nhanh chóng tuyên bố phá sản vì Covid-19

Liệu thị trường chuyển nhượng sẽ sụp đổ?

Các CLB sắp phá sản sẽ buộc phải bán những cầu thủ tốt nhất của mình với giá rẻ, và đây là cơ hội cho những đội vẫn còn tiền mặt. Chelsea chẳng hạn, khi án cấm chuyển nhượng vô tình giúp họ trở nên dư dả trong bối cảnh giá cầu thủ tụt xuống. Nhưng khó khăn tài chính thậm chí có thể khiến hầu hết các CLB không mua nổi cầu thủ. Vì thế, hình thức đổi ngang cầu thủ, hoặc tống những ngôi sao hưởng lương cao tới các đội khác theo dạng cho mượn sẽ trở nên phổ biến.

Các đội bóng có đủ tiềm lực để vượt qua khủng hoảng hẳn nhiên sẽ tránh bán tài sản giá trị nhất của mình cho đến khi kinh tế hồi phục. Trước đại dịch, Kylian Mbappe có thể trở thành thương vụ lớn nhất hè này nếu chuyển đến Real Madrid. Nhưng giờ, PSG đang muốn giữ anh lại thêm 1 năm.

Bóng đá sẽ hồi sinh như thế nào?

Bóng đá chuyên nghiệp sẽ vượt qua được đại dịch. Dù sẽ mất nhiều thời gian để mọi chuyện trở lại như cũ, vì ai biết đến bao giờ 60.000 người mới lại chen chúc trong SVĐ một cách an toàn lần nữa. May mắn là bóng đá không cần quá nhiều tiền nếu chỉ để tồn tại, và dịch bệnh đã ghé qua đúng cao trào của môn thể thao này.

Theo hãng kiểm toán Deloitte, tổng doanh thu của các CLB châu Âu ở mùa 2017/18 đã lên tới 28,4 tỷ euro. Mùa trước, con số này hẳn còn cao hơn. Dịch bệnh chắc chắn sẽ ảnh hưởng cực lớn tới ngành công nghiệp này. Doanh thu thậm chí có thể tụt xuống mốc của mùa 2008/09, khi tổng doanh thu chỉ là 15,7 tỷ euro (vẫn theo Deloitte). Vì thế, giờ là lúc các CLB tự điều chỉnh lại mình, như cái cách họ từng tồn tại hàng thập kỷ trước khi trở nên giàu sụ nhờ tiền của các hãng truyền hình.

Simon Kuper là ai?

Simon Kuper là nhà báo thể thao người Anh, từng cộng tác với các tờ The Observer, The Guardian, kênh ESPN và hiện đang là chuyên gia bình luận thể thao của tờ Financial Times. Kuper đã có khá nhiều đầu sách về bóng đá, gồm Ajax, The Dutch, the War: Football in Europe during the Second World War... Tác phẩm Soccernomics và Football Against the Enemy từng giúp ông giành giải “William Hill Sports Book of the Year” năm 1994 (ảnh). 

Dù mang quốc tịch Anh, nhưng Kuper đích thực là một công dân toàn cầu khi sinh ra ở Uganda, lớn lên tại Hà Lan, từng sống ở Nam Phi, Đức, Mỹ và giờ đang ở Paris (Pháp) cùng gia đình.

“Vì hạn chế tài chính, các CLB sẽ không đầu tư vào những tài sản rủi ro nữa. Giống như Barca từng chi 105 triệu euro mua Ousmane Dembele năm 2017 và giờ, đang cố bán anh ấy với cái giá chỉ còn một nửa”, Simon Kuper.

XEM THÊM

Giải Hà Lan hủy ảnh hưởng tới Liverpool và Top 4 Premier League như thế nào?

Đội hình những ngôi sao được đánh giá quá cao ở Premier League

Solskjaer có thể sở hữu 'cá tính Roy Keane' với Grealish

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x