Adeyemi Michel: 'Ông trùm' của những 'phủi thủ' châu Phi

Đam San
13:33 ngày 27-03-2020
Adeyemi Michel đến từ Nigeria. Quãng thời gian chơi bóng chuyên nghiệp của anh tại Việt Nam rất ngắn ngủi. Nhưng với “vốn liếng” sau 15 năm, Michel vẫn bám trụ và sống khỏe ở Việt Nam.
Adeyemi Michel: 'Ông trùm' của những 'phủi thủ' châu Phi

Chuyện những người châu Phi tại Việt Nam
Một buổi trưa đầu tháng 4 năm 2016, được anh bạn lôi kéo đi xem đội bóng của xóm đá với đội “tây ba lô” trên sân Phú Thọ (TP.HCM), tôi quyết định nhận lời vì tò mò muốn xem những ông “tây ba lô” này là ai? Anh bạn bảo, trận đấu sẽ diễn ra lúc 12h30, nên ăn trưa xong phải đi ngay kẻo trễ. Tôi đinh ninh, chắc ông này đùa!? Không phải, sự thật đúng như cậu ta nói. Hỏi ra mới biết, đội “tây ba lô” đã chủ động đặt sân nên đối thủ phải đá theo giờ của họ.

Nhìn xa xa, tôi giật mình khi thấy Achilefu, Amaobi… xuất hiện. Gần lại mới biết, đấy chỉ là những chiếc áo mà đội bạn xin được từ những đồng hương châu Phi. Đội “tây ba lô” mà tôi đang kể, chính là African Team Vietnam (Những người châu Phi tại Việt Nam). Thực ra, người ta từng bắt gặp đội bóng này sinh hoạt bên những bãi đất trống đang chờ xây dựng tại quận 7 hay Bình Chánh. Do sân bị phá dỡ, họ phải di chuyển đến sân Phú Thọ và được bố trí tập vào các buổi trưa. Còn tại sao tập buổi trưa, như tiết lộ của Ban quản lý sân Phú Thọ, giờ đó giá thuê sân rất rẻ bởi chẳng ai đá bóng lúc quá Ngọ cả.

Adeyemi Michel trả lời phỏng vấn

Dò hỏi mãi cũng biết, “ông bầu” của đội bóng là Michel, cựu tiền đạo của các CLB Đá Mỹ Nghệ, Ngân hàng Đông Á, Thanh Hóa, An Giang. Thời điểm đó, Michel quản lý và nắm luôn sa bàn. Sau này, cựu tiền đạo người Mexico từng khoác áo Viettel - Francois Endene mới lên thay thế.  Michel dần lùi về sau. Anh sắm vai tiền đạo hoặc thủ môn khi đội cần, nhưng African Team vẫn dưới bóng “đại bàng” Michel. Cả nguồn sống của đội bóng gần như phụ thuộc vào cựu tiền đạo này.

“Ông trùm” Michel
Cùng Francois Endene, African Team được huấn luyện rất bài bản. Có những buổi tập, quân số của đội bóng lên tới 40-50 người. Trong số ấy, có không ít cầu thủ đang chơi bóng tại V.League như Nguyễn Hằng Tcheuko Minh, Joshep… African Team ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm và họ đón nhận cả những người châu Á, châu Âu đến tập luyện.

Những người đứng đầu đội bóng từng có tham vọng biến African Team thành một trung tâm môi giới cầu thủ. Đã có những thương vụ thành công, nhưng bóng đá Việt Nam ngày càng đổi thay. Cho nên, câu chuyện cổ tích về anh chàng vắt sữa bò ở Phi châu đến Việt Nam chơi bóng dần biến mất. Dù vậy, “ông trùm” Michel không nản chí. Sân chơi dành cho cầu thủ đến từ lục địa đen vẫn được duy trì. Đến đây, hẳn nhiều người sẽ đặt  câu hỏi: Vậy tiền đâu để African Team Vietnam tồn tại?

Người trong cuộc tiết lộ rằng, nhờ mối quan hệ rất tốt của Michel với những doanh nhân châu Phi làm ăn ở Việt Nam, nên African Team luôn có một “khoản” kha khá để hoạt động. Thời còn ngang dọc sân cỏ, rồi trở thành nhà môi giới, Michel rất thân thiết với những cầu thủ châu Phi đang chơi bóng tại Việt Nam, như Hoàng Vũ Samson, Oseni… Với khoản lương cao ngất ngưởng, thi thoảng những “ngôi sao đen” này vẫn hỗ trợ ít tiền cà phê cho các đồng hương của mình. Nguồn kinh phí cuối cùng giúp African Team hoạt động là từ các phi vụ chuyển nhượng chính cầu thủ đội bóng.

Adeyemi Michel chụp cùng con gái

Lấy ví dụ, sau 4 năm rơi vào cảnh thất nghiệp, đầu mùa giải 2019, cựu tiền đạo của CLB Long An, Diabate Souleymane bất ngờ được Mohammedan Dhaka (Bangladesh) tuyển mộ. Đi cùng Diabate là một đồng nghiệp từng sát cánh cùng anh tại các giải phong trào ở TP.HCM. Đặc biệt hơn nữa, HLV trưởng của Mohammedan Dhaka là McAloon, vốn là nhân vật từng cầm sa bàn cho African Team. Michel nói rằng, mọi thứ ở African Team đang rất ổn. Điều quan trọng là ở đây ai cũng có cơ hội chơi bóng và tìm niềm vui khi phải xa quê hương.

Michel chơi bóng chuyên nghiệp ở Việt Nam chỉ được vài ba mùa giải. Nhiều đồng nghiệp của Michel kể rằng, anh thi đấu khá nổi bật trong số những ngoại binh lúc bấy giờ. Nhưng sự nghiệp quần đùi áo số của Michel phải dừng lại sau những chấn thương. Quãng thời gian treo giày, anh đã kịp ghi “bàn thắng cuộc đời” khi cưới vợ người Việt và chào đón một cô công chúa lém lỉnh.

Những người đồng hương Phi châu vẫn gọi Michel là “boss” (ông chủ). Cái nickname ấy ít nhiều cho thấy, Michel được trân trọng như thế nào, dù bây giờ anh chỉ là thầy giáo dạy bóng đá.

VÀI NÉT VỀ ADEYEMI MICHEL
Sinh năm 1982, tại Nigeria
Cao 1m86, nặng 80kg
Vị trí: Tiền đạo
Các CLB đã qua:
2005: Đá Mỹ Nghệ, Ngân hàng Đông Á
2006: Thanh Hóa
2007: An Giang

“Michel có khác gì người Việt Nam đâu”
“Tôi có dịp làm việc với Michel trong mấy năm gần đây. Anh ấy là người rất chỉn chu trong cả công việc và xã giao. Michel nói tiếng Việt khá tốt và hiểu rõ văn hóa Việt Nam. Anh ấy có mối quan hệ rất tốt với các cộng sự người Việt. Chúng tôi vẫn nói với nhau, Michel chẳng khác gì một người Việt. Thực tế, anh ấy cũng lấy vợ Việt và sinh sống tại TP.HCM đã 15 năm”, ông Phạm Văn Trung - Giám đốc công ty thể thao Thiên Long (TP.HCM) nói về người quản lý của African Team Vietnam.

XEM THÊM

V.League tiếp tục hoãn, chờ thông báo mới

AFF vẫn giữ nguyên lịch AFF Cup, lùi giải CLB Đông Nam Á

AFC khuyên cộng đồng bóng đá 'nên làm việc ở nhà'

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15
  • Lối đi nào cho V.League? Lối đi nào cho V.League?

    Tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến bóng đá Việt Nam đứng trước những lựa chọn rất khó làm hài lòng tất cả. V.League đá hay không đá; hoãn và hoãn đến bao giờ đang là đề tài gây tranh cãi trong làng bóng đá. Những khác biệt về quan điểm là điều hết sức bình thường nhưng nó lại khiến cho V.League đang đứng trước lựa chọn vô cùng khó khăn.

  • Cần một giải pháp thấu đáo cho các giải bóng đá Việt Nam Cần một giải pháp thấu đáo cho các giải bóng đá Việt Nam

    Việc V.League diễn ra 2 vòng đấu rồi tạm hoãn, trong lúc giải hạng Nhất và Cúp QG chưa biết khi nào mở màn đang là một bài toán cực khó cho những nhà tổ chức và các CLB tham dự.

  • V.League sẽ trở lại khi Nhà nước cho phép V.League sẽ trở lại khi Nhà nước cho phép

    V.League 2020 chỉ trở lại khi được sự cho phép của Chính phủ, Nhà nước Việt Nam.

  • Phản ứng của người trong cuộc nếu tổ chức V.League ở một khu vực Phản ứng của người trong cuộc nếu tổ chức V.League ở một khu vực

    Mới đây đã có ý kiến đề xuất nên tổ chức các giải đấu ở một khu vực, theo đó V.League sẽ diễn ra ở phía Bắc và điều này đã gây nên những phản ứng từ chính các CLB.

  • VPF tổ chức hội nghị hiến kế giải cứu V.League VPF tổ chức hội nghị hiến kế giải cứu V.League

    Ngày 31/3 tới, VPF sẽ tổ chức cuộc họp nhằm tìm ra giải pháp cho V.League trong bối cảnh hiện tại. Thành phần cuộc họp gồm: Đại diện Lãnh đạo LĐBĐVN, VPF, Ban điều hành giải, Đại diện Lãnh đạo CLB. 

  • Giải cứu V.League Giải cứu V.League

    Khi còn sống, pho sử về bóng đá Việt Nam, ông Ngô Xuân Quýnh hay kể về cuộc giải cứu Thể Công khi đất nước có chiến tranh.

  • V.League chứng kiến chênh lệch tuổi tác lớn hiếm thấy V.League chứng kiến chênh lệch tuổi tác lớn hiếm thấy

    Ở tuổi 36, Đinh Xuân Việt (DNH Nam Định) là cầu thủ cao tuổi nhất được đăng ký thi đấu ở giai đoạn 1 V.League 2020. Nguyễn Phi Hoàng (16 tuổi, SHB Đà Nẵng) là cầu thủ ít tuổi nhất hiện diện trong danh sách lượt đi của giải đấu. Mùa bóng năm nay chứng kiến độ chênh tuổi tác lớn hiếm thấy trong lịch sử.

  • Nguyễn Trung Đại Dương: 12 năm và hơn thế nữa... Nguyễn Trung Đại Dương: 12 năm và hơn thế nữa...

    Nguyễn Trung Đại Dương hay tên thật là Suleiman Abdullahi đã chơi bóng ở dải đất hình chữ S hơn một thập niên. Tiền đạo nhập tịch gốc Nigeria giờ trở thành chàng rể Việt Nam, sành sỏi mọi thứ từ cuộc sống đến văn hóa bóng đá, thậm chí biết cả tiếng lóng…

  • SHB Đà Nẵng và Thanh Hóa hoán đổi ngoại binh: Thay nhưng liệu có hy vọng đổi? SHB Đà Nẵng và Thanh Hóa hoán đổi ngoại binh: Thay nhưng liệu có hy vọng đổi?

    Không còn lựa chọn nào khác, SHB.ĐN đã lấy Tanda, cầu thủ vừa bị Thanh Hóa thải loại. Ở chiều ngược lại, đội bóng xứ Thanh “chộp” lấy Nsiah, cầu thủ cũng vừa bị đội bóng bên bờ sông Hàn thanh lý hợp đồng.

  • VPF khoanh vùng 7 sân tổ chức V.League theo diện chưa từng có VPF khoanh vùng 7 sân tổ chức V.League theo diện chưa từng có

    Để đối phó với dịch Covid-19, V.League 2020 được lên phương án tổ chức theo diện tập trung ở 7 sân vận động. Đây là điều chưa từng có trong lịch sử giải đấu. 

  • CLB TP.HCM xả trại dài hạn khiến giới chuyên môn âu lo CLB TP.HCM xả trại dài hạn khiến giới chuyên môn âu lo

    Lẽ ra, thầy trò HLV Chung Hae Soung đã hội quân trở lại từ ngày 22/3, nhưng do V.League vẫn chưa xác định được thời điểm tái khởi tranh, nên lãnh đạo CLB TP.HCM quyết định cho đội bóng này nghỉ thêm 1 tuần nữa.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x