V.League & hội chứng phụ thuộc ngoại binh

Hiến Lê
00:25 ngày 13-04-2016
Câu chuyện ngoại binh lấn lướt các chân sút nội là chuyện không còn mới tại V.League. Nhưng đã đến lúc, người ta cần phải nghiêm túc nhìn lại vấn đề này.
V.League & hội chứng phụ thuộc ngoại binh

ĐỎ MẮT TÌM CHÂN SÚT NỘI...

7 trận đấu của vòng 5 V.League đều đã diễn ra trong ngày Chủ nhật (10/4) với những thống kê không tưởng: 16/20 bàn thắng được ghi bởi ngoại binh, đội hình tiêu biểu thì có 7 "ông Tây" cùng với đó là 2 cầu thủ nhập tịch (Lê Văn Phú, Hoàng Vissai), riêng hàng công thì cả 3 cái tên đều là tiền đạo ngoại. Một vòng đấu mà những cầu thủ ngoại đã đặt dấu ấn quá rõ nét, đặc biệt là ở vị trí tiền đạo.

Ở SHB Đà Nẵng, cầu thủ nào có thể kiến tạo cho Merlo ghi bàn thì người đó đá chính. Còn tại Hải Phòng, HLV Trương Việt Hoàng sẵn lòng bố trí một hàng thủ 8 người ở sân nhà và phó mặc hoàn toàn khả năng tấn công cho bộ đôi Fagan - Stevens ở tuyến trên. Đây là điều đã được thể hiện rất rõ trong trận gặp HA.GL ở vòng đấu trước.

Việc các đội bóng quá ưu tiên vị trí tiền đạo và lối chơi bóng dài đậm chất thể lực khiến cho các chân sút nội không còn nhiều đất diễn. Từ vị trí sở trường là tiền đạo mũi nhọn, những Đình Tùng, Văn Thắng hay thậm chí là cả Công Vinh đều đang phải chấp nhận dạt cánh để tìm vị trí trong đội hình chính thức. 

Công Vinh dù là chân sút số 1 lịch sử Việt Nam nhưng vẫn phải chấp nhận dạt cánh ở CLB - Ảnh: Minh Tuấn
Công Vinh dù là chân sút số 1 lịch sử Việt Nam nhưng vẫn phải chấp nhận dạt cánh ở CLB - Ảnh: Minh Tuấn

Trong thế hệ các chân sút U23 hiện tại, Thanh Bình (FLC Thanh Hóa) cũng thường xuyên dự bị hoặc đá tiền vệ phải, còn Hồng Quân (Than.QN) đang lùi về đá như một... tiền vệ trung tâm. Chỉ có duy nhất Văn Toàn (HA.GL) luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho một trong hai vị trí tiền đạo hoặc hộ công ở đội bóng phố Núi. 

Một cái tên hiếm hoi khác cũng tìm được chỗ đứng ở vị trí tiền đạo là Nguyễn Anh Đức. Đội trưởng của B.Bình Dương sở hữu một chuỗi kỹ năng toàn diện, cộng thêm thể hình cực tốt (cao 1m80, nặng 78kg) và đặc biệt là tiếng nói trong phòng thay đồ. Suốt những năm qua, dù rất nhiều chân sút đã đến và đi nhưng chỉ mình Anh Đức vẫn giữ được vị trí số 1 trên hàng công nhà ĐKVĐ V.League.

Vấn đề ở chỗ những trường hợp của Văn Toàn hay Anh Đức là quá hiếm hoi.

HẬU QUẢ NHÃN TIỀN

Điều này dẫn đến hệ quả là các lứa ĐT Việt Nam không có những chân sút thực sự xuất sắc. Còn nhớ, trong đợt tập trung đầu tiên cùng đội tuyển, HLV Hữu Thắng đã than trời rằng ông không có nổi trong tay một chân sút đúng nghĩa khi Công Vinh, Anh Đức chưa thể lên góp mặt. Thử nghiệm mang tên Hoàng Thiên đã không cho ra đáp án ưng ý, vì bản thân cựu cầu thủ HA.GL không phải một trung phong.

Kể từ AFF Cup 2008 với bàn thắng để đời của Lê Công Vinh, hàng công chưa bao giờ là tuyến mạnh nhất của các ĐT Việt Nam. Chúng ta có thể sở hữu những tiền vệ tài hoa, những trung vệ dũng mãnh hay những người nhện trong khung gỗ nhưng ngần ấy năm, chúng ta lại không tìm ra được một chân sút mới nào thực sự xuất sắc, trong khi Công Vinh hay Anh Đức đều đã có dấu hiệu tuổi tác.

Đó là còn chưa kể, các đội bóng tại Việt Nam giờ đang quá thiếu sự đột phá trong chiến thuật. 10 đội thì có đến 8 đội dùng sơ đồ 4-4-2 (hoặc các biến thể) với 2 trung phong là ngoại binh (1 nếu ngoại binh còn lại đá hậu vệ). Lối chơi cũng rất đơn giản: cướp được bóng thì phất dài cho ngoại binh dùng tốc độ, sức mạnh "tự xử". Tổ chức tấn công thì cứ mở biên, rồi biên lật vào cho tiền đạo đánh đầu. 

Anh Đức là tiền đạo hiếm hoi có thể cạnh tranh sòng phẳng với các chân sút ngoại tại V.League - Ảnh: Đức Cường
Anh Đức là tiền đạo hiếm hoi có thể cạnh tranh sòng phẳng với các chân sút ngoại tại V.League - Ảnh: Đức Cường

Một cách hết sức rõ ràng, chiến thuật này không phù hợp với bất cứ lứa đội tuyển Việt Nam nào. Các cầu thủ tấn công của chúng ta không đủ thể hình hay khả năng bật nhảy để chơi bóng bổng. Còn về lối chơi phòng ngự số đông rồi phất dài, dù cầu thủ Việt nổi tiếng nhanh nhẹn nhưng không phải lúc nào lối chơi này cũng phát huy hiệu quả. 

Sự xung khắc lối chơi giữa cấp CLB và cấp đội tuyển là một vấn đề rất lớn. Mỗi lần lên tập trung đội tuyển, các cầu thủ lại phải làm quen với lối chơi mới. Trong khi mỗi đợt tập trung lại diễn ra trong thời gian không dài (2-3 tuần) nên các cầu thủ không thể thực hiện nhuần nhuyễn lối chơi do BHL đề ra. Thành tích đội tuyển sẽ vì thế mà không được như ý.

Kể từ khi bóng đá Việt mở cửa cho các cầu thủ ngoại, vấn đề "cậy Tây" chưa bao giờ thôi nhức nhối. Đến bao giờ, các đội bóng mới thôi ăn xổi để nghĩ cho cả một nền bóng đá?
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
35
+57
80
2
34
+50
79
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
33
+15
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-8
48
11
35
-7
46
12
34
-5
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x