Mẹo làm mát smartphone trong những ngày nắng nóng trên 40 độ

Xuân Hoàng Xuân Hoàng
15:04 ngày 03-06-2017
Mùa hè nắng nóng được xem là kẻ thù số 1 của những chiếc smartphone, vậy làm thế nào để giữ nhiệt độ của máy luôn ở ngưỡng cho phép, hãy tham khảo ngay một vài mẹo nhỏ dưới đây.
Mẹo làm mát smartphone trong những ngày nắng nóng trên 40 độ
Theo các chuyên gia, nhiệt độ cao là kẻ thù tồi tệ nhất với các thiết bị điện tử trong đó có điện thoại thông minh (smartphone).

Khi nhiệt độ của máy tăng lên quá cao, nó sẽ phá hủy các linh kiện bên trong, khiến cho máy móc bị “đóng băng” hoặc tệ hơn là hỏng hoàn toàn, tệ hơn nữa là thiết bị phát nổ do pin quá nóng.

Nhất là khi cả khu vực miền Bắc và bắc miền Trung đang trong những ngày đỉnh điểm của nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời có thể lên tới 50 độ C, do đó mọi người nên chú ý bảo vệ sức khỏe và bảo vệ chiếc điện thoại thân yêu của mình.

Mới đây, trang mạng Lifewire đã đưa ra một vài lời khuyên cho người dung bảo vệ smartphone trong những ngày nắng nóng.

1. Thường xuyên theo dõi nhiệt độ của thiết bị


Smartphone nóng lên sau khi sử dụng một thời gian là điều khá bình thường nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó.

Nếu bạn cảm thấy chiếc điện thoại quá nóng và bắt đầu có dấu hiệu về hiệu suất, hãy dùng một công cụ theo dõi nhiệt độ miễn phí để xem nó có đang gặp nguy hiểm hay không.

Thậm chí, nhiều máy tự động tắt nếu nhiệt độ quá cao. Apple gợi ý nhiệt độ lý tưởng để iPhone hoạt động hoàn hảo là từ 16 độ C đến 22 độ C, nhiệt độ trên 35 độ C có thể phá hủy pin vĩnh viễn.

Vì vậy người dùng nên cài một số công cụ đo nhiệt độ trên các kho ứng dụng như CH Play hoặc App Store để kiểm soát nó.

2. Không nên để smartphone tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời


Nếu dùng điện thoại, máy tính ngoài trời, dưới ánh nắng trực tiếp hay để chúng lại trong xe hơi, chỉ cần chạm vào chúng bạn cũng thấy bỏng tay.

Mọi chuyện còn tệ hơn nếu bạn dùng nó để chơi nhạc, gọi điện hay sạc. Hãy bảo đảm đã tắt điện thoại trong những khu vực nóng bỏng và chỉ dùng chúng trong bóng râm.

Một lựa chọn khác là che nó bằng áo hay ngồi dưới bóng cây. Nếu đang ngồi trong xe hơi, hãy cố chỉnh điều hòa đúng hướng.

3. Đợi thiết bị nguội mới sử dụng lại

Khi chuyển từ một khu vực nóng sang nơi mát mẻ hơn, bạn nên đợi cho đến khi laptop hay smartphone nguội đi đôi chút (trở về nhiệt độ phòng) trước khi bật máy.

Hoặc khi thiết bị đang sử dụng mà cảm thấy quá nóng nên tạm thời tắt máy, để máy giảm nhiệt độ rồi mới sử dụng lại.

Nếu máy nóng mà bạn cứ tiếp tục sử dụng nguy cơ pin phát nổ là rất cao, nhất là những thiết bị sử dụng pin không đúng tiêu chuẩn (hàng nhái – kém chất lượng).

4. Tắt các ứng dụng tốn pin nhất


Hãy tắt các ứng dụng, tính năng tốn pin nhất. Các tính năng như GPS, 3G/4G, hay màn hình ở mức sáng nhất không chỉ khiến cho thiết bị nhanh hết pin hơn mà còn làm pin nóng hơn.

Bạn có thể dùng thiết bị ở chế độ tiết kiệm năng lượng để tự động giảm nhiệt cho pin.

Các smartphone có thêm chế độ máy bay, ngay lập tức chặn mọi kết nối như Wi-Fi, GPS, sóng di động. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được pin và giữ cho nhiệt độ ổn định.

5. Tắt khi không sử dụng


Khi thời tiết thực sự nóng như những ngày này, có lẽ điều tốt nhất có thể làm là tắt máy, tiết kiệm điện cho những khi nào thực sự cần.

Vài thiết bị tự động tắt nguồn khi quá nóng, vì thế nó cũng đồng nghĩa rằng tắt mọi thứ là một trong những cách tốt nhất để làm mát điện thoại hay laptop.

15 phút sau khi chuyển đến nơi mát mẻ hơn, bạn có thể bật nó trở lại và sử dụng bình thường.
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x