ĐT Việt Nam phấn đấu vào top 8 châu Á vào năm 2025, quyết tâm phát triển thương hiệu

Trí Công Trí Công
12:21 ngày 17-06-2022
Một trong những yếu tố quan trọng để phát triển thương hiệu ĐT Việt Nam chính là thành tích. Theo đó, tầm nhìn và mục tiêu dành cho đội tuyển là cố gắng vào top 8 châu Á sau 3 năm tới.

Sáng ngày 17/6, tại Trụ sở VFF, Tổng cục Thể dục Thể thao đã chủ trì Hội thảo khoa học “Nghiên cứu xây dựng hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn thương hiệu cho các Đội tuyển Bóng đá nam Việt Nam và cá nhân các cầu thủ”. Trọng tâm xoay quanh việc phát triển thương hiệu cho ĐT Việt Nam được các chuyên gia, nhà nghiên cứu thảo luận, phân tích và đóng góp ý kiến.

Đến dự buổi Hội thảo, về phía Tổng cục Thể dục Thể thao có PGS.TS Đặng Hà Việt - Tổng cục trưởng; PGS. TS Nguyễn Danh Hoàng Việt - Phó Tổng cục trưởng. Về phía khách mời, đến dự có các ông: Vương Bích Thắng - Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT; Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Vụ trưởng Vụ Xã hội Ban Kinh tế Trung ương; Trần Văn Mạnh - Tổng thư ký Ủy ban Olympic Việt Nam; Trần Duy Ly - Chủ tịch Hội Khoa học TDTT lịch sử Việt Nam; Phạm Ngọc Viễn - Trưởng Ban Cấp phép VFF; Nguyễn Minh Ngọc - Phó Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc VPF; các ủy viên BCH VFF; ông Lê Hoài Anh - Tổng thư ký VFF và các Phó Tổng thư ký VFF; các Trưởng phòng, ban chức năng VFF và các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý của trong và ngoài ngành, các doanh nghiệp đơn vị truyền thông. Về phía Tạp chí Bóng đá, Phó Tổng biên tập Nguyễn Hà Thanh đến dự.

Hội thảo về thương hiệu ĐT Việt Nam được tổ chức vào sáng nay - Ảnh: VFF

PGS.TS Đặng Hà Việt - Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT phát biểu khai mạc - Ảnh: Phan Tùng

Các chuyên gia, nhà quản lý, nhà nghiên cứu đến dự - Ảnh: Phan Tùng

Phó Tổng biên tập Tạp chí Bóng đá - Nguyễn Hà Thanh (phìa phải) tới tham gia hội nghị - Ảnh: Phan Tùng

Phát biểu định hướng và khai mạc hội thảo, PGS.TS Đặng Hà Việt - Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT nhấn mạnh: “Ngoài thắng lợi trên mặt trận chuyên môn, SEA Games 31 còn tạo ra kỳ tích trên mặt trận truyền thông. Tổng số lượt view của 2 hashtag chính của SEA Games trên Tiktok là 18,5 tỷ lượt view. Đây là kỷ lục của Tiktok, khi trước đó chỉ có 2 sự kiện thể thao gần đạt tới mức độ này là Olympic Tokyo 2020 và EURO 2020. Môn bóng đá được theo dõi nhiều nhất với 3,2 tỷ view trên Tiktok. Từ đó, chúng ta thấy được rằng bóng đá nói riêng và thể thao nói chung tại Việt Nam đã và đang có giá trị thương hiệu được người hâm mộ ủng hộ. Vì vậy, tại Hội thảo hôm nay, chúng tôi mong muốn nhận được ý kiến đóng góp, thảo luận đưa ra ý kiến và tập hợp thành giải pháp để giúp thể thao Việt Nam triển khai, phát triển hơn nữa thương hiệu cá nhân cho đến cấp độ đội tuyển”.

Trong báo cáo tóm tắt một số kết quả nghiên cứu Đề tài khoa học cấp Bộ về “Xây dựng thương hiệu đội tuyển Bóng đá nam quốc gia Việt Nam”, Thạc sỹ Bùi Việt Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có để cập yếu tố chính và quan trọng nhất tạo nên thương hiệu của đội tuyển chính là thành tích thi đấu. Thứ hai là cầu thủ, huấn luyện viên. Thứ ba là truyền thông. Bà Bùi Việt Hà phân tích, công tác xây dựng thương hiệu ĐT Việt Nam mới chỉ đặt ra mục tiêu doanh thu cho việc khai thác tài trợ, quảng cáo mà chưa có mục tiêu tổng thể xây dựng và khai thác thương hiệu. Ngoài ra, ĐT Việt Nam hiện chưa có bộ nhận diện thương hiệu hoàn thiện; ngoài áo đấu của ĐTQG thì hầu như người hâm mộ không thấy những biểu trưng riêng của đội như logo, slogan, bộ hình ảnh truyền thông chính thức. Bên cạnh đó, một vấn đề nữa là các hình thức thương mại như vật phẩm, quảng cáo, hợp tác thương hiệu hay các quyền truyền thông khác ngoài bản quyền truyền hình chưa được khai thác sâu rộng.

Thạc sỹ Bùi Việt Hà - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ để cập yếu tố chính và quan trọng nhất tạo nên thương hiệu của đội tuyển chính là thành tích thi đấu - Ảnh: Phan Tùng

Trước thực trạng xây dựng thương hiệu đội tuyển Việt Nam thời gian qua và định hướng xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu trong thời gian tới, Phó Tổng thư ký Nguyễn Minh Châu của VFF báo cáo trước Hội nghị: “Năm 2017 đánh dấu những thành công của bóng đá Việt Nam trên trường quốc tế, sau quá trình đầu tư dài hạn và chú trọng bóng đá trẻ. Những kết quả to lớn cấp khu vực và châu lục đánh đấu thời điểm khởi sắc của bóng đá Việt Nam. Điều đó đặt ra bài toán cần phải có sự đầu tư chiến lược và dài hạn để phát triển hội nhập bóng đá thế giới hướng tới World Cup 2026”.

Phó Tổng thư ký Nguyễn Minh Châu của VFF báo cáo trước Hội nghị - Ảnh: Phan Tùng

Cụ thể về mục tiêu và tầm nhìn, từ năm 2023 đến 2025, ĐT Việt Nam phấn đấu vào top 8 châu Á cũng như góp mặt tại vòng loại cuối cùng World Cup 2026. Năm 2026 và 2030, Việt Nam phấn đấu dự VCK World Cup cũng như vào top 7 châu Á. ĐT nữ Việt Nam hướng tới top 4 châu Á. Trong giai đoạn từ 2027 đến 2031, ĐT nữ sẽ có kế hoạch để làm chủ nhà VCK World Cup.

Song song với mục tiêu, tầm nhìn chiến lược của 2 ĐT nam và nữ Việt Nam, ông Nguyễn Minh Châu cũng đã đề cập đến quản lý thương hiệu, marketing, nguồn thu, quản lý tài trợ, khai thác truyền thông,… Trên cơ sở này, ông Nguyễn Minh Châu cho rằng trong thời gian tới, ngoài chuyên môn, các ĐT Việt Nam sẽ được chú trọng trong việc hoàn thiện khẩu hiệu (slogan) có bản sắc; có bài hát riêng để định vị; linh vật cho ĐT Việt Nam cũng như lan tỏa biểu tượng rồng ngậm ngọc rộng rãi hơn đến công chúng.

Thành tích trên trường quốc tế càng tốt, thương hiệu ĐT Việt Nam càng phát triển mạnh - Ảnh: Nhật ANh

Bổ sung thêm vào việc xây dựng giá trị thương hiệu cho ĐT Việt Nam, Thạc sỹ Trần Thị Thùy Chi - Tổng giám đốc Vietcontent nói: “ĐT Việt Nam cần xây dựng hệ thống website, fanpages và tài khoản mạng xã hội cũng như các ứng dụng OTT để mở rộng lượng người theo dõi. Số lượng người theo dõi càng lớn thì tỷ lệ thuận với giá trị thương mại của đội tuyển trên mạng xã hội càng cao, khả năng tìm kiếm và thu hút các nhà tài trợ càng lớn. Cầu thủ, HLV và các thành viên khác của đội bóng cũng là một kênh truyền thông rất hiệu quả cho ĐTQG. Vì vậy, cần thỏa thuận với các cầu thủ và CLB cách thức sử dụng và hợp tác trên các tài khoản mạng xã hội của các thành viên đội tuyển quốc gia sao cho các bên cùng có lợi.

Bên cạnh việc xây dựng và phát triển các kênh truyền thông của mình, VFF cần tìm kiếm và ký kết những đối tác truyền thông chiến lược để tận dụng ưu thế và kinh nghiệm của các đối tác truyền thông bên ngoài”.

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
32
+44
73
2
32
+49
71
3
32
+41
71
4
33
+19
63
5
32
+16
60
6
32
+17
50
7
32
-1
50
8
33
-6
48
9
31
+9
47
10
32
+2
44
11
32
-5
43
12
33
-2
42
13
32
-10
42
14
33
-11
32
15
32
-18
31
16
33
-16
26
17
33
-24
25
18
32
-16
23
19
33
-35
20
20
32
-53
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x