Bắt tàu điện ngầm đi xuống quận 13, điều đầu tiên chúng tôi cảm nhận được là nơi này đích thực dành cho người châu Á, nhưng phần đông có lẽ là người Trung Quốc. Khá nhiều cửa tiệm đăng biển tiếng Trung còn số lượng biển hiệu tiếng Việt chỉ đếm trên đầu ngón tay.
![](https://cdn.bongdaplus.vn/Assets/Media/2016/06/08/62/quan-13-8.jpg)
Có khá nhiều cửa hiệu của người Trung Quốc...
![](https://cdn.bongdaplus.vn/Assets/Media/2016/06/08/62/quan-13-5-2.jpg)
Từ mì kiểu Trung...
![](https://cdn.bongdaplus.vn/Assets/Media/2016/06/08/62/quan-13-2.jpg)
... cho đến truyền thông kiểu Tàu
![](https://cdn.bongdaplus.vn/Assets/Media/2016/06/08/62/quan-13-4.jpg)
Phóng viên Hồ Phương bên cạnh một trong rất ít những cửa hàng Việt Nam ở quận 13
Sau khi dò hỏi khá nhiều người mà chúng tôi lầm tưởng là người Việt, rốt cuộc nhóm PV Báo Bóng đá cũng gặp được một người biết nói tiếng Việt nhưng lại là gốc Miên (Campuchia). Người đàn ông này có nói tên nhưng thực sự rất khó nhớ và anh tỏ ra rất nhiệt tình khi chỉ đường cho chúng tôi đến khu vực có đông người Việt sinh sống.
![](https://cdn.bongdaplus.vn/Assets/Media/2016/06/08/62/quan-13-16.jpg)
Cửa hàng Việt Nam của ông chủ người... Miên (Campuchia)
Có điều, chẳng hiểu anh có hiểu lầm ý của chúng tôi hay không mà càng đi chúng tôi càng thấy nhiều ngôi nhà, nhà thờ, tiệm ăn của người Trung Quốc, trong khi đồng hương Việt Nam của mình lại chẳng thấy đâu. Nhưng trong cái rủi có cái may, chính sự nhầm lẫn này đã mở ra cho chúng tôi những mối quan hệ mới giúp ích cho việc tác nghiệp sắp tới.
PV BongdaPlus sẽ tiếp tục câu chuyện của mình ở những tin tiếp theo và dưới đây là vài hình ảnh về quận 13 ở Paris:
![](https://cdn.bongdaplus.vn/Assets/Media/2016/06/08/62/quan-13-1.jpg)
![](https://cdn.bongdaplus.vn/Assets/Media/2016/06/08/62/quan-13-3.jpg)
![](https://cdn.bongdaplus.vn/Assets/Media/2016/06/08/62/quan-13-10.jpg)
![](https://cdn.bongdaplus.vn/Assets/Media/2016/06/08/62/quan-13-7.jpg)
![](https://cdn.bongdaplus.vn/Assets/Media/2016/06/08/62/quan-13-9.jpg)