Kỳ án thủ môn ĐT nữ Iran là đàn ông: Tranh cãi không có hồi kết

Thanh Thuỷ
14:32 ngày 20-11-2021
Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Jordan, Hoàng tử Ali bin al-Hussein, đã kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về giới tính của Zohreh Koudaei sau khi thủ môn này đẩy liền 2 quả phạt đền giúp tuyển nữ Iran giành vé dự Asian Cup. Đây không phải lần đầu tiên bóng đá nữ Iran bị nghi ngờ sử dụng đàn ông trong đội hình.
Kỳ án thủ môn ĐT Iran là đàn ông: Cuộc tranh cãi không có hồi kết

Chuyện khó tin nhưng có thật

Hoàng tử Ali bin al-Hussein có lý do để bức xúc, bởi lẽ Zohreh Koudaei đã đẩy được 2 quả phạt đền rất khó từ các nữ cầu thủ Jordan. Thông thường, các thủ môn nữ có rất ít cơ hội cản phá các quả đá 11m khi đối thủ đá chính xác và đủ lực, nhưng Koudaei lại khiến việc này trở nên “dễ như ăn kẹo”.

Phong độ xuất thần của Koudaei giúp nữ Iran đánh bại nữ Jordan với tỷ số 4-2, qua đó đoạt vé tham dự giải vô địch nữ châu Á (Women's Asian Cup) lần đầu tiên trong lịch sử. 

Trận đấu diễn ra từ tháng 9, nhưng bất ngờ trở nên lùm xùm trong những ngày gần đây vì Ali bin al-Hussein quyết “làm cho ra nhẽ”. Ông đã đánh công văn gửi lên AFC yêu cầu điều tra giới tính thật của Koudaei. 

Trong đó, ông nêu rõ: “Chúng tôi xác nhận điều 47 trong Quy chế thi đấu của AFC Women's Asian Cup là hợp lệ và hiểu rằng xác minh giới tính không phải việc bắt buộc với các cầu thủ tham dự giải. Tuy nhiên, trong Quy chế cũng cho biết các Liên đoàn có quyền yêu cầu AFC điều tra và đưa ra các biện pháp thích hợp nếu nghi ngờ về tư cách của một cầu thủ dự giải”.

Koudaei đương nhiên không ngồi yên. Thủ môn tuyển nữ Iran đã đáp trả Ali bin al-Hussein gay gắt và tuyên bố kiện LĐBĐ Jordan xúc phạm, sỉ nhục cô.
Chia sẻ trên tờ Hurriyet của Thổ Nhĩ Kỳ, Koudaei nói: “Tôi là phụ nữ. Đây là hành động bắt nạt từ phía Jordan. Tôi sẽ kiện LĐBĐ Jordan và làm tới cùng việc này”.

Thủ môn Koudaei bị nghi ngờ khi đẩy 2 quả penalty quá dễ

Trong bối cảnh đó, AFC khiến giới mộ điệu như đi vào sương mù khi nhấn mạnh họ không bình luận về sự việc này. Một phát ngôn của AFC cho biết: “AFC không bình luận về các cuộc điều tra và các thủ tục tố  tụng đang diễn ra, cho dù là thực tế hay tiềm năng”.

Bóng ma từ quá khứ

Đây không phải lần đầu tiên bóng đá nữ Iran vướng vào bê bối tình nghi sử dụng cầu thủ nam. Cách đây 5 năm, tuyển nữ Iran thậm chí bị tố sử dụng 8 cầu thủ là đàn ông đang… đợi chuyển giới.

Khi đó, LĐBĐ Iran đã bị gán mác “phi đạo đức”. Một quan chức có tiếng của bóng đá Iran, Mojtabi Sharifi chính là người phanh phui vụ việc. Ở thời điểm đó, Sharifi khiến cả thế giới choáng váng với tuyên bố: “8 cầu thủ khoác áo tuyển nữ Iran là nam giới. Họ đã thi đấu cho tuyển nữ Iran khi chưa hoàn thành việc chuyển giới”.

Sharifi từ chối tiết lộ danh tính 8 cầu thủ nói trên và cho đến trước thời điểm Koudaei gây sốt, vụ việc này dường nhữ đã chìm vào quên lãng.

Một số cáo buộc khác cho rằng các cầu thủ nam chơi ở giải VĐQG Iran sẽ giải nghệ và sau vài năm, tái xuất để chơi… bóng đá nữ. Thế nhưng, các cáo buộc này cũng nhanh chóng bị dập tắt vì không có bằng chứng. 

Đội tuyển nữ Iran mặc khăn trùm đầu hijab, áo dài tay và quần thể thao trong các trận đấu. Vì vậy, rất khó để phân biệt một số cầu thủ thực sự là phụ nữ hay đàn ông nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài. 

Bất chấp các quy định nghiêm ngặt của Iran về đạo đức tình dục theo luật Sharia, các hoạt động chuyển đổi giới tính là hợp pháp ở nước này. Tuy nhiên, việc chuyển giới ở Iran trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và một người sẽ mất khoảng 2 năm để hoàn thành việc này.

Chính vì thế, các cuộc tranh cãi về giới tính thật của các cầu thủ nữ Iran dường như sẽ không có hồi kết. 

Cầu thủ chuyển giới nữ đã tiến ra Olympic
Quinn, tuyển thủ nữ Canada đã đi vào lịch sử thể thao thế giới vào mùa hè vừa qua khi trở thành VĐV chuyển giới nữ đầu tiên giành huy chương tại Olympic. Cô là trụ cột giúp tuyển nữ Canada giành huy chương vàng sau hành trình đầy cảm xúc tại Nhật Bản. Đáng chú ý, Quinn không phải là đàn ông chuyển giới thành phụ nữ. Cô sinh ra là người phi nhị giới - không hoàn toàn là nam hay nữ. Tuy nhiên, cô luôn xem mình là cầu thủ chuyển giới nữ và quyết định công khai từ năm 2020 nhằm đấu tranh cho các vận động viên chuyển giới khác.

Mất 1 năm để được là chính mình
Không may mắn như Quinn, tiền đạo chuyển giới người Argentina, Mara Gomez đã mất gần 1 năm đấu tranh để được thi đấu ở giải bóng đá nữ VĐQG nước này. Mara Gomez ký hợp đồng với Villa San Carlos từ tháng 1/2020 nhưng chỉ được ra mắt CLB này vào cuối tháng 11/2020. Cô mất rất nhiều công sức để thuyết phục LĐBĐ Argentina, bao gồm việc chứng minh lượng testosterone của mình đạt chuẩn của VĐV nữ theo quy định của Uỷ ban Olympic Quốc tế (IOC). Mara Gomez cũng đi vào lịch sử khi trở thành cầu thủ chuyển giới đầu tiên được ra sân tại giải bóng đá nữ VĐQG Argentina.

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x