Chiêu 'cấp đông cầu thủ' của Man City, CFG và 13 CLB chư hầu

HẢI AN
11:59 ngày 30-05-2023
Bằng việc mua ồ ạt tài năng trẻ trên toàn thế giới, rồi đem dự trữ tại các CLB nằm trong hệ sinh thái City Football Group (CFG) thông qua các hợp đồng cho mượn hay bán cực rẻ, Man City và CFG đã thao túng luật cấm sở hữu quá 8 cầu thủ trẻ quốc tế của FIFA. Đây cũng là cách Man City và CFG “cấp vốn” trá hình cho các CLB vệ tinh.
Chiêu 'cấp đông cầu thủ' của Man City, CFG và 13 CLB chư hầu

LỖ HỔNG PHÁP LÝ TO NHƯ CHUỒNG BÒ CỦA FIFA

Ante Palaversa là tiền vệ phòng ngự 18 tuổi khi Man City ký hợp đồng với anh vào tháng 1/2019 với mức phí khoảng 7 triệu bảng. Mùa 2019/20, Palaversa thi đấu cho CLB Oostende (Bỉ), mùa tiếp theo anh đến Getafe (Tây Ban Nha) và mùa 2021/22 khoác áo Kortrijk (Bỉ), tất cả đều dưới dạng cho mượn. Sau đó, Hè 2022, anh gia nhập Troyes (Pháp) với mức phí bèo bọt.

Palaversa là 1 trong 4 cầu thủ chuyển từ Man City sang Troyes vào năm ngoái. Luka Ilic cũng chuyển đến vào mùa Hè 2022, trong khi Marlos Moreno và Erik Palmer-Brown đến vào tháng 1/2022. Tổng số thời gian của các cầu thủ này ở Man City lên tới 18 năm nhưng không ai chơi cho CLB lấy 1 giây.

Việc họ chuyển đến Troyes - một CLB trong cùng hệ thống City Football Group (CFG) với Man City - diễn ra khi FIFA đang chuẩn bị đưa ra giới hạn về số lượng cầu thủ mà CLB có thể cho mượn tại bất kỳ thời điểm nào. Các quy tắc này đã được chuẩn bị trong nhiều năm và có hiệu lực vào tháng 7/2022. 

Mục tiêu của quy tắc gồm 3 phần: ngăn chặn việc dự trữ tài năng, khuyến khích các CLB phát triển cầu thủ (không chỉ cho mượn) và khuyến khích cân bằng cạnh tranh.

Việc Troyes có được 4 cầu thủ từ Man City miễn phí hay mức phí vài xu là một điều may mắn cho họ. Không có quy tắc nào bị phá vỡ, nhưng quy định mới của FIFA có một lỗ hổng to bằng cửa chuồng bò. Hoàn toàn không có gì ngăn cản các tổ chức theo mô hình “nhiều CLB” nắm trong tay nhiều CLB và trữ cầu thủ ở đó.

Sự thống trị của Man City tại Premier League bắt nguồn từ việc thuê một trong những HLV vĩ đại nhất mọi thời đại và chiều sâu vô song trong một đội hình tiêu tốn mức phí chuyển nhượng kỷ lục thế giới 924 triệu bảng. 

Man City và CFG thâu tóm tài năng trẻ rồi đem cho các CLB vệ tinh mượn

Tổ chức CIES Football Observatory đã tính toán chi phí trung bình cho các cầu thủ trong đội hình xuất phát của Man City mùa này là 525 triệu bảng. Về bản chất, Man City đang có 2 cầu thủ trị giá 50 triệu bảng ở mỗi vị trí. Man City không chỉ chi tiêu lớn, họ đã chi tiêu tốt. 

Mùa trước, Man City mua Erling Haaland với giá 51,2 triệu bảng. Jack Grealish (100 triệu bảng) là vụ mua sắm lớn nhất vào Hè 2021. Ở đầu bên kia, học viện của Man City cũng đang đào tạo ra những tài năng. Phil Foden là người nổi bật nhất trong 3 cầu thủ trưởng thành ở đội một hiện tại.

Nhưng nguồn cung tài năng của Man City không bắt đầu và kết thúc với những ngôi sao được mua với giá cao và những cầu thủ tự phát triển. Giữa hai nhóm đó là một nhóm cầu thủ khác, mà chúng ta sẽ gọi là “cầu thủ cấp đông”, được Man City ký hợp đồng từ khắp nơi trên thế giới khi họ vừa chớm nở.

Sau đó, họ được lưu giữ trong sổ sách của Man City trong nhiều năm mà không cần họ thi đấu. Phần lớn thời gian của nhóm cầu thủ này đến các CLB trong mạng lưới CFG theo dạng cho mượn. Bốn cầu thủ của Man City đều chuyển đến Troyes nằm trong nhóm này.

DOPING TÀI CHÍNH & XẢO TRÁ SỔ SÁCH

Man City đã ký hợp đồng với 36 cầu thủ “cấp đông” chỉ trong thập kỷ qua. Bạn có thể đã nghe nói về một số người trong số họ: Aaron Mooy của Celtic, Douglas Luiz của Aston Villa, hoặc Pedro Porro của Tottenham. Họ không chơi phút nào cho Man City trong tổng cộng 6 năm ở CLB.

Hay như Florian Lejeune, Ruben Sobrino, Ilic hay Palaversa. Họ cũng chẳng thi đấu phút nào cho Man City dù cho tổng số thời gian tại CLB là 11 năm. Tính tổng thể, 36 ngôi sao “cấp đông” đã có 127 năm trong sổ sách của Man City, ngốn của CLB tổng cộng 99,67 triệu bảng.

Đây chính là nguồn máu mà Man City và CFG bơm cho các CLB nằm trong hệ sinh thái, những đội bóng không có tiền để mua những tài năng như vậy. Điều này đã gây ra sự phản đối đặc biệt ở Tây Ban Nha vào năm 2017, khi CLB Girona được Man City cho mượn 5 cầu thủ: Douglas Luiz, Marlos Moreno, Aleix Garcia, Pablo Maffeo và Olarenwaju Kayode. 

5 thương vụ này diễn ra ngay sau khi CFG mua 44,3% cổ phần CLB Girona vào tháng 8/2017, cùng thời điểm Pere, anh trai của Pep Guardiola cũng mua 44,3% cổ phần. Chủ tịch La Liga Javier Tebas cáo buộc Man City chơi “doping tài chính” và “xảo trá sổ sách” để lách các quy tắc giới hạn chi tiêu của La Liga áp dụng cho Girona

CFG là ví dụ lớn nhất của các tổ chức đa CLB đang phát triển và mở rộng nhanh chóng trong những năm gần đây. CFG hiện có 13 CLB trong hệ thống sở hữu, hoặc đồng sở hữu hoặc có quan hệ đối tác chính thức, nằm ở 13 quốc gia trải dài khắp các châu lục, trừ châu Phi.

Chính sách “cấp đông cầu thủ” của Man City và CFG đã lách qua quy tắc mới của FIFA giới hạn bất kỳ CLB nào có tối đa 8 cầu thủ được cho mượn xuyên quốc gia (kể từ tháng 7/2022), và con số này sẽ trở thành 7 vào tháng 7 này và giảm xuống còn 6 vào tháng 7/2024.

Rõ ràng, quy tắc của FIFA về sở hữu cầu thủ trẻ có một lỗ hổng lớn. Các nguồn tin của FIFA cho rằng các nhóm gồm nhiều CLB đang đưa ra các vấn đề không có câu trả lời dễ dàng. Một phát ngôn viên cho biết: “Ở giai đoạn này, chúng tôi không thể thảo luận về các kịch bản này”.

Man City “tốt” thật
Giới hạn chi tiêu của Girona trong mùa giải 2015/16 là 2,6 triệu bảng, chỉ đủ khả năng mua 1 cầu thủ là Pedro Alcala, với giá 75.000 bảng. Họ cũng đã bán 1 cầu thủ là Florian Lejeune cho Man City với giá khoảng 225.000 bảng và Man City đã cho Girona mượn luôn cầu thủ này ở mùa giải đó. Đồng thời, Man City mua một cầu thủ khác là Ruben Sobrino với giá 180.000 bảng và ngay lập tức cho Girona mượn.

 

Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
28
+46
64
2
28
+39
64
3
27
+34
60
4
29
+18
56
5
28
+17
53
6
28
0
47
7
29
-4
44
8
28
+6
42
9
28
-2
41
10
28
+11
40
11
27
+2
39
12
29
-1
38
13
28
-11
35
14
28
-16
27
15
28
-12
26
16
29
-18
22
17
28
-10
21
18
29
-16
21
19
29
-34
17
20
28
-49
15

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x