Manchester City, mô hình siêu CLB của tương lai

Minh Việt Minh Việt
13:59 ngày 17-02-2018
“Chúng tôi đang xây dựng mô hình bóng đá của tương lai, chứ không phải chỉ là một CLB tập hợp nhiều ngôi sao”, đó là thông điệp trên một bức tường ở học viện bóng đá City Football Academy.
Manchester City, mô hình siêu CLB của tương lai
9 năm sau ngày mua lại Man xanh, giới chủ Arab đang làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt đội bóng. Họ mở học viện bóng đá, tạo ra mạng lưới 6-7 đội bóng vệ tinh khắp thế giới để phục vụ cho thầy trò Pep Guardiola. Họ cũng có nền tảng tài chính vững mạnh… Tất cả đang biến Man City trở thành một siêu CLB. 

Khu phức hợp hiện đại nhất 
Năm 2008, Sheikh Mansour mua lại Man City. Chỉ vài tiếng sau khi trở thành lãnh đạo cao nhất của Man xanh, vị tỷ phú người Arab này đã chi ra 32,5 triệu bảng để có Robinho. Đó là bản hợp đồng bom tấn đầu tiên của Man City thời đổi chủ. Tuy nhiên, ngay từ những ngày đầu, Sheikh Mansour đã xác định việc chạy theo ngôi sao không phải là chiến lược của CLB.

“Chúng tôi đang xây dựng một mô hình bóng đá của tương lai, chứ không phải chỉ là một CLB tập hợp nhiều ngôi sao”, đó là thông điệp quan trọng trên một bức tường ở học viện đào tạo trẻ City Football Academy. Thông điệp ấy chính xác là tôn chỉ hoạt động của CLB. 

Những bản hợp đồng “bom tấn” kiểu như Robinho chỉ là một phần nhỏ trong kế hoạch nâng tầm vóc Man City, chứ không phải là tất cả. 9 năm qua, Sheikh Mansour và bộ sậu của mình theo đuổi một mục tiêu duy nhất: Đó là biến Man xanh trở thành đội bóng thống trị không chỉ ở Premier League, mà là toàn cầu. 

Tổ hợp hiện đại City Football Academy của Man City
Tổ hợp hiện đại City Football Academy của Man City

Đào tạo trẻ là bước đi then chốt và quan trọng bậc nhất. Năm 2014, họ đã cho khai trương học viện bóng đá, đào tạo trẻ hiện đại bậc nhất thế giới. Tổng chi phí cho dự án City Football Academy lên tới 150 triệu bảng. Khu học viện này có 16 sân và một sân nhỏ dùng riêng cho các thủ môn tập luyện. Có khoảng 450 cầu thủ tập luyện tại City Football Academy mỗi tuần, tính từ đội U6 cho đến đội 1.

Sự tỷ mỉ tới từng chi tiết là điều dễ nhận thấy ở khu phức hợp này. Tại đây, có riêng một sân tập với mặt cỏ có thể thay đổi sao cho giống nhất với mặt cỏ sân khách mà Man City sắp đá. Cũng có một khu sân được che chắn kín bởi những bức tường cao, cho phép thày trò Pep Guardiola tập kín buổi tập cuối cùng trước một trận đấu.

Toàn bộ sân tập cho đội 1 được che chắn bởi hàng rào cây rậm rạp, hạn chế tối đa việc lộ thông tin nội bộ. Thời còn tập ở sân Carrington cũ, các phóng viên ảnh đã chụp được cảnh HLV Roberto Mancini đánh nhau với Mario Balotelli ở mùa giải 2012/13. Man City không muốn những tin tức nội bộ bị lộ ra ngoài tương tự. 

Brian Marwood, Giám đốc City Football Academy, nhận xét: “Những ông chủ của chúng tôi không chỉ thay đổi vận mệnh của CLB, mà còn thay đổi vận mệnh của cả thành phố. Đây là một trong những dự án độc nhất trong thế giới bóng đá. Có thể chỉ có Red Bull là có mô hình tương tự Man City. Nhưng chúng tôi đang có HLV xuất sắc nhất thế giới và mọi thứ chúng tôi đang có ở đây là cả quá trình chuẩn bị trong 8 năm”.

Mạng lưới vệ tinh khắp thế giới 
Dĩ nhiên, nếu chỉ có xây mới khu City Football Academy hay tập trung nhiều hơn vào đào tạo trẻ thì điều đó chưa thể giúp Man City được coi là mô hình siêu CLB. Sự khác biệt quan trọng nhất giữa Man xanh với phần còn lại nằm ở chỗ khác. Đó là việc các ông chủ Arab đã tạo nên một đế chế Man City với mạng lưới 6 đội bóng vệ tinh khắp thế giới để phục vụ thầy trò Pep Guardiola.

Các sếp ở Man City rất chú trọng đến công tác đào tạo trẻ
Các sếp ở Man City rất chú trọng đến công tác đào tạo trẻ

Để hiểu về mạng lưới này, hãy bắt đầu với cái tên Yangel Herrera. Ngay cả những fan bóng đá cuồng nhiệt nhất hẳn cũng không nhiều người biết về Herrera. Tài năng trẻ mới 19 tuổi này đang đầu quân cho New York City, đội bóng Mỹ mới được thành lập 4 năm trước và là một phần của City Football Group (CFG), công ty mẹ của Man City.

Hồi tháng 6, Herrera được chiêu mộ từ CLB Atletico Venezuela với giá chuyển nhượng không được tiết lộ. Herrera được đánh giá qua một hệ thống chứa dữ liệu của hơn 300.000 cầu thủ mà CFG có được. Và hiện tại, anh cũng chỉ là 1 trong khoảng 1.000 cầu thủ thuộc biên chế CFG. 

Sau khi mua Herrera, Man City lập tức cho New York City mượn, đội bóng đang được dẫn dắt bởi Patrick Vieira. Tại đây, Vieira sẽ có nhiệm vụ tìm kiếm “kim cương thô” cho CFG. Nếu các ông chủ của Man City tính toán chính xác thì Herrera sẽ chơi bóng cho Man City trong tương lai và có thể sẽ trở thành bằng chứng đầu tiên cho thấy mô hình mạng lưới toàn cầu của họ hoạt động tốt.

Mạng lưới toàn cầu mà CFG đang thiết lập gồm những chân rết nào nữa? Ngoài 80% cổ phần New York City, CFG còn mua lại đội bóng Australia là Melbourne Heart rồi đổi tên thành Melbourne City. Họ cũng mua tiếp CLB Uruguay, Atletico Torque.

Ngoài ra, CFG còn có 20% cổ phần ở đội bóng Nhật Bản, Yokohama F.Marinos và 44,3% cổ phần ở Girona, CLB đang đá ở La Liga. CFG cũng ký thỏa thuận hợp tác về việc cho mượn cầu thủ trẻ với đội bóng NAC Breda của giải Hà Lan. Với điều khoản này, họ đã tạo ra sân chơi và cơ hội rèn giũa cho các tài năng trẻ.

Có khoảng 450 cầu thủ tập luyện tại City Football Academy mỗi tuần
Có khoảng 450 cầu thủ tập luyện tại City Football Academy mỗi tuần

CFG đã tạo ra mạng lưới chân rết từ Australia cho đến Nhật Bản, Tây Ban Nha, Uruguay, Anh, Hà Lan và Mỹ. Brian Marwood tiết lộ: “Chúng tôi có ít nhất 10 cầu thủ trẻ trong hệ thống CFG được thi đấu ở giải VĐQG Hà Lan và Tây Ban Nha. Điều đó là vô giá”. Lò đào tạo trẻ của M.U đã sản sinh ra được thế hệ 1992 nổi tiếng. Với mạng lưới của mình, CFG cũng đang hy vọng tạo ra được một thế hệ trẻ tài năng tương tự như M.U.

Đến năm 2015, CFG còn bán lại 13% cổ phần công ty cho China Media Capital với giá gần 400 triệu bảng. Và hiện tại thì tổng giá trị của CFG đã lên tới gần 3 tỷ bảng. Đầu năm 2018, CFG sẽ cho khai trương một khu phức hợp thể thao nữa cho New York City.

Khu phức hợp này cũng được thiết kế bởi kiến trúc sư người Uruguay, Rafael Vinoly, người thiết kế khu City Football Academy ở Man City. Tham vọng của CFG là xây dựng một tổ chức bóng đá toàn cầu đầu tiên trên thế giới. Đây chính là “công viên Disney” trong thế giới bóng đá, mô hình mà các ông chủ Arab tin rằng đó sẽ là tương lai của môn thể thao phổ biến nhất thế giới. 

Hệ thống mạng lưới chân rết không chỉ có nhiệm vụ tìm kiếm “ngọc thô”, mà còn mang lại những lợi nhuận cho CFG từ việc bán cầu thủ. Một ví dụ rõ ràng là Aaron Mooy, tuyển thủ Australia chơi cho Melbourne City trước khi chuyển sang đầu quân cho Huddersfield ở Premier League. Được biết, giá chuyển nhượng của Mooy là khoảng 10 triệu bảng, còn nhiều hơn tổng số tiền mà CFG bỏ ra để mua lại cả đội bóng Australia.


Siêu CLB thống trị bóng đá
Số liệu của tập đoàn kiểm toán Deloitte cho thấy mùa 2015/16, doanh thu của Man City vẫn kém M.U. Cụ thể, Quỷ đỏ kiếm được hơn 600 triệu bảng, còn con số tương tự của Man xanh chỉ là gần 500 triệu bảng. Nhưng khoảng cách về tài chính này cũng sẽ sớm được san lấp. Man City đã ký hợp đồng tài trợ 10 năm trị giá 400 triệu bảng với hãng hàng không Etihad. 

Ông chủ Sheikh Mansour có tổng giá trị tài sản gần 17 tỷ bảng. Không ai khác, chính Sheikh Mansour là ông chủ giàu nhất ở Premier League. CFG cũng sẽ thu lợi nhuận từ việc phát hiện và bán cầu thủ, mà vụ Aaron Mooy là ví dụ. Tóm lại, Man City không chỉ đang sở hữu một khu phức hợp thể thao, một lò đào tạo trẻ chuyên nghiệp, cùng với đó là mạng lưới chân rết khắp thế giới, mà còn có tiềm lực tài chính khủng khiếp. 

Trong kỷ nguyên Sir Alex Ferguson, M.U đã giành 13 chức vô địch Premier League, 2 Champions League. Thành Manchester thời đó chỉ biết đến M.U. Còn Man City chẳng là gì, chỉ là “gã hàng xóm ồn ào”. Nhưng giờ thì quyền lực Manchester đã đổi chiều. Gã hàng xóm ồn ào mà Sir Alex miêu tả ngày nào, giờ đang vượt mặt chính M.U, và sẽ còn là siêu CLB thống trị bóng đá trong tương lai. 

Mô hình mới: Sở hữu “mạng lưới” các CLB

Tập đoàn City Football
Sở hữu toàn bộ hoặc là cổ đông lớn nhất: Manchester City (Anh), New York City (Mỹ), Melbourne City (Australia - ảnh), Club Atlético Torque (Uruguay)
Sở hữu một phần: Girona (Tây Ban Nha), Yokohama Marinos (Nhật Bản)
Đối tác cho mượn cầu thủ: NAC Breda (Hà Lan)

Mạng lưới Red Bull
Sở hữu toàn bộ hoặc là cổ đông lớn nhất: New York Red Bulls (Mỹ), Red Bull Salzburg (Áo), RB Leipzig (Đức), Red Bull Brasil (Brazil)

Mạng lưới Atletico
Sở hữu toàn bộ hoặc là cổ đông lớn nhất: Atletico Madrid (Tây Ban Nha)
Sở hữu một phần: Atlético San Luis (Mexico), Racing Lens (Pháp), Atlético de Kolkata (Ấn Độ)

City Football Academy qua các con số
36 - 36% các cầu thủ thuộc City Football Academy là sinh ra tại Manchester, 25% thuộc Great Manchester và 39% là từ các nơi khác. 
74 - 74% các cầu thủ trẻ của học viện theo học tại trường St Bede’s College vượt qua kỳ thi GCSE với điểm số cao hơn 7 điểm so với điểm trung bình quốc gia. 
7000 - Sức chứa tối đa của sân Academy có thể lên tới 7.000 người
7500 - Có 7.500 công nhân đã làm việc để xây dựng lên City Football Academy
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
35
+57
80
2
34
+50
79
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
33
+15
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-8
48
11
35
-7
46
12
34
-5
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17
  • VIDEO bàn thắng Thể Công Viettel vs PVF-CAND: 2-2, pen: 5-3 (Tứ kết Cúp QG 2023/24) VIDEO bàn thắng Thể Công Viettel vs PVF-CAND: 2-2, pen: 5-3 (Tứ kết Cúp QG 2023/24)

    VIDEO bàn thắng Thể Công Viettel vs PVF-CAND Ở trận tứ kết Cúp QG 2023/24 giữa Thể Công Viettel vs PVF-CAND, 2 đội đã hòa nhau với tỷ số 2-2 sau 90 phút thi đấu chính thức và phải bước vào loạt luân lưu để phân định thắng thua. Kết quả cuối cùng Thể Công Viettel đánh bại PVF-CAND 5-3 ở loạt sút quyết định này. Ghi bàn Thể Công Viettel: Hữu Thắng (15'), Tiến Anh (82') PVF-CAND: Thanh Nhàn (56'), Hiểu Minh (84') Thẻ đỏ Thể Công Viettel: Đức Chiến (62' - 2TV) Xem Cúp Quốc gia Casper 2023/24

  • Pep Guardiola hối hận khi để một cầu thủ rời Man City Pep hối hận khi để một cầu thủ rời Man City

    HLV Pep Guardiola vô cùng hối tiếc khi để một ngôi sao chủ chốt của Man City ra đi vào mùa Hè năm ngoái, và những bản hợp đồng thay thế không lấp đầy được vị trí người này.

  • Tin nóng BĐVN 1/5: Dàn trợ lý thầy Park có thể tái xuất giúp HLV mới hồi sinh bóng đá Việt Nam Tin nóng BĐVN 1/5: Dàn trợ lý thầy Park có thể tái xuất giúp HLV mới hồi sinh bóng đá Việt Nam

    Tin nóng BĐVN 1/5 - Ông Kim Sang Sik nhiều khả năng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ ekip cũ của HLV Park Hang Seo - Indonesia đã công bố nhập tịch thêm 1 thủ môn - U23 Indonesia sẽ tái ngộ trọng tài 'hung thần' khi tranh vé dự Olympic - U23 Việt Nam sẽ nắm trong tay một vài lợi thế nhất định ở VCK U23 châu Á 2026

  • Muốn thắng PSG, Dortmund phải dựa vào 'hàng' MU Muốn thắng PSG, Dortmund phải dựa vào 'hàng' MU

    Sự hợp lý của Dortmund đến ở việc họ có thể khai thác tài năng của những cầu thủ bị coi là người thừa ở đội bóng khác. Marcel Sabitzer và Jadon Sancho không được trọng dụng ở MU nhưng giờ họ đang là niềm hi vọng trước PSG.

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x