Ngoại hạng Anh không chấp nhận sự thống trị

Kinh Thi Kinh Thi
06:54 ngày 09-09-2015
Chỉ một trận thua “sát nút” của M.U là đủ khiến HLV Louis Van Gaal trở thành trung tâm của sự chỉ trích, bất kể ông đã thành công với 3 trận khởi đầu không hề thủng lưới ở Premier League mùa này. Và, vẫn như mọi khi, lại xuất hiện những so sánh giữa M.U hiện tại với “vương triều M.U” của Alex Ferguson.
Ngoại hạng Anh không chấp nhận sự thống trị
Cũng chẳng cần nói M.U làm gì. Thật ra, còn có đội nào đủ sức thống trị Premier League trong thời buổi này?

CHELSEA SUY YẾU QUÁ NHANH
Sẽ có một sự thống trị lâu dài ở Premier League! Sẽ có một “vương triều Chelsea”! Không biết bao nhiêu bài báo với nội dung như thế đã xuất hiện cách đây mới hơn 3 tháng, khi Chelsea của Jose Mourinho vô địch Premier League với khoảng cách 8 điểm trước Manchester City, và với ngôi đầu bảng luôn được giữ vững suốt từ vòng 1 đến vòng 38.


Đáng lưu ý ở chỗ, Chelsea không nhất thiết phải rải tiền mua sắm ngôi sao như trước nữa. Quỹ chuyển nhượng cân bằng với số tiền bán ngôi sao cũng nhiều như tiền mua ngôi sao mới. Lực lượng Chelsea đồng đều đến nỗi rất khó xác định đâu là ngôi sao vượt trội, dù Eden Hazard lãnh giải cầu thủ xuất sắc nhất Premier League. Lực lượng tuyệt vời ấy lại được dẫn dắt bởi Jose Mourinho - “ngôi sao” sáng nhất trong làng huấn luyện khoảng chục năm nay. Giới quan sát mà không bàn về một thế thống trị thì xem ra cũng không được!

Vậy mà bây giờ, đội bóng đang lăm le thống trị Premier League chỉ đứng thứ 13 sau 4 vòng đấu, thắng 1, hòa 1 và thua đến 2. Thậm chí, những gì Chelsea thể hiện trong mùa bóng này còn đủ sức gợi ra đề tài về khả năng sa thải HLV Mourinho! Tất nhiên, thế cũng hơi... quá đáng. 4 vòng đầu tiên chưa thể nói lên nhiều điều. Dù sao đi nữa, bây giờ mà ai bàn về khả năng Chelsea thống trị Premier League thì rất dễ “hứng gạch đá”.

MAN CITY Ư?
Vậy, ai có hy vọng thống trị Premier League nếu đấy không phải ĐKVĐ Chelsea? Như đã nói, 4 vòng đầu tiên chỉ là giai đoạn “khởi động”, không có giá trị xác nhận Man City sẽ đoạt lại chức vô địch trong mùa bóng này. Vẫn biết, Raheem Sterling đã gia nhập và ngay lập tức có những đóng góp quan trọng về mặt chuyên môn đối với hàng công của Man City. Anh giúp David Silva tỏa sáng. Anh đem lại sức trẻ, tốc độ, và cả... tương lai cho Man City. Nhưng Premier League là nơi người ta có thể đánh mất khoảng cách 8-10 điểm chỉ trong thoáng chốc, có thể mất ngôi vô địch chỉ vì một khoảnh khắc trượt chân.


Trong lúc này, chưa thể bàn nhiều về chức vô địch Premier League... 2015/16 của Man City, vậy thì làm sao có thể nói đến khả năng thống trị. Mùa trước, người ta chẳng cần đợi Chelsea chính thức hóa ngôi cao để đưa ra những nhận xét về sự già nua, cũ kỹ của “nhà giàu mới” Man City. Phải thay HLV Manuel Pellegrini! Và phải chuẩn bị thay các lão tướng đã chậm hẳn hoặc chững lại, như Yaya Toure hoặc Vincent Kompany! Hóa ra, đấy lại là những cầu thủ đang phát huy tốt vai trò dẫn dắt trong mùa bóng này.

Nếu như “bất ngờ Chelsea” nằm ở chỗ đội này gây thất vọng quá nhanh trong tư cách ĐKVĐ thì ngược lại, bất ngờ của Man City lại nằm ở chỗ họ đang dẫn đầu Premier League một cách vững chắc, sau khi đã có dấu hiệu “lão hóa”. Rất khó kỳ vọng vào cả một kỷ nguyên thành công nơi đội bóng này.

SỰ VIỂN VÔNG CỦA GIỚI HÂM MỘ M.U
Nói vậy để thấy, những ai so sánh M.U trong thời buổi này với kỷ nguyên hoành tráng dưới thời Alex Ferguson là khá xa rời thực tế. Chỉ so sánh thôi cũng đã khập khiễng, nói gì đến việc chờ đợi một sự phục hưng như ngày nào. Dù là M.U hay bất cứ đội mạnh nào khác, cũng khó có thể thiết lập hẳn một thời kỳ thống trị trên sân cỏ Anh.


Đành rằng Premier League thú vị, hấp dẫn ở chỗ giải đấu này luôn đầy ắp tính bất ngờ. Nhưng cần nói thêm: M.U bây giờ không thể thành công như xưa chẳng phải vì bản thân đội chủ sân Old Trafford đã thay đổi, cũng chẳng phải vì HLV bây giờ chỉ là Louis Van Gaal (xin lỗi, chưa chắc Ferguson đã bằng Van Gaal, trong vài khía cạnh). Vấn đề là Premier League bây giờ đã thay đổi. 

Kể cả khi Van Gaal xây dựng được một M.U xuất sắc hơn thế hệ của Beckham, Scholes, Giggs, Neville đi nữa, họ cũng không thể thống trị Premier League, không thể vô địch 7 lần trong 9 mùa bóng như những gì Ferguson làm được. Quá đơn giản: Premier League bây giờ không cho phép điều đó xảy ra lần nữa.

Chức vô địch chính là “liều thuốc độc”
Năm 2009, HLV Carlo Ancelotti xuất hiện, không chỉ là lần đầu tiên ở Chelsea mà ở cả làng bóng Anh nói chung. Khi ấy, ông đã là HLV nức tiếng, vô địch từ Serie A đến Champions League, đến Club World Cup. Và ông vô địch Premier League ngay trong lần đầu cầm quân. Ở mùa kế tiếp, Chelsea về nhì. Ancelotti lập tức bị sa thải. Thời điểm? Chỉ 2 giờ sau trận cuối cùng. “Chỉ về nhì” là quá thất vọng đối với đội bóng vừa vô địch mùa trước!

Đấy là chuyện lạ? Chưa chắc, nếu hỏi Roberto Mancini. Năm 2012, ông này giúp Manchester City đăng quang lần đầu tiên ở Premier League (và là lần đầu tiên trong 44 năm ở giải vô địch Anh, lần thứ 3 trong toàn bộ lịch sử CLB). Năm 2013, Man City “chỉ” về nhì. Và Mancini cũng bị sa thải như đồng nghiệp Ancelotti ở Chelsea.


Chức vô địch Premier League luôn đổi chủ trong 7 mùa bóng gần đây. Nghĩa là không có ai thống trị được trận địa này? Hỏi thế là quá “xa xỉ”. Một chút ổn định còn không có nổi, làm sao các nhà cầm quân danh giá có được cái điều kiện tối thiểu để thiết lập hẳn một kỷ nguyên cho chính mình. 

Ai cũng hào hứng phát biểu những chuyện xa vời, làm giới hâm mộ sướng rơn trong thời điểm đăng quang. Cứ như, chức vô địch cực kỳ khó khăn vừa đạt được mới chỉ là bước khởi đầu. Còn phải hướng tới tương lai, đại khái như thế. Nhưng “tương lai” thì quá lạnh lùng, khắc nghiệt. ĐKVĐ xuống tới á quân là một bước lùi vĩ đại. Thế là “thay tướng”, kèm theo hệ quả thay cả lực lượng, mục tiêu, triết lý...

Muốn có hẳn một kỷ nguyên thống trị, ít nhất phải có một HLV ổn định. Arsenal là đội duy nhất có được cái điều kiện đầu tiên ấy. Tiếc thay, như thế vẫn chưa đủ. Đã hơn chục năm trôi qua kể từ khi những giá trị cũ kỹ của HLV Arsene Wenger có thể đem lại danh hiệu vô địch Premier League.

Hãy trở lại với câu chuyện của Carlo Ancelotti ở Chelsea và Mancini ở Manchester City. Họ đều vô địch, dĩ nhiên, và đều bị đuổi ngay khi không bảo vệ được danh hiệu ấy. Nhưng còn có chỗ khác biệt: Roberto Mancini vô địch sau 3 mùa cầm quân, chứ không phải ngay mùa đầu tiên như Carlo Ancelotti. 

Sở dĩ ông vẫn tồn tại ở Man City suốt 3 năm đầu vì ông... chưa hề đăng quang. Hóa ra, danh hiệu vô địch chính là “liều thuốc độc” khiến người ta rất dễ bị sa thải ngay mùa kế tiếp. Giới chủ CLB chỉ thất vọng về Mancini sau khi ông đã là nhà vô địch, chứ trước đó thì họ chỉ biết khen ngợi, khuyến khích!
Sử dụng tiếng Việt có dấu. Ký tự còn lại 500.

* Đăng nhập hoặc Đăng ký tài khoản để
bình luận và chia sẻ nhanh hơn

TT
Đội bóng
Trận
+/-
Điểm
1
35
+57
80
2
34
+50
79
3
35
+41
75
4
35
+21
67
5
33
+15
60
6
34
+1
54
7
34
+19
53
8
35
-9
49
9
33
+4
48
10
35
-8
48
11
35
-7
46
12
34
-5
44
13
35
-4
43
14
35
-13
38
15
35
-7
35
16
35
-11
32
17
35
-20
26
18
35
-30
25
19
35
-32
24
20
35
-62
17

Thông tin Toà soạn

Tạp chí Điện tử Bóng Đá

Tổng biên tập:
Nguyễn Tùng Điển
Phó Tổng biên tập:
Thạc Thị Thanh Thảo Nguyễn Hà Thanh Nguyễn Trung Kiên Vũ Khắc Sơn

Địa chỉ liên hệ

Tầng 6 tòa nhà Licogi 13
Số 164 đường Khuất Duy Tiến, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (84.24) 3554 1188 - (84.24) 3554 1199
Fax: (84.24) 3553 9898
Email: toasoan@bongdaplus.vn | vanphong@bongdaplus.vn
 

Liên hệ Quảng cáo

Hotline: 0903 203 412
Email: quangcao@bongdaplus.vn

x